Kinh Cựu Ước năm 2022
Ngày 8–14 tháng Tám. Thi Thiên 1–2; 8; 19–33; 40; 46: “Đức Giê Hô Va Là Đấng Chăn Giữ Tôi”


“Ngày 8–14 tháng Tám. Thi Thiên 1–2; 8; 19–33; 40; 46: ‘Đức Giê Hô Va Là Đấng Chăn Giữ Tôi,’” Hãy Đến Mà Theo Ta—Dành Cho Hội Thiếu Nhi: Kinh Cựu Ước năm 2022 (năm 2021)

“Ngày 8–14 tháng Tám. Thi Thiên 1–2; 8; 19–33; 40; 46,” Hãy Đến Mà Theo Ta—Dành Cho Hội Thiếu Nhi: năm 2022

Hình Ảnh
Chúa Giê Su bước cùng với đàn chiên

The Lord Is My Shepherd (Đức Giê Hô Va là Đấng Chăn Giữ Tôi), tranh do Yongsung Kim họa, havenlight.com

Ngày 8–14 tháng Tám

Thi Thiên 1–2; 8; 19–33; 40; 46

“Đức Giê Hô Va là Đấng Chăn Giữ Tôi”

Đại cương này gợi ý một số đoạn thánh thư tuyệt vời trong Thi Thiên mà sẽ ban phước cho các trẻ em, nhưng đừng cảm thấy bị giới hạn chỉ dùng những đoạn này. Hãy tuân theo hướng dẫn của Thánh Linh.

Ghi Lại Những Ấn Tượng Của Anh Chị Em

Hình Ảnh
hình biểu tượng chia sẻ

Mời Chia Sẻ

Trước một vài ngày, hãy mời một vài em mang đến lớp những hình vẽ tượng trưng cho những điều mà chúng và gia đình chúng đọc trong Thi Thiên trong tuần này, chẳng hạn như một người chăn chiên (xin xem Thi Thiên 23:1), một cái ly (xin xem Thi Thiên 23:5), hoặc một trái tim (xin xem Thi Thiên 24:4). Mời các em nói về những hình vẽ của chúng và một câu thánh thư trong Thi Thiên mà đề cập đến các hình vẽ đó.

Hình Ảnh
hình biểu tượng giảng dạy

Giảng Dạy Giáo Lý: Trẻ Em Nhỏ Tuổi

Thi Thiên 19:1; 33:5

“Các từng trời rao truyền sự vinh hiển của Đức Chúa Trời.”

Thi Thiên 1933 dạy rằng chúng ta có thể tìm thấy bằng chứng về sự vinh hiển và lòng nhân từ của Thượng Đế nơi những tạo vật tuyệt đẹp của Ngài ở xung quanh chúng ta. Giúp các em học cách nhận biết bàn tay của Thượng Đế trong thế giới xung quanh chúng.

Các Sinh Hoạt Khả Thi

  • Cho các em xem một số hình ảnh về những điều tuyệt vời mà Thượng Đế đã sáng tạo, hoặc cùng nhau nhìn ra ngoài cửa sổ để thấy những điều này. Hỏi các em xem chúng yêu thích điều gì về những tạo vật của Cha Thiên Thượng. Đọc to Thi Thiên 19:1 hoặc 33:5, và hỏi các em xem chúng cảm thấy thế nào về Cha Thiên Thượng khi nhìn thấy những tạo vật của Ngài.

  • Mời các em chọn ra một điều gì đó mà Thượng Đế đã tạo dựng và vẽ tranh về điều đó hoặc chia sẻ với gia đình mình.

Thi Thiên 23

“Chúa là Đấng chăn giữ tôi.”

Nếu các em có thể học được từ khi còn nhỏ rằng Chúa là Đấng chăn giữ chúng, thì chúng sẽ có nhiều khả năng hơn để đi theo Ngài “vào các lối công bình.”

Các Sinh Hoạt Khả Thi

  • Đưa cho mỗi em một bản sao của trang sinh hoạt của tuần này, hoặc đưa cho mỗi em một bức hình từ trang sinh hoạt. Mời các em lắng nghe khi anh chị em đọc Thi Thiên 23. Yêu cầu các em chỉ vào hoặc giơ cao một bức hình khi chúng nghe bức hình đó được đề cập trong Thi Thiên. Làm chứng rằng Chúa Giê Su chăm sóc cho chúng ta, cũng như một người chăn chiên chăm sóc cho những con cừu của người ấy.

