Kinh Cựu Ước năm 2022
Ngày 15–21 tháng Tám. Thi Thiên 49–51; 61–66; 69–72; 77–78; 85–86: “Tôi Sẽ Thuật Điều Ngài Đã Làm cho Linh Hồn Tôi”


“Ngày 15–21 tháng Tám. Thi Thiên 49–51; 61–66; 69–72; 77–78; 85–86: ‘Tôi Sẽ Thuật Điều Ngài Đã Làm cho Linh Hồn Tôi,’” Hãy Đến Mà Theo Ta—Dành Cho Hội Thiếu Nhi: Kinh Cựu Ước năm 2022 (năm 2021)

“Ngày 15–21 tháng Tám. Thi Thiên 49–51; 61–66; 69–72; 77–78; 85–86,” Hãy Đến Mà Theo Ta—Dành Cho Hội Thiếu Nhi: năm 2022

Hình Ảnh
Chúa Giê Su đang cầm đèn

Saving That Which Was Lost (Cứu Sự Đã Mất), tranh do Michael T. Malm họa

Ngày 15–21 tháng Tám

Thi Thiên 49–51; 61–66; 69–72; 77–78; 85–86

“Tôi Sẽ Thuật Điều Ngài Đã Làm cho Linh Hồn Tôi”

Tấm gương của anh chị em với tư cách là người học phúc âm có thể có ảnh hưởng mạnh mẽ đối với các em. Hãy chia sẻ với các em những kinh nghiệm thuộc linh trong việc học hỏi phúc âm của anh chị em.

Ghi Lại Những Ấn Tượng Của Anh Chị Em

Hình Ảnh
hình biểu tượng chia sẻ

Mời Chia Sẻ

Chia sẻ với các em một câu trong Thi Thiên, một bài thánh ca, hoặc bài hát của trẻ em mà có thể giúp anh chị em cảm nhận được tình thương yêu của Đấng Cứu Rỗi. Hãy cho mỗi em một cơ hội để làm như vậy.

Hình Ảnh
hình biểu tượng giảng dạy

Giảng Dạy Giáo Lý: Trẻ Em Nhỏ Tuổi

Thi Thiên 51:10

Khi tôi mắc sai lầm, Chúa Giê Su Ky Tô có thể giúp tôi thay đổi.

Giúp các em hiểu rằng lỗi lầm là một phần của cuộc sống trần thế và rằng chúng ta có thể được Chúa Giê Su Ky Tô giúp đỡ để vượt qua những lỗi lầm đó.

Các Sinh Hoạt Khả Thi

  • Chia sẻ một câu chuyện đơn giản, từ cuộc sống của anh chị em hoặc từ tạp chí Friend hoặc Liahona, về một đứa trẻ đã lựa chọn sai nhưng đã được Đấng Cứu Rỗi giúp đỡ để trở nên tốt hơn. Đọc to Thi Thiên 51:10 và chia sẻ niềm vui mà anh chị em cảm nhận được khi Đấng Cứu Rỗi giúp cho anh chị em có được “một lòng trong sạch” và “một thần linh ngay thẳng.”

  • Cho các em thấy trang sinh hoạt của tuần này. Chỉ vào mỗi bức hình, và yêu cầu các em miêu tả điều chúng thấy. Đọc những phần chú thích để giúp các em học hỏi về sự hối cải và sự tha thứ.

Thi Thiên 71:8

Tôi có thể nói cho người khác biết về Chúa Giê Su Ky Tô.

Những lời nói chứa đầy đức tin của một đứa trẻ có quyền năng đặc biệt để làm động lòng người khác. Hãy cho các em sự tự tin rằng chứng ngôn của chúng nơi Chúa Giê Su Ky Tô có thể giúp đỡ người khác.

Hình Ảnh
hai bé trai đang cùng ngồi trên ghế

Chúng ta có thể nói cho người khác biết về những điều mà Chúa Giê Su đã làm cho mình.

Các Sinh Hoạt Khả Thi

  • Đọc cho các em nghe Thi Thiên 71:8 và vẽ một cái miệng lớn lên trên bảng. Yêu cầu chúng giúp anh chị em làm “đầy” cái miệng với những điều mà chúng ta có thể nói cho người khác biết về Chúa Giê Su Ky Tô.

  • Chuyền quanh lớp học một bức hình của Chúa Giê Su Ky Tô. Yêu cầu các em thay phiên nhau cầm bức hình và nói lên một điều mà chúng biết về Ngài. Ngài đã làm gì cho chúng ta? (Những bức hình trong Sách Họa Phẩm Phúc Âm có thể cung cấp một số ý tưởng.)

