Kinh Cựu Ước năm 2022
Ngày 28 tháng Ba–Ngày 3 tháng Tư. Xuất Ê Díp Tô Ký 7–13: “Hãy Kỷ Niệm Ngày Này, Là Ngày Ngươi Ra Khỏi Xứ Ai Cập”


“Ngày 28 tháng Ba–Ngày 3 tháng Tư. Xuất Ê Díp Tô Ký 7–13: ‘Hãy Kỷ Niệm Ngày Này, Là Ngày Ngươi Ra Khỏi Xứ Ai Cập,’” Hãy Đến Mà Theo Ta—Dành Cho Hội Thiếu Nhi: Kinh Cựu Ước năm 2022 (năm 2021)

“Ngày 28 tháng Ba–Ngày 3 tháng Tư. Xuất Ê Díp Tô Ký 7–13,” Hãy Đến Mà Theo Ta—Dành Cho Hội Thiếu Nhi: năm 2022

Hình Ảnh
Môi Se, A Rôn, và Pha Ra Ôn

Hình ảnh minh họa Môi Se và A Rôn trong cung điện của Pha Ra Ôn, do Robert T. Barrett thực hiện

Ngày 28 tháng Ba–Ngày 3 tháng Tư

Xuất Ê Díp Tô Ký 7–13

“Hãy Kỷ Niệm Ngày Này, Là Ngày Ngươi Ra Khỏi Xứ Ai Cập”

Khi anh chị em đọc Xuất Ê Díp Tô Ký 7–13, hãy nghĩ về cách mà lẽ thật trong các chương này củng cố đức tin của anh chị em nơi Chúa Giê Su Ky Tô. Làm thế nào anh chị em có thể giúp các trẻ em mà mình dạy có được một kinh nghiệm tương tự?

Ghi Lại Những Ấn Tượng Của Anh Chị Em

Hình Ảnh
hình biểu tượng chia sẻ

Mời Chia Sẻ

Hãy đặt một vài bức hình tượng trưng cho những thứ trong Xuất Ê Díp Tô Ký 7–13 (Chẳng hạn như một con ếch, ruồi, và một con cừu) dưới một tấm khăn trên bàn. Mời một vài em lấy một trong bức hình từ dưới tấm khăn, và mời cả lớp chia sẻ điều chúng học được về bức hình đó ở nhà trong tuần này.

Hình Ảnh
hình biểu tượng giảng dạy

Giảng Dạy Giáo Lý: Trẻ Em Nhỏ Tuổi

Xuất Ê Díp Tô Ký 7–11

Chúa có quyền năng đối với tất cả mọi thứ.

Dân Y Sơ Ra Ên đã bị giam cầm và không thể tự giải thoát, nhưng Chúa đã cho thấy quyền năng của Ngài và giải cứu họ. Anh chị em có thể sử dụng câu chuyện này để giúp các trẻ em tin cậy nơi Chúa và quyền năng của Ngài như thế nào?

Các Sinh Hoạt Khả Thi

  • Hãy đọc các câu đã chọn từ Xuất Ê Díp Tô Ký 7–11 để dạy các em về mười tai vạ mà Chúa đã giáng xuống dân Ai Cập (xin xem thêm chương “Tiên Tri Môi Se,” trong sách Các Câu Chuyện trong Kinh Cựu Ước). Mời các em vẽ tranh mô tả một số tai vạ này. Yêu cầu các em giơ tranh của chúng lên khi anh chị em và các em ôn lại về các tai vạ này. Đọc những cụm từ trong Xuất Ê Díp Tô Ký 7:59:14 để giải thích tại sao Chúa đã giáng các tai vạ này xuống Ai Cập.

  • Hãy chia sẻ với các em về cách mà Chúa đã cho anh chị em thấy rằng “khắp thế gian chẳng có ai bằng [Ngài]” (Xuất Ê Díp Tô Ký 9:14). Hãy để các em chia sẻ xem làm thế nào chúng biết được rằng Chúa có đầy quyền năng.

Xuất Ê Díp Tô Ký 12:1–13; 13:10

Lễ Tiệc Thánh có thể giúp tôi tưởng nhớ đến Chúa Giê Su Ky Tô.

Lễ Vượt Qua đã dạy cho dân Y Sơ Ra Ên về Đấng Cứu Rỗi và sự hy sinh của Ngài cho chúng ta một ngày nào đó. Ngày nay, chúng ta dự phần Tiệc Thánh để tưởng nhớ đến sự hy sinh của Chúa Giê Su.

Hình Ảnh
mọi người đang dự phần Tiệc Thánh

Tiệc Thánh giúp chúng ta tưởng nhớ đến Chúa Giê Su Ky Tô.

Các Sinh Hoạt Khả Thi

  • Hãy sử dụng Xuất Ê Díp Tô Ký 12:1–13 để nói cho các em biết điều Chúa đã phán bảo dân Y Sơ Ra Ên phải làm để có thể được giải cứu khỏi tai vạ cuối cùng (xin xem thêm chương “Lễ Vượt Qua,” trong sách Các Câu Chuyện trong Kinh Cựu Ước). Cho xem bức hình Chúa Giê Su Đang Ôm một Con Chiên Đi Lạc (Sách Họa Phẩm Phúc Âm, số 64), và chỉ ra những điểm tương đồng giữa con chiên được sử dụng trong Lễ Vượt Qua và Chúa Giê Su Ky Tô, Chiên Con của Thượng Đế.

  • Hãy yêu cầu các em kể ra những việc chúng ta làm để ghi nhớ những sự kiện quan trọng chẳng hạn như ngày sinh nhật và ngày lễ. Đọc Xuất Ê Díp Tô Ký 13:10, và giải thích rằng Chúa đã phán bảo con cái Y Sơ Ra Ên phải kỷ niệm Lễ Vượt Qua hằng năm để giúp họ ghi nhớ rằng Ngài đã giải cứu họ khỏi dân Ai Cập. Một số cách để chúng ta có thể ghi nhớ rằng Chúa Giê Su đã cứu chúng ta khỏi tội lỗi và cái chết là gì?

  • Nếu có thể, hãy đến bàn Tiệc Thánh với các em, và nói về cách mà Tiệc Thánh giúp chúng ta tưởng nhớ đến Chúa Giê Su Ky Tô. Cùng nhau hát “Lòng Tôi Khiêm Nhu Chúa Ơi” (Thánh Ca và Các Bài Ca Thiếu Nhi, trang 26–27) hoặc một bài hát nghiêm trang khác về Chúa Giê Su Ky Tô. Giúp các em chú ý đến cảm giác bình an có được khi chúng nghĩ về Đấng Cứu Rỗi, và mời chúng tìm kiếm cảm giác đó khi dự phần Tiệc Thánh.

  • Hãy cho các em những tờ giấy với những từ “Tôi có thể tưởng nhớ đến Chúa Giê Su Ky Tô trong lễ Tiệc Thánh bằng việc …” được viết trên cùng. Mời các em vẽ tranh để chúng có thể nhìn ngắm trong lễ Tiệc Thánh nhằm giúp chúng tưởng nhớ đến Chúa Giê Su.

Hình Ảnh
hình biểu tượng giảng dạy

Giảng Dạy Giáo Lý: Trẻ Em Lớn Tuổi

Xuất Ê Díp Tô Ký 7–11

Chúa có quyền năng để giải thoát cho tôi.

Trẻ em thường gặp thử thách và cần Chúa giúp đỡ chúng. Câu chuyện về mười tai vạ mà Chúa đã giáng xuống để giải thoát cho dân Y Sơ Ra Ên có thể giúp các em hiểu rằng Ngài cũng có quyền năng để giúp đỡ chúng.

Các Sinh Hoạt Khả Thi

  • Hãy cho mỗi em một tờ giấy được chia thành mười phần, và mời các em vẽ tranh về các tai vạ được miêu tả trong những câu này: Xuất Ê Díp Tô Ký 7:17–18; 8:1–4; 8:16–17; 8:20–22; 9:1–6; 9:8–9; 9:22–23; 10:4–5; 10:21–22; 11:4–7. Các tai vạ này dạy chúng ta điều gì về quyền năng của Thượng Đế? Tại sao lại là điều quan trọng để biết về quyền năng của Ngài?

  • Hỏi các em về những lần chúng cảm thấy cần Chúa giúp đỡ. Ngài có thể giúp chúng ta như thế nào trong những tình huống này? Khuyến khích các em nói về những lần chúng hoặc gia đình chúng kinh nghiệm được quyền năng của Chúa trong cuộc sống của mình. Chia sẻ chứng ngôn của anh chị em rằng Chúa có quyền năng để giúp chúng ta.

Xuất Ê Díp Tô Ký 8:28–32; 9:7

Chúa có thể giúp tôi có được sự mềm lòng.

Pha Ra Ôn đã chọn để chai đá trong lòng khi Chúa phán bảo ông phải giải thoát dân Y Sơ Ra Ên. Làm thế nào anh chị em có thể soi dẫn các trẻ em mình dạy để chúng chọn có được sự mềm lòng nhằm sẵn sàng phục vụ Chúa và thực hiện ý muốn của Ngài?