  • Nói cho các em biết những cách mà anh chị em biết rằng Đấng Cứu Rỗi yêu thương mình. Mời các em lần lượt đứng lên và chia sẻ một số cách mà chúng biết là Chúa Giê Su thương yêu chúng. Cùng nhau hát một bài hát để có thể cho các em ý tưởng, chẳng hạn như “Cảm Tạ Cha Yêu Dấu” (Thánh Ca và Các Bài Ca Thiếu Nhi, trang 61).

Thi Thiên 30:5

Chúa Giê Su Ky Tô có thể biến nỗi buồn thành niềm vui.

Suy ngẫm cách mà anh chị em có thể giúp các em có được chứng ngôn của riêng chúng về niềm vui mà Chúa Giê Su Ky Tô ban cho chúng ta khi chúng ta buồn.

Các Sinh Hoạt Khả Thi

  • Mời các em giả vờ khóc trong lúc anh chị em đọc từ Thi Thiên 30:5: “Sự khóc lóc đến trọ ban đêm.” Sau đó bảo chúng hãy vui mừng khi anh chị em đọc: “Nhưng buổi sáng bèn có sự vui mừng.” Lặp lại cụm từ này một vài lần, và làm chứng với các em rằng nhờ có Chúa Giê Su Ky Tô, những nỗi buồn mà chúng ta cảm thấy trong cuộc sống này có thể được thay thế bằng niềm vui.

  • Cho thấy một bức hình của Đấng Cứu Rỗi, và nói cho các em biết về một số điều Ngài đã làm cho anh chị em mà mang đến cho anh chị em niềm vui. Cho mỗi em một cơ hội để cầm bức hình và chia sẻ điều Chúa Giê Su đã làm mà mang lại cho chúng niềm vui.

Hình Ảnh
hình biểu tượng giảng dạy

Giảng Dạy Giáo Lý: Trẻ Em Lớn Tuổi

Thi Thiên 23; 27–28; 32; 46

Chúa ban cho tôi sự bình an, sức mạnh, và sự hướng dẫn.

Nhiều đoạn thánh thư trong Thi Thiên làm chứng về các phước lành từ Chúa trong cuộc sống chúng ta. Anh chị em có thể sử dụng Thi Thiên để giúp các em học cách tin cậy và hướng về Ngài.

Các Sinh Hoạt Khả Thi

  • Viết lên trên bảng Chúa là . Hãy để các em chọn ít nhất một trong những câu thánh thư sau để đọc: Thi Thiên 23:1; 27:1; 28:1; 28:7; 32:7; 46:1. Yêu cầu các em hoàn thành câu trên bảng bằng cách sử dụng điều chúng học được từ câu thánh thư của mình. Giúp các em thảo luận điều mà những dấu hiệu này dạy chúng ta về Chúa.

  • Cho các em thấy bức hình của một chiên con. Yêu cầu chúng kể ra một số điều mà một chiên con cần để được an toàn và khỏe mạnh, và khuyến khích chúng tìm thêm ý kiến trong Thi Thiên 23:1–4. Sau đó cho thấy bức hình của một đứa trẻ. Chúng ta cần gì để được an toàn và khỏe mạnh về phần thuộc linh? Cùng nhau đọc Thi Thiên 23, và hỏi các em xem những điều mà người chăn chiên làm trong đoạn Thi Thiên này có thể được so sánh như thế nào với những điều mà Chúa Giê Su Ky Tô làm cho chúng ta.

Hình Ảnh
Đền Thờ Concepción Chile

Chúng ta phải trong sạch và thanh khiết về mặt thuộc linh để được vào chốn hiện diện của Chúa.

Thi Thiên 24:3–4

Để bước vào đền thờ, chúng ta cần có “tay trong sạch và lòng thanh khiết.”

Khi các em mong muốn được vào đền thờ một ngày nào đó, hãy giúp chúng hiểu rằng chúng có thể chuẩn bị bằng cách trở nên trong sạch về mặt thuộc linh qua Sự Chuộc Tội của Đấng Cứu Rỗi.

