Kinh Cựu Ước năm 2022
Ngày 1–7 tháng Tám. Gióp 1–3; 12–14; 19; 21–24; 38–40; 42: “Tôi Cũng Còn Nhờ Cậy nơi Ngài”


“Ngày 1–7 tháng Tám. Gióp 1–3; 12–14; 19; 21–24; 38–40; 42: ‘Tôi Cũng Còn Nhờ Cậy nơi Ngài,’” Hãy Đến Mà Theo Ta—Dành Cho Hội Thiếu Nhi: Kinh Cựu Ước năm 2022 (năm 2021)

“Ngày 1–7 tháng Tám. Gióp 1–3; 12–14; 19; 21–24; 38–40; 42,” Hãy Đến Mà Theo Ta—Dành Cho Hội Thiếu Nhi: năm 2022

Hình Ảnh
ba người đàn ông đang trò chuyện với một người đàn ông đang ngồi dưới đất

The Judgments of Job (Sự Phán Xét Gióp), tranh do Joseph Brickey họa

Ngày 1–7 tháng Tám

Gióp 1–3; 12–14; 19; 21–24; 38–40; 42

“Tôi Cũng Còn Nhờ Cậy nơi Ngài”

Khi anh chị em nghiên cứu câu chuyện về Gióp, anh chị em đã tìm được những thông điệp nào cho cuộc sống của chính mình? Anh chị em cảm thấy rằng các trẻ em mà mình dạy cần được nghe thông điệp nào trong những thông điệp đó?

Ghi Lại Những Ấn Tượng Của Anh Chị Em

Hình Ảnh
hình biểu tượng chia sẻ

Mời Chia Sẻ

Cho các em thấy một bức hình của Gióp (xin xem đại cương của tuần này trong tài liệu Hãy Đến Mà Theo Ta—Dành Cho Cá Nhân và Gia Đình). Hỏi các em xem chúng nghĩ rằng người đàn ông trong bức hình đang cảm thấy như thế nào. Mời các em chia sẻ bất cứ điều gì chúng biết về Gióp.

Hình Ảnh
hình biểu tượng giảng dạy

Giảng Dạy Giáo Lý: Trẻ Em Nhỏ Tuổi

Gióp 1–2; 13:15

Cha Thiên Thượng và Chúa Giê Su Ky Tô sẽ giúp tôi trong những lúc khó khăn khi tôi có đức tin nơi Hai Ngài.

Gióp đã tin cậy nơi Thượng Đế và đã luôn trung tín ngay cả khi ông đối mặt với những thử thách khó khăn. Câu chuyện của Gióp có thể giúp các em củng cố đức tin của chúng nơi Cha Thiên Thượng và Chúa Giê Su Ky Tô để chúng có thể được chuẩn bị nhằm đối mặt với những thử thách khó khăn của riêng mình.

Các Sinh Hoạt Khả Thi

  • Mời các em chia sẻ điều chúng biết về Gióp, và giúp chúng hiểu điều đã xảy ra cho ông (xin xem Gióp 1–2; chương “Gióp” trong sách Các Câu Chuyện trong Kinh Cựu Ước). Hỏi các em xem chúng sẽ cảm thấy như thế nào nếu chúng là Gióp. Ai có thể giúp chúng ta khi những chuyện buồn xảy đến cho cuộc sống chúng ta? Cho thấy một bức hình của Chúa Giê Su Ky Tô, và giải thích rằng đức tin của Gióp nơi Chúa đã giúp ông trong những thử thách của ông (xin xem Gióp 1:21).

  • Đọc cho các em nghe những lời của Gióp trong Gióp 13:15: “ta cũng còn nhờ cậy nơi Ngài.” Để giúp các em hiểu ý nghĩa của việc tin cậy Thượng Đế, hãy thảo luận với các em về những người mà chúng tin cậy. Ví dụ, chúng ta tin cậy cha mẹ của mình để làm điều gì? Chúng ta tin cậy những giảng viên của mình để làm điều gì? Chúng ta tin cậy Cha Thiên Thượng và Chúa Giê Su Ky Tô để làm điều gì? Bày tỏ sự tin cậy của anh chị em nơi Cha Thiên Thượng và Chúa Giê Su Ky Tô, và giúp các em nghĩ về những cách mà chúng có thể cho thấy rằng chúng yêu thương và tin cậy Hai Ngài.

