Kinh Cựu Ước năm 2022
Ngày 28 tháng Hai–Ngày 6 tháng Ba. Sáng Thế Ký 28–33: “Quả Thật Có Chúa Ở Nơi Này”


“Ngày 28 tháng Hai–Ngày 6 tháng Ba. Sáng Thế Ký 28–33: ‘Quả Thật Có Chúa Ở Nơi Này,’” Hãy Đến Mà Theo Ta—Dành Cho Hội Thiếu Nhi: Kinh Cựu Ước năm 2022 (năm 2021)

“Ngày 28 tháng Hai–Ngày 6 tháng Ba. Sáng Thế Ký 28–33,” Hãy Đến Mà Theo Ta—Dành Cho Hội Thiếu Nhi: năm 2022

Đền Thờ Tijuana Mexico

Ngày 28 tháng Hai–Ngày 6 tháng Ba

Sáng Thế Ký 28–33

“Quả Thật Có Chúa Ở Nơi Này”

Khi anh chị em đọc Sáng Thế Ký 28–33, hãy suy ngẫm cách những câu chuyện và nguyên tắc trong các chương này có thể ban phước cho trẻ em mà mình giảng dạy.

Ghi Lại Những Ấn Tượng Của Anh Chị Em

hình biểu tượng chia sẻ

Mời Chia Sẻ

Hãy mời các em ném hoặc lăn một quả bóng cho nhau. Khi các em nào bắt được quả bóng, hãy yêu cầu các em ấy chia sẻ một điều chúng đang học được từ Kinh Cựu Ước ở nhà hoặc trong Hội Thiếu Nhi.

hình biểu tượng giảng dạy

Giảng Dạy Giáo Lý: Trẻ Em Nhỏ Tuổi

Sáng Thế Ký 28:10–22

Các giao ước giúp tôi trở về cùng Cha Thiên Thượng.

Trong một giấc mơ, Gia Cốp đã thấy một cái thang dẫn lên thiên thượng. Các bậc thang có thể tượng trưng cho các giao ước mà chúng ta lập với Thượng Đế, bởi vì các giao ước này giúp chuẩn bị cho chúng ta để trở về trong chốn hiện diện của Ngài.

Các Sinh Hoạt Khả Thi

  • Hãy đọc Sáng Thế Ký 28:12–13 cho các em nghe. Giải thích rằng các bậc thang có thể tượng trưng cho các giao ước mà giúp chúng ta trở về với Cha Thiên Thượng. Mời các em giả vờ leo lên một cái thang khi anh chị em nói về những lần chúng ta hứa tuân theo Thượng Đế, chẳng hạn như khi chúng ta chịu phép báp têm, dự phần Tiệc Thánh, hoặc đi đền thờ. Giúp các em nghĩ về những cách thức chúng có thể chuẩn bị để lập giao ước khi chúng chịu phép báp têm.

  • Hãy đọc Sáng Thế Ký 28:15 cho các em nghe và nhấn mạnh các từ “ta ở cùng ngươi” và “ta không bao giờ bỏ ngươi.” Giải thích rằng Thượng Đế đã hứa sẽ luôn ở cùng chúng ta khi chúng ta cố gắng chọn điều đúng. Giúp các em nghĩ về những việc chúng có thể làm nhằm cảm thấy gần gũi hơn với Cha Thiên Thượng và Chúa Giê Su Ky Tô.

Sáng Thế Ký 29:16–28

Tôi nên luôn luôn giữ lời hứa của mình.

Gia Cốp đã đồng ý làm việc cho La Ban trong bảy năm để ông có thể kết hôn với con gái của La Ban là Ra Chên. Gia Cốp đã giữ thỏa thuận này, nhưng La Ban thì không. Hãy cân nhắc việc sử dụng câu chuyện này để dạy các em về tầm quan trọng của việc giữ lời hứa của chúng ta.