Các Sinh Hoạt Khả Thi

  • Cho các em thấy bức hình của một đền thờ. Mời các em đọc Thi Thiên 24:3 và tìm kiếm những từ mà nhắc cho chúng nhớ về đền thờ. Sau đó hãy cùng nhau đọc câu 4 để biết xem ai có thể bước vào đền thờ (hãy giải nghĩa những từ không quen thuộc). Làm thế nào mà đôi tay chúng ta trở nên dơ bẩn? Làm thế nào mà đôi tay và tấm lòng chúng ta trở nên dơ bẩn về mặt thuộc linh? Chúng ta làm sạch đôi tay của mình như thế nào? Đấng Cứu Rỗi giúp chúng ta làm sạch đôi tay và tấm lòng của mình về mặt thuộc linh như thế nào? (Nếu có ích, hãy giải thích rằng “tay” trong câu này có thể tượng trưng cho hành động của chúng ta và “lòng” có thể tượng trưng cho những ước muốn của chúng ta.)

  • Ôn lại với các em các yêu cầu để được nhận một giấy giới thiệu đi đền thờ (xin xem Russell M. Nelson, “Lời Bế Mạc,” Liahona, tháng Mười Một năm 2019, trang 120–22; hoặc mời một thành viên trong giám trợ đoàn đến để thảo luận về các yêu cầu này với cả lớp). Mời các em chọn một điều mà chúng cảm thấy được soi dẫn để làm nhằm chuẩn bị để được xứng đáng bước vào đền thờ.

Thi Thiên 46:10

“Hãy yên lặng và biết rằng ta là Đức Chúa Trời.”

Việc dành thời gian để giữ nghiêm trang và tĩnh lặng, mặc cho những ồn ào xung quanh chúng ta, có thể giúp chúng xây đắp chứng ngôn của mình rằng Thượng Đế hằng sống.

Các Sinh Hoạt Khả Thi

  • Giúp các em học thuộc lòng dòng đầu tiên từ Thi Thiên 46:10: “Hãy yên lặng và biết rằng ta là Đức Chúa Trời.” Thảo luận với các em về ý nghĩa của việc giữ “yên lặng,” cả về mặt thể chất lẫn tinh thần. Hãy chia sẻ với các em một kinh nghiệm mà trong đó việc giữ “yên lặng” đã củng cố chứng ngôn của anh chị em về Cha Thiên Thượng. Yêu cầu các em chia sẻ bất kỳ kinh nghiệm nào chúng có. Tại sao việc giữ yên lặng là một cách quan trọng để biết rằng Thượng Đế hằng sống?

  • Mời các em xem lại với anh chị em những điều chúng làm trong một ngày điển hình. Giúp các em nghĩ đến những thời điểm trong ngày mà chúng có thể cố giữ “yên lặng” và cảm thấy gần gũi với Cha Thiên Thượng. Khuyến khích các em hãy đặt ra mục tiêu để tận dụng những khoảnh khắc như vậy trong tuần tiếp theo để củng cố chứng ngôn của chúng về Cha Thiên Thượng.

  • Mời các em liệt kê ra một số điều chúng ta có thể làm để tự mình biết rằng Cha Thiên Thượng là có thật và rằng Ngài thương yêu chúng ta. Mời các em chọn ra một điều gì đó từ bảng liệt kê này mà chúng muốn làm.

Hình Ảnh
hình biểu tượng học tập

Khuyến Khích Việc Học Tập ở Nhà

Mời các em chọn một câu thánh thư mà chúng thích từ Thi Thiên mà chúng đã thảo luận hôm nay. Khuyến khích các em chia sẻ câu thánh thư đó với một người trong gia đình hoặc một người bạn.

Cải Thiện Việc Giảng Dạy Của Chúng Ta

Tập trung vào nhu cầu của trẻ em. Với tư cách là giảng viên, anh chị em ở trong vị thế đặc biệt để hiểu biết nhu cầu của những người mà anh chị em dạy. Kinh nghiệm của anh chị em, sự quen thuộc của anh chị em với các trẻ em, và sự hướng dẫn của Thánh Linh sẽ giúp anh chị em biết những sinh hoạt học tập nào có nhiều khả năng nhất để xây đắp đức tin của chúng nơi Cha Thiên Thượng và Chúa Giê Su Ky Tô.

In