Gióp 19:25

Chúa Giê Su Ky Tô là Đấng Cứu Chuộc của tôi.

Gióp đã có thể chịu đựng những thử thách và sự đau khổ của mình nhờ vào đức tin của ông nơi Chúa. Làm cách nào anh chị em sẽ giúp các em xây đắp đức tin của chúng nơi Chúa Giê Su Ky Tô, Đấng Cứu Chuộc của chúng ta?

Các Sinh Hoạt Khả Thi

  • Trưng bày một bức hình của Chúa Giê Su trên thập tự giá hoặc đang được chôn cất trong ngôi mộ (xin xem Sách Họa Phẩm Phúc Âm, các số 57, 58). Mời các em giải thích điều đang diễn ra trong bức hình. Đọc cho các em nghe chứng ngôn của Gióp trong Gióp 19:25. Trưng bày bức hình của Đấng Cứu Rỗi đã được phục sinh (xin xem Sách Họa Phẩm Phúc Âm, các số 59, 60; xin xem thêm trang sinh hoạt của tuần này), và làm chứng rằng Chúa Giê Su Ky Tô đã được phục sinh và là Đấng hằng sống ngày nay. Tại sao chúng ta biết ơn rằng Chúa Giê Su đã được phục sinh?

  • Cho thấy một bức hình của Gióp, và giải thích rằng Gióp chịu nhiều đau đớn bởi vì khắp da ông đều có ung độc. Ông đã mất đi nhà cửa của mình, và con cái ông đều đã qua đời. Nhưng Gióp biết một điều vô cùng quan trọng mà mang đến cho ông niềm an ủi. Đọc to Gióp 19:25, và hỏi các em xem Gióp đã biết điều gì. Chia sẻ với các em làm thế nào anh chị em biết rằng Chúa Giê Su Ky Tô là Đấng hằng sống, và mời các em chia sẻ chứng ngôn của chúng về Ngài.

    Hình Ảnh
    người đàn ông đang nhìn lên trời

    Job (Gióp), tranh do Gary L. Kapp họa

  • Yêu cầu các em tô màu trang sinh hoạt của tuần này. Khi các em tô màu, hãy hát hoặc phát một bài hát về Sự Phục Sinh của Chúa Giê Su, chẳng hạn như “Ngày Nay Chúa Phục Sinh” (Thánh Ca và Các Bài Ca Thiếu Nhi, trang 54). Yêu cầu các em chia sẻ cảm nhận của chúng về Chúa Giê Su, và giúp chúng hiểu rằng chúng ta có thể có được những cảm giác bình an đến từ Đức Thánh Linh để giúp chúng ta biết được rằng Chúa Giê Su Ky Tô có thật.

Hình Ảnh
hình biểu tượng giảng dạy

Giảng Dạy Giáo Lý: Trẻ Em Lớn Tuổi

Gióp 1–2; 12; 19

Cha Thiên Thượng và Chúa Giê Su Ky Tô sẽ giúp tôi vượt qua những thử thách khi tôi có đức tin nơi Hai Ngài.

Ai cũng có những lúc khó khăn, và một số người gặp thử thách trong một thời gian dài. Đức tin của Gióp nơi Thượng Đế đã nâng đỡ ông qua những thử thách của mình. Cân nhắc cách mà câu chuyện này có thể giúp các em xây đắp đức tin của chúng nơi Cha Thiên Thượng và Chúa Giê Su Ky Tô để chúng có thể đối mặt với các thử thách của chúng, bây giờ và trong tương lai.

Các Sinh Hoạt Khả Thi

  • Yêu cầu các em chia sẻ điều chúng biết về câu chuyện của Gióp. Ông ấy là người như thế nào? Điều gì đã xảy đến với ông? Ông đã đối phó với những thử thách của mình như thế nào? Gợi ý cho các em những câu thánh thư trong Gióp 1–2 để giúp chúng kể lại câu chuyện này (xin xem Gióp 1:1, 13–22; 2:7–10; xin xem thêm chương “Gióp” trong sách Các Câu Chuyện trong Kinh Cựu Ước). Mời các em chia sẻ cảm nghĩ của chúng về thông điệp chính trong câu chuyện của Gióp.

  • Trưng bày một số bức hình về việc Chúa Giê Su đang tương tác với những người khác, và hỏi các em xem chúng nghĩ những bức hình này dạy chúng ta rằng Chúa Giê Su Ky Tô là ai và Ngài là Đấng như thế nào. Chúng ta còn biết những điều gì nữa về Ngài? Mời các em đọc một số câu thánh thư sau đây để tìm hiểu một số điều mà Gióp đã biết về Chúa: Gióp 12:10, 13, 16; 19:25–27. Tại sao việc biết được những điều này về Đấng Cứu Rỗi lại có giá trị?

  • Mời các em đọc Gióp 19:14–19, và hỏi các em xem những câu này nói gì về cách những người khác đối xử với Gióp. Chúng ta sẽ cảm thấy thế nào nếu việc này xảy đến với chúng ta? Mời các em đọc Gióp 19:23–27 để tìm hiểu xem Gióp đã tìm được niềm an ủi như thế nào trong tình huống này. Những câu thánh thư này dạy chúng ta điều gì về Đấng Cứu Rỗi? Tại sao là quan trọng để biết rằng Ngài hằng sống và yêu thương chúng ta? (xin xem Giăng 17:3).

  • Cùng nhau hát một bài hát mà làm chứng về Chúa Giê Su Ky Tô, chẳng hạn như “Tôi Biết Rằng Đấng Cứu Chuộc Của Tôi Hằng Sống” (Thánh Ca Và Các Bài Ca Thiếu Nhi, trang 38). Bài hát này gợi ý điều gì về tầm quan trọng của việc có được chứng ngôn rằng Chúa Giê Su Ky Tô là Đấng hằng sống? Nói cho các em hiểu làm thế nào anh chị em biết rằng Đấng Cứu Rỗi hằng sống và lý do tại sao anh chị em biết ơn cho sự hiểu biết đó. Đồng thời khuyến khích các em hãy chia sẻ những cảm nghĩ và chứng ngôn của chúng.

Gióp 19:13–19; 22:5

Những người bạn tốt nâng đỡ và động viên lẫn nhau.

Khi Gióp đang gặp khó khăn, những người bạn của ông nói rằng Thượng Đế đang trừng phạt ông vì ông đã phạm tội. Câu chuyện này có thể giúp anh chị em dạy cho các em biết về một cách phản ứng tốt hơn khi một người bạn gặp khó khăn (xin xem Gióp 16:1–5).

Các Sinh Hoạt Khả Thi

  • Yêu cầu các em ôn lại về nhiều điều khó khăn mà đã xảy đến với Gióp (xin xem Gióp 1:13–19; 2:7). Cùng nhau đọc Gióp 19:14, 19 và tìm hiểu xem những người bạn của Gióp đã phản ứng như thế nào trước những thử thách của ông (xin xem thêm Gióp 22:1–5). Mời các em tưởng tượng rằng chúng là những người bạn của Gióp—chúng sẽ cố gắng giúp đỡ ông như thế nào? Khuyến khích các em hãy nghĩ đến một người bạn mà có thể đang trải qua thời điểm khó khăn và hoạch định một điều gì đó mà chúng có thể làm nhằm cho thấy tình thương yêu và sự hỗ trợ đối với người bạn của chúng.

  • Yêu cầu các em hãy liệt kê một số phẩm chất của một người bạn tốt và kể ra một người bạn mà có những phẩm chất này. Cho thấy một bức hình của Chúa Giê Su Ky Tô. Chúa Giê Su là một người bạn tốt đối với mỗi chúng ta trong những cách thức nào? Làm thế nào chúng ta có thể noi gương Ngài?

Hình Ảnh
hình biểu tượng học tập

Khuyến Khích Việc Học Tập ở Nhà

Mời các em chia sẻ với bạn bè hoặc một người trong gia đình rằng Cha Thiên Thượng và Chúa Giê Su Ky Tô có thể giúp đỡ họ khi gặp khó khăn.

Cải Thiện Việc Giảng Dạy Của Chúng Ta

Làm chứng về các phước lành được hứa. Khi Chúa ban cho một lệnh truyền, Ngài thường hứa ban cho các phước lành khi tuân giữ lệnh truyền đó. Khi anh chị em mời các trẻ em trong Hội Thiếu Nhi để sống theo một nguyên tắc cụ thể, hãy chia sẻ lời hứa của Thượng Đế đã hứa qua những vị tiên tri với những người sống theo nguyên tắc đó. Anh chị em cũng có thể làm chứng về các phước lành mà mình đã nhận được qua việc sống theo nguyên tắc đó.

In