Các Sinh Hoạt Khả Thi

  • Hãy mang đến lớp một vật cứng, chẳng hạn như một hòn đá, và một vật mềm, chẳng hạn như một miếng bọt biển. Cùng đọc với các em một vài câu thánh thư miêu tả cách Pha Ra Ôn phản ứng với các tai vạ mà Chúa giáng xuống (xin xem Xuất Ê Díp Tô Ký 8:28–32; 9:7), và hỏi các em xem vật nào phù hợp nhất để thể hiện tấm lòng hoặc thái độ của Pha Ra Ôn. Việc mềm lòng có nghĩa là gì? (xin xem Mô Si A 3:17).

  • Hãy liệt kê cùng với cả lớp những hành động mà có thể cho thấy rằng chúng ta chai đá trong lòng (ví dụ, gây gổ với một người anh chị em hoặc không sẵn lòng cầu nguyện). Làm thế nào chúng ta có thể cho Chúa thấy rằng chúng ta muốn được mềm lòng?

Xuất Ê Díp Tô Ký 11:5–6; 12:1–13

Lễ Vượt Qua tượng trưng cho quyền năng chuộc tội của Chúa Giê Su Ky Tô.

Lễ Vượt Qua dạy cho con cái Y Sơ Ra Ên rằng Chúa đã giải thoát họ khỏi Ai Cập. Lễ Vượt Qua cũng tượng trưng cho sự hy sinh chuộc tội của Chúa Giê Su Ky Tô để giải thoát chúng ta khỏi tội lỗi và cái chết. Ngày nay, lễ Tiệc Thánh giúp chúng ta tưởng nhớ đến sự hy sinh của Chúa Giê Su Ky Tô cho chúng ta. Việc giảng dạy các em về Lễ Vượt Qua có thể giúp chúng có được một kinh nghiệm đầy ý nghĩa hơn với lễ Tiệc Thánh.

Các Sinh Hoạt Khả Thi

  • Hãy yêu cầu một số em đọc Xuất Ê Díp Tô Ký 11:5–6 để tìm hiểu về tai vạ cuối cùng mà Chúa giáng xuống dân Ai Cập. Yêu cầu các em khác đọc Xuất Ê Díp Tô Ký 12:3, 5–7, 13 để tìm hiểu xem con cái Y Sơ Ra Ên đã được giải cứu khỏi tai vạ đó như thế nào.

  • Để giúp các em hiểu rằng Đấng Cứu Rỗi chính là Chiên Con giải cứu chúng ta, hãy cho xem bức hình của một con cừu. Mời các em đọc Xuất Ê Díp Tô Ký 12:3–7 để biết xem Thượng Đế muốn dân Ngài sử dụng loại cừu nào cho bữa ăn của Lễ Vượt Qua. Con cừu này giống như Chúa Giê Su Ky Tô như thế nào? (Ví dụ, Chúa Giê Su là hoàn hảo, và Chúa Giê Su đã đổ máu của Ngài để cứu chúng ta.) Những biểu tượng nào khác giúp chúng ta nghĩ về Chúa Giê Su Ky Tô?

  • Hãy cùng nhau đọc lời cầu nguyện Tiệc Thánh (xin xem Giáo Lý và Giao Ước 20:77, 79). Lễ Tiệc Thánh tương tự như Lễ Vượt Qua như thế nào? Chúng ta có thể làm gì để nghĩ về Chúa Giê Su trong lễ Tiệc Thánh?

  • Hãy chia sẻ với các em một trong những bài thánh ca Tiệc Thánh ưa thích của anh chị em (xin xem Thánh Ca và Các Bài Ca Thiếu Nhi, trang 16–27), và nói về cách bài thánh ca đó giúp anh chị em tưởng nhớ đến sự hy sinh của Đấng Cứu Rỗi. Mời các em chia sẻ một bài thánh ca mà cũng giúp chúng như vậy.

Hình Ảnh
hình biểu tượng học tập

Khuyến Khích Việc Học Tập ở Nhà

Mời các trẻ em chia sẻ với gia đình điều chúng đã học được về Chúa Giê Su Ky Tô trong Hội Thiếu Nhi hôm nay.

Cải Thiện Việc Giảng Dạy Của Chúng Ta

Hãy giúp các trẻ em hình dung ra câu chuyện. Khi các trẻ em có thể hình dung về điều chúng đang học, chúng sẽ có nhiều khả năng để nhớ điều đó hơn. Hãy tìm cách để giúp các trẻ em hình dung ra những câu chuyện trong thánh thư bằng cách sử dụng các phương pháp trực quan như hình ảnh, tranh vẽ, đoạn video, con rối, hoặc tiểu phẩm.

In