Thi Thiên 86:7

Cha Thiên Thượng lắng nghe và đáp ứng những lời cầu nguyện của tôi.

Nhiều đoạn thánh thư trong Thi Thiên giống như những lời cầu xin lên Thượng Đế để được giúp đỡ, hướng dẫn, và bảo vệ. Hãy xem xét làm thế nào anh chị em có thể giúp các em xây đắp đức tin của chúng rằng Cha Thiên Thượng lắng nghe và đáp lời khi chúng cầu nguyện.

Các Sinh Hoạt Khả Thi

  • Hỏi các em xem làm thế nào chúng nói chuyện với những người sống ở xa. Cho chúng thấy những thứ chúng ta có thể dùng để liên lạc, chẳng hạn như một cái điện thoại hoặc một lá thư. Đọc cho các em nghe Thi Thiên 86:7. Làm thế nào chúng ta có thể “kêu cầu cùng” Cha Thiên Thượng? Ngài trả lời chúng ta như thế nào?

  • Mời các em diễn tả những điều chúng thường làm mỗi ngày, chẳng hạn như thức dậy, ăn sáng, sửa soạn đi học, hoặc đi ngủ. Giúp các em tìm ra những thời điểm trong ngày mà chúng có thể cầu nguyện lên Cha Thiên Thượng. Hãy làm chứng rằng chúng ta có thể cầu nguyện lên Ngài bất cứ lúc nào, và Ngài sẽ luôn luôn lắng nghe chúng ta.

  • Cùng nhau hát một bài hát về sự cầu nguyện, chẳng hạn như “Ta Có Nhớ Nguyện Cầu” (Thánh Ca và Các Bài Ca Thiếu Nhi, trang 48). Kể về một lần mà Thượng Đế đã đáp ứng lời cầu nguyện của anh chị em.

Thi Thiên 77:11

“Tôi sẽ nhắc lại công việc của Đức Giê Hô Va.”

Thánh thư có thể xây đắp đức tin của chúng ta nơi Chúa Giê Su Ky Tô bằng cách giúp chúng ta nhớ lại “các phép lạ của Ngài khi xưa.”

Các Sinh Hoạt Khả Thi

  • Đọc cho các em nghe Thi Thiên 77:11 và nói cho chúng biết cách mà anh chị em cố gắng “nhắc lại công việc của Đức Giê Hô Va”, bao gồm những công việc của Ngài trong cuộc sống của anh chị em. Mời các em vẽ tranh để giúp chúng nhớ lại những điều lớn lao mà Ngài đã làm.

  • Cho thấy những hình ảnh từ sách này hoặc từ tài liệu Hãy Đến Mà Theo Ta—Dành Cho Cá Nhân và Gia Đình để nhắc cho các em nhớ lại những câu chuyện chúng đã học trong Kinh Cựu Ước về những điều vĩ đại mà Chúa đã làm cho dân Ngài. Hỏi các em xem chúng thích câu chuyện nào nhất và tại sao.

Hình Ảnh
hình biểu tượng giảng dạy

Giảng Dạy Giáo Lý: Trẻ Em Lớn Tuổi

Thi Thiên 51

Sự hối cải là sự thay đổi trong lòng.

Thi Thiên 51 chứa đựng một vài lẽ thật về sự hối cải. Anh chị em sẽ giúp các em khám phá các lẽ thật này như thế nào?

Các Sinh Hoạt Khả Thi

  • Chỉ định mỗi em để đọc một trong những đoạn thánh thư tham khảo trên trang sinh hoạt của tuần này. Yêu cầu các em tìm kiếm những từ mà dạy chúng một điều gì đó về sự hối cải. Hãy để các em viết những từ này lên trên bảng. Sau khi mọi người đã chia sẻ, hãy hỏi các em xem chúng sẽ trả lời như thế nào khi một người bạn hỏi: “Việc hối cải có nghĩa là gì?”

  • Vẽ hình một trái tim lên trên bảng. Yêu cầu các em kể ra một số tội lỗi mà Sa Tan muốn cám dỗ chúng ta làm. Viết những tội lỗi này vào bên trong trái tim. Yêu cầu các em hãy tìm kiếm từ lòng trong Thi Thiên 51:10, 17. Những câu thánh thư này dạy chúng ta điều gì về sự hối cải? (xin xem thêm câu 6). Giúp các em hiểu rằng ngay cả khi chúng ta ngừng phạm tội, tấm lòng chúng ta vẫn cần phải thay đổi để chúng ta có thể hối cải. Yêu cầu các em xóa những tội lỗi bên trong trái tim ở trên bảng và viết những từ mới mà miêu tả sự thay đổi trong lòng khi chúng ta hối cải. Chia sẻ chứng ngôn của anh chị em rằng Thượng Đế có thể “dựng nên trong [chúng ta] một lòng trong sạch” khi chúng ta hối cải (câu 10).

Thi Thiên 66:16; 77:11; 78:7

“Tôi sẽ nhắc lại công việc của Đức Giê Hô Va.”

Dân Y Sơ Ra Ên đã dạy cho con cái của họ về những phép lạ mà Thượng Đế đã làm cho họ để những đứa trẻ này “để lòng trông cậy nơi Đức Chúa Trời” (Thi Thiên 78:7).

Các Sinh Hoạt Khả Thi

  • Yêu cầu các em chia sẻ với anh chị em một số câu chuyện mà chúng ưa thích từ thánh thư (những hình ảnh từ Sách Họa Phẩm Phúc Âm có thể giúp các em nghĩ ra những câu chuyện ấy). Tại sao các em thích những câu chuyện này? Những câu chuyện này dạy chúng ta điều gì về Chúa? Cùng nhau đọc Thi Thiên 77:11; 78:7. Tại sao việc “nhắc lại công việc của Đức Giê Hô Va” lại quan trọng?

  • Yêu cầu các em đọc Thi Thiên 66:16 và nghĩ về hoặc viết xuống những câu trả lời cho câu hỏi “Chúa đã làm điều gì cho linh hồn tôi?” Sau đó hãy để các em chia sẻ câu trả lời của chúng, nếu chúng muốn. Chúng ta có thể làm gì để “luôn luôn tưởng nhớ” (Mô Rô Ni 4:3; 5:2) đến những điều mà Chúa đã làm cho mình?

Thi Thiên 86:5, 13, 15

Chúa muốn tha thứ.

Khi chúng ta phạm tội, Sa Tan muốn chúng ta nghĩ rằng Chúa sẽ không bao giờ tha thứ cho chúng ta. Giúp các em xây đắp đức tin của chúng rằng Chúa “sẵn tha thứ cho; và ban sự nhân từ dư dật” (Thi Thiên 86:5).

Các Sinh Hoạt Khả Thi

  • Cho thấy một bức hình của Đấng Cứu Rỗi (chẳng hạn như một bức hình trong Hãy Đến Mà Theo Ta—Dành Cho Cá Nhân và Gia Đình), và hỏi các em xem chúng sẽ dùng những từ nào để miêu tả Ngài. Mời các em tìm kiếm những từ mô tả Ngài trong Thi Thiên 86:5, 13, 15. Nếu cần, hãy giúp các em giải nghĩa những từ này. Chúng ta có thể nói gì cho một người bạn mà đang cảm thấy rằng Thượng Đế giận dữ với họ khi họ phạm lỗi?

  • Cùng hát với các em một bài hát mà anh chị em cảm thấy rằng sẽ giúp chúng hiểu về bản tính vị tha của Đấng Cứu Rỗi, chẳng hạn như “Lòng Cảm Kích Vô Cùng” (Thánh Ca và Các Bài Ca Thiếu Nhi, trang 22–23). Chia sẻ chứng ngôn của anh chị em rằng Chúa Giê Su Ky Tô muốn tha thứ chúng ta.

Hình Ảnh
hình biểu tượng học tập

Khuyến Khích Việc Học Tập ở Nhà

Mời mỗi em kể ra một lý do mà chúng thương yêu Cha Thiên Thượng và Chúa Giê Su Ky Tô. Khuyến khích chúng hãy chia sẻ lý do đó với một ai đó trong gia đình. Làm chứng rằng những lời của chúng sẽ ban phước cho người đó.

Cải Thiện Việc Giảng Dạy Của Chúng Ta

Bày tỏ sự tự tin. “Nếu [các em] cảm nhận được rằng anh chị em tin cậy chúng, thì niềm tin của các em vào tiềm năng thiêng liêng của chúng sẽ phát triển. … Hãy truyền đạt một cách trìu mến về việc anh chị em biết rằng các em có thể chịu trách nhiệm cho việc học tập của riêng chúng” (Giảng Dạy theo Cách Của Đấng Cứu Rỗi, trang 28).

In