Các Sinh Hoạt Khả Thi

  • Hãy đọc Sáng Thế Ký 29:18, 20 cho các em nghe, và giải thích rằng Gia Cốp đã giữ lời hứa của ông để làm việc cho La Ban trong bảy năm để ông có thể kết hôn với Ra Chên, mặc dù đây là một thời gian làm công rất dài (xin xem thêm chương “Gia Cốp và Gia Đình Ông,” trong sách Các Câu Chuyện trong Kinh Cựu Ước). Giúp các em nghĩ về những điều chúng có thể hứa với người khác. Tại sao điều quan trọng là phải giữ lời hứa của chúng ta? Giúp các em hiểu rằng một giao ước là một lời hứa thiêng liêng giữa Thượng Đế và mỗi người chúng ta. Chia sẻ chứng ngôn của anh chị em rằng Cha Thiên Thượng và Chúa Giê Su Ky Tô luôn luôn giữ lời hứa của Hai Ngài.

Sáng Thế Ký 33:1–4

Cha Thiên Thượng và Chúa Giê Su Ky Tô có thể giúp tôi yêu thương gia đình mình.

Hầu hết các trẻ em biết việc giận dữ với một người anh chị em là như thế nào. Câu chuyện về cách Gia Cốp và Ê Sau khắc phục cơn giận dữ của họ đối với nhau có thể soi dẫn các em.

Gia Cốp và Ê Sau đang ôm lấy nhau

Hình ảnh minh họa Gia Cốp và Ê Sau đang ôm lấy nhau, do Robert T. Barrett thực hiện

Các Sinh Hoạt Khả Thi

  • Hãy giúp các em nhớ lại lý do Ê Sau đã giận dữ với Gia Cốp (xin xem Sáng Thế Ký 27:41 hoặc chương “Gia Cốp và Ê Sau,” trong sách Các Câu Chuyện trong Kinh Cựu Ước). Yêu cầu các em cho anh chị em thấy một khuôn mặt giận dữ trông như thế nào. Giải thích rằng sau nhiều năm, Gia Cốp đã sợ đến thăm Ê Sau. Yêu cầu các em cho anh chị em thấy một khuôn mặt sợ hãi trông như thế nào. Chúng ta nên làm gì khi sợ hãi? Mời các em giả vờ cầu nguyện trong lúc anh chị em đọc điều mà Gia Cốp nói trong lời cầu nguyện của ông (xin xem Sáng Thế Ký 32:11). Sau đó hãy đọc trong Sáng Thế Ký 33:4 về điều đã xảy ra khi Ê Sau gặp Gia Cốp. Yêu cầu các em cho anh chị em thấy xem vẻ mặt của Gia Cốp và Ê Sau có thể đã trông như thế nào khi họ gặp lại nhau.

  • Hãy cho thấy bức hình của Gia Cốp và Ê Sau trong đại cương này. Hãy để cho các em mô tả điều chúng thấy trong bức hình đó. Nói với các em rằng đã có hiềm khích giữa hai người anh em này, nhưng họ đã chọn để tha thứ cho nhau. Giúp các em nghĩ về cách chúng có thể bày tỏ tình thương yêu nhiều hơn đến một ai đó trong gia đình của mình, cũng như Gia Cốp và Ê Sau đã bày tỏ tình thương yêu lẫn nhau.

hình biểu tượng giảng dạy

Giảng Dạy Giáo Lý: Trẻ Em Lớn Tuổi

Sáng Thế Ký 28:10–22

Các giao ước giúp tôi trở về cùng Cha Thiên Thượng.

Anh chị em có thể sử dụng giấc mơ của Gia Cốp về cái thang dẫn lên thiên thượng để dạy các em rằng việc tuân giữ các giao ước chuẩn bị chúng ta để bước vào sự hiện diện của Thượng Đế.

Các Sinh Hoạt Khả Thi

  • Hãy mời các em đọc Sáng Thế Ký 28:10–15 và sau đó vẽ tranh về giấc mơ của Gia Cốp. Yêu cầu các em chia sẻ bức tranh của chúng. Giải thích rằng cái thang này tượng trưng cho cách để Gia Cốp trở về cùng Thượng Đế. Thượng Đế đã ban cho điều gì để giúp chúng ta trở về cùng Ngài? (xin xem trang sinh hoạt của tuần này). Nhắc cho các em nhớ về giao ước báp têm của chúng. Việc sống theo giao ước này mang chúng ta đến gần hơn với Thượng Đế như thế nào?

  • Hãy cho thấy một bức hình đền thờ, và viết lên trên bảng các cụm từ then chốt trong Sáng Thế Ký 28:15–17, chẳng hạn như: “Ta ở cùng ngươi”, “Quả thật có Chúa ở nơi này”, “Đền Đức Chúa Trời”, hoặc “Cửa của trời.” Mời các em tìm kiếm các cụm từ này. Nói cho các em biết về cách mà đền thờ và các giao ước đền thờ giúp anh chị em cảm thấy gần gũi hơn với Chúa.

Sáng Thế Ký 29:16–30

Tôi tin ở sự thành thật.

Gia Cốp đã giữ lời hứa của ông để phục vụ La Ban trong bảy năm, nhưng La Ban đã lừa ông. Làm thế nào anh chị em có thể sử dụng câu chuyện này để giúp các em hiểu tầm quan trọng của việc thành thật ngay cả khi những người khác không thành thật?

Các Sinh Hoạt Khả Thi

  • Hãy cùng nhau đọc Sáng Thế Ký 29:16–30, và giúp các em tóm lược các sự kiện trong những câu này. Gia Cốp đã phản ứng như thế nào về việc bị lừa? Chúng ta có thể học được gì từ câu chuyện này?

  • Hãy viết lên trên bảng Điều gì xảy ra khi chúng ta không thành thật?Điều gì xảy ra khi chúng ta thành thật? Mời các em tìm kiếm các câu trả lời bằng cách đọc mục “Tính Thành Thật và Liêm Chính” (trong tài liệu Cổ Vũ Sức Mạnh của Giới Trẻ [năm 2011], trang 19).

Sáng Thế Ký 32:6–11; 33:1–4

Cha Thiên Thượng và Chúa Giê Su Ky Tô có thể giúp tôi yêu thương gia đình mình.

Ê Sau đã tức giận với Gia Cốp, và Gia Cốp đã sợ gặp lại Ê Sau, ngay cả sau 20 năm xa cách. Nhưng Gia Cốp đã cầu xin được giúp đỡ, và Ê Sau đã có thể khắc phục cơn giận dữ của mình. Làm thế nào anh chị em có thể sử dụng câu chuyện này để dạy các em về tầm quan trọng của việc yêu thương gia đình chúng ta?

Các Sinh Hoạt Khả Thi

  • Hãy hỏi các em xem chúng nhớ được điều gì về mối quan hệ giữa Gia Cốp và Ê Sau (xin xem Sáng Thế Ký 27:41 hoặc chương “Gia Cốp và Ê Sau,” trong sách Các Câu Chuyện trong Kinh Cựu Ước). Giải thích rằng sau khi đi xa trong khoảng 20 năm, Gia Cốp sắp gặp lại Ê Sau. Cùng nhau đọc Sáng Thế Ký 32:6–11. Gia Cốp đã cảm thấy như thế nào? Ông đã làm gì để được giúp đỡ? Hãy làm chứng rằng chúng ta có thể cầu xin Cha Thiên Thượng giúp đỡ khi những mối quan hệ gia đình trở nên khó khăn. Cùng nhau đọc Sáng Thế Ký 33:1–4 để khám phá xem Chúa đã đáp lại lời cầu nguyện của Gia Cốp như thế nào.

  • Hãy chia sẻ một kinh nghiệm cá nhân hoặc một câu chuyện từ tạp chí của Giáo Hội về cách để bày tỏ tình yêu thương mạnh mẽ hơn trong gia đình chúng ta. Đồng thời mời các em chia sẻ những kinh nghiệm của chúng. Chúng ta có thể làm gì khi một người trong gia đình giận dữ với mình? Để tìm hiểu điều Đấng Cứu Rỗi phán dạy chúng ta phải làm, xin xem Ma Thi Ơ 5:43–45.

hình biểu tượng học tập

Khuyến Khích Việc Học Tập ở Nhà

Hãy mời các em chia sẻ trang sinh hoạt của tuần này với gia đình chúng để giúp chúng học hỏi và ghi nhớ giấc mơ của Gia Cốp.

Cải Thiện Việc Giảng Dạy Của Chúng Ta

Hãy sử dụng hình ảnh để giúp trẻ em hiểu các câu chuyện trong thánh thư. Trẻ em thường học tốt hơn khi chúng có thể nhìn vào hình ảnh của các câu chuyện trong thánh thư hoặc lời giảng dạy. Ví dụ, anh chị em có thể cho thấy một bức hình từ đại cương của tuần này trong tài liệu Hãy Đến Mà Theo Ta—Dành Cho Cá Nhân và Gia Đình.