Kinh Cựu Ước năm 2022
Ngày 15–21 tháng Tám. Thi Thiên 49–51; 61–66; 69–72; 77–78; 85–86: “Tôi Sẽ Thuật Điều Ngài Đã Làm cho Linh Hồn Tôi”


“Ngày 15–21 tháng Tám. Thi Thiên 49–51; 61–66; 69–72; 77–78; 85–86: ‘Tôi Sẽ Thuật Điều Ngài Đã Làm cho Linh Hồn Tôi,’” Hãy Đến Mà Theo Ta—Dành Cho Cá Nhân và Gia Đình: Kinh Cựu Ước năm 2022 (năm 2021)

“Ngày 15–21 tháng Tám. Thi Thiên 49–51; 61–66; 69–72; 77–78; 85–86,” Hãy Đến Mà Theo Ta—Dành Cho Cá Nhân và Gia Đình: năm 2022

Hình Ảnh
Chúa Giê Su đang cầm đèn

Saving That Which Was Lost (Cứu Sự Đã Mất), tranh do Michael T. Malm họa

Ngày 15–21 tháng Tám

Thi Thiên 49–51; 61–66; 69–72; 77–78; 85–86

“Tôi Sẽ Thuật Điều Ngài Đã Làm cho Linh Hồn Tôi”

Đại cương này chỉ ra một số đề tài giáo lý được đề cập đến trong các bài thánh thi này. Trong khi anh chị em học, những từ ngữ, hình ảnh, hoặc ý kiến nào đó có thể nổi bật đối với anh chị em. Anh chị em cảm thấy Chúa đang cố gắng dạy mình điều gì?

Ghi Lại Những Ấn Tượng của Anh Chị Em

Các tác giả Thi Thiên đã chia sẻ những cảm nghĩ cá nhân sâu sắc trong bài thơ của họ. Họ viết về cảm giác chán nản, sợ hãi, và đau thương. Đôi khi, thậm chí họ dường như cảm thấy bị Thượng Đế bỏ rơi, và một vài bài thánh thi mang một âm điệu thất vọng hoặc tuyệt vọng. Nếu anh chị em từng có những cảm giác như vậy, thì việc đọc Thi Thiên có thể giúp anh chị em biết rằng mình không phải là người duy nhất như thế. Nhưng anh chị em cũng sẽ tìm được những vần thơ có thể khích lệ mình khi có những cảm giác đó, bởi vì các nhà thơ cũng đã ca ngợi Chúa vì lòng nhân từ của Ngài, kinh ngạc trước quyền năng Ngài, và vui mừng trong sự thương xót của Ngài. Họ biết rằng thế gian thật nặng nề bởi sự tà ác và tội lỗi, nhưng Chúa là “thiện, sẵn tha thứ cho” (Thi Thiên 86:5). Họ hiểu rằng việc có đức tin nơi Chúa không có nghĩa là anh chị em sẽ không bao giờ vật lộn với nỗi lo lắng, tội lỗi, hoặc sợ hãