Kinh Cựu Ước năm 2022
Ngày 1–7 tháng Tám. Gióp 1–3; 12–14; 19; 21–24; 38–40; 42: “[Tôi] Cũng Còn Nhờ Cậy Nơi Ngài”


“Ngày 1–7 tháng Tám. Gióp 1–3; 12–14; 19; 21–24; 38–40; 42: ‘[Tôi] Cũng Còn Nhờ Cậy Nơi Ngài,’” Hãy Đến Mà Theo Ta—Dành Cho Cá Nhân và Gia Đình: Kinh Cựu Ước năm 2022 (năm 2021)

“Ngày 1–7 tháng Tám. Gióp 1–3; 12–14; 19; 21–24; 38–40; 42” Hãy Đến Mà Theo Ta—Dành Cho Cá Nhân và Gia Đình: năm 2022

Hình Ảnh
ba người đàn ông đang trò chuyện với một người đàn ông đang ngồi dưới đất

The Judgments of Job (Sự Phán Xét Gióp), tranh do Joseph Brickey họa

Ngày 1–7 tháng Tám

Gióp 1–3; 12–14; 19; 21–24; 38–4042

“[Tôi] Cũng Còn Nhờ Cậy Nơi Ngài”

Trong khi anh chị em đọc về Gióp, Thánh Linh sẽ hướng dẫn anh chị em để khám phá ra những lẽ thật quan trọng liên quan đến mình. Hãy viết xuống điều anh chị em khám phá được, và suy ngẫm cách mà những lẽ thật này áp dụng cho mình.

Ghi Lại Những Ấn Tượng của Anh Chị Em

Là điều tự nhiên khi tự hỏi lý do mà những điều xấu xảy đến với những người tốt—hoặc tương tự, vì sao mà những điều tốt đẹp lại đến với những người xấu. Tại sao Thượng Đế, là Đấng công bằng, lại cho phép điều đó? Chúng ta có thể tìm hiểu những câu hỏi như vậy qua kinh nghiệm của Gióp, một trong những người tốt nhưng gặp phải nhiều điều xấu. Bởi những thử thách của Gióp, bạn bè ông tự hỏi liệu ông có thật sự tốt hay không. Gióp quả quyết là mình ngay chính và tự hỏi liệu Thượng Đế có thật sự công bằng không. Nhưng mặc cho những nỗi đau khổ và băn khoăn của mình, Gióp vẫn giữ vững sự ngay thẳng và đức tin của ông nơi Chúa Giê Su Ky Tô. Trong sách Gióp, đức tin bị nghi ngờ và thử thách nhưng không bao giờ bị bỏ quên hoàn toàn. Điều đó không có nghĩa là tất cả các câu hỏi đều được giải đáp. Nhưng sách Gióp dạy rằng cho đến khi nào mọi thắc mắc được giải đáp, thì các câu hỏi và đức tin vẫn có thể tồn tại chung với nhau, và bất luận điều gì xảy đến trong lúc đó, chúng ta có thể nói với Chúa rằng: “[Tôi] cũng còn nhờ cậy nơi Ngài” (Gióp 13:15).

Để có được thông tin khái quát về sách Gióp, xin xem “Gióp” trong Sách Hướng Dẫn Thánh Thư (scriptures.ChurchofJesusChrist.org).

Hình Ảnh
Learn More image
Hình Ảnh
hình biểu tượng học tập cá nhân

Những Ý Kiến cho Việc Học Thánh Thư Cá Nhân

Gióp 1–3; 12–13

Sự tin cậy của tôi vào Cha Thiên Thượng và Chúa Giê Su Ky Tô có thể giúp tôi vẫn trung tín trong mọi hoàn cảnh.

Những chương mở đầu của sách Gióp là nhằm nhấn mạnh vai trò của Sa Tan với tư cách là kẻ nghịch thù hoặc kẻ buộc tội chúng ta, không nhằm mô tả cách Thượng Đế và Sa Tan thật sự tương tác. Trong khi anh chị em đọc những lời tố cáo của Sa Tan về Gióp (xin xem Gióp 1:9–11; 2:4–5), anh chị em có thể suy ngẫm nếu có những điều y như vậy nói về anh chị em. Anh chị em có thể tự hỏi: Tôi có những lý do nào để tiếp tục trung tín với Thượng Đế? Hãy suy ngẫm những thử thách đã trao cho Gióp và cách ông đáp lại (xin xem Gióp 1:20–22; 2:9–10). Anh chị em học được điều gì từ ông mà có thể giúp anh chị em đối phó với những thử thách của mình?

Mặc dù Gióp đang cố gắng giữ sự trung tín, những thử thách và những nỗi đau khổ của ông vẫn tiếp diễn (lưu ý những lời ai oán của ông trong chương 3). Thực ra, những nỗi đau khổ của ông dường như càng dữ dội hơn, và bạn bè ông cho rằng Thượng Đế đang trừng phạt ông (xin xem Gióp 4–5; 8; 11). Trong khi anh chị em đọc phần trả lời của Gióp trong các chương 12–13, hãy xem xét điều Gióp biết về Thượng Đế mà cho phép ông tiếp tục tin cậy, mặc cho những nỗi đau khổ của ông và những thắc mắc không lời giải đáp. Anh chị em biết điều gì về Thượng Đế mà giúp anh chị em đối mặt với những thử thách? Anh chị em biết đến những lẽ thật này bằng cách nào, và chúng đã củng cố đức tin của anh chị em ra sao?

Gióp 19

Chúa Giê Su Ky Tô là Đấng Cứu Chuộc của tôi.

Đôi khi những lẽ thật quan trọng nhất được mặc khải cho chúng ta giữa sự mịt mùng của nỗi thống khổ tận cùng của chúng ta. Hãy suy ngẫm các thử thách mà Gióp mô tả trong Gióp 19:1–22 và những lẽ thật ông tuyên bố trong Gióp 19:23–27. Rồi suy ngẫm cách mà anh chị em biết rằng Đấng Cứu Rỗi của mình hằng sống. Sự hiểu biết này tạo ra sự khác biệt nào khi anh chị em trải qua những thử thách khó khăn?

Xin xem thêm Giáo Lý và Giao Ước 121:1–12; 122.

Hình Ảnh
người đàn ông đang nhìn lên trời

Job (Gióp), tranh do Gary L. Kapp họa

Gióp 21–24

“Khi Ngài đã thử rèn tôi, tôi sẽ ra như vàng.”

Trong khi đọc thêm về cuộc tranh luận giữa Gióp và bạn bè ông về những lý do đằng sau nỗi đau khổ của Gióp, anh chị em có thể suy ngẫm cách mình sẽ trả lời câu hỏi trọng tâm trong cuộc tranh luận của họ: Tại sao người ngay chính đôi khi chịu đau khổ và người tà ác đôi khi không bị trừng phạt? Hãy nghĩ về điều này trong khi anh chị em đọc Gióp 21–24. Anh chị em biết gì về Cha Thiên Thượng và kế hoạch của Ngài mà có thể giúp cung ứng câu trả lời? Ví dụ, xin xem 2 Nê Phi 2:11–13; Mô Si A 23:21–23; 24:10–16; Áp Ra Ham 3:22–26; Dallin H. Oaks, “Tương Phản trong Mọi Sự Việc,” Liahona, tháng Năm năm 2016, trang 114–117.

Xin xem thêm L. Todd Budge, “Sự Tin Cậy Kiên Định và Kiên Cường,” Liahona, tháng Mười Một năm 2019, trang 47–49.

Gióp 38; 40; 42

Tầm nhìn của Thượng Đế thì cao rộng hơn của tôi.

Nản lòng vì những lời buộc tội của bạn bè mình (xin xem Gióp 16:1–5; 19:1–3), Gióp lặp lại lời kêu cầu Thượng Đế để tìm kiếm lời giải thích cho nỗi đau khổ của mình (xin xem Gióp 19:6–7; 23:1–931). Anh Cả Neal A. Maxwell nhận xét rằng “khi chúng ta quá thiếu kiên nhẫn với kỳ định của một Thượng Đế toàn tri,” dường như giống với Gióp, “chúng ta thật sự cho rằng chúng ta biết điều gì là tốt nhất. Suy nghĩ đó không kỳ lạ sao—chúng ta, những kẻ mang đồng hồ đeo tay lại tìm cách khuyên bảo Đấng điều khiển thời gian và lịch trình của vũ trụ” (“Hope through the Atonement of Jesus Christ,” Ensign, tháng Mười Một năm 1998, trang 63). Hãy suy ngẫm những lời này trong khi anh chị em đọc phản hồi của Thượng Đế dành cho Gióp trong các chương 3840. Ngài đang dạy Gióp những lẽ thật nào? Tại sao những lẽ thật này lại quan trọng cho chúng ta để hiểu được khi chúng ta vật lộn với nghịch cảnh và những thắc mắc trong trần thế này? Điều gì gây ấn tượng cho anh chị em về lời đáp của Gióp trong Gióp 42:1–6?

Hình Ảnh
hình biểu tượng gia đình học tập

Ý Kiến cho Việc Học Thánh Thư Với Gia Đình và Buổi Họp Tối Gia Đình

Gióp 1:20–22.Để hiểu điều Gióp có lẽ cảm thấy, như được mô tả trong những câu này, gia đình anh chị em có thể đọc “Gióp” trong Các Câu Chuyện trong Kinh Cựu Ước hoặc diễn theo Gióp 1:13–22. Chúng ta có thể học được điều gì từ tấm gương của Gióp?

Gióp 14:14.Chúng ta trả lời câu hỏi của Gióp trong câu này như thế nào? An Ma 11:42–44 có thể giúp chúng ta ra sao?

Gióp 16:1–5.Chúng ta có khi nào giống những người bạn của Gióp, phê phán và chỉ trích ông khi ông cần sự an ủi không? (xin xem Gióp 16:1–4; xin xem thêm Giăng 7:24). Làm thế nào lời nói của chúng ta có thể củng cố người khác khi họ đau buồn? (xin xem Gióp 16:5).

Gióp 19:23–27.Sau khi đọc những câu này, mọi người trong gia đình có thể chia sẻ cách mà họ biết rằng Đấng Cứu Chuộc của chúng ta hằng sống. Anh chị em có thể cùng nhau viết những chứng ngôn của mình (hoặc hình vẽ của con cái về Đấng Cứu Rỗi) trong một quyển sách, như là nhật ký gia đình (xin xem câu 23). Anh chị em cũng có thể hát một bài làm chứng về Đấng Cứu Rỗi, như là bài “Tôi Biết Rằng Đấng Cứu Chuộc của Tôi Hằng Sống” (Thánh Ca và Các Bài Ca Thiếu Nhi, trang số 38), và chia sẻ những cụm từ giúp củng cố đức tin của anh chị em nơi Ngài.

Gióp 23:8–11.Ý nghĩa của việc “sẽ ra” từ những thử thách của chúng ta “như vàng” là gì? Chúng ta có biết ai đã làm được điều này không? Các em nhỏ có thể thích tạo ra một vật gì đó và viết những từ ngữ trong câu 10 lên trên nó. Anh chị em cũng có thể thảo luận cách Chúa Giê Su Ky Tô đã vượt qua những thử thách của Ngài (xin xem Lu Ca 22:41–44; Giáo Lý và Giao Ước 19:16–19).

Để có thêm ý kiến giảng dạy cho trẻ em, xin xem đại cương tuần này trong sách Hãy Đến Mà Theo Ta—Dành Cho Hội Thiếu Nhi.

Bài hát đề nghị: “Tôi Biết Rằng Đấng Cứu Chuộc của Tôi Hằng Sống,” Thánh Ca và Các Bài Ca Thiếu Nhi, trang 38.

Cải Thiện Việc Học Tập Cá Nhân

Hãy tưởng tượng. Những sự hiểu biết sâu sắc đầy ý nghĩa có thể đến khi chúng ta cố gắng hóa thân thành các nhân vật trong thánh thư. Ví dụ, việc đặt mình vào trong hoàn cảnh của Gióp có thể giúp anh chị em suy ngẫm mối quan hệ của mình với Cha Thiên Thượng và Chúa Giê Su Ky Tô.

Hình Ảnh
những người đàn ông nói chuyện với một người đang ngồi dưới đất

Job and His Friends (Gióp và Những Người Bạn của Ông, tranh do Ilya Repin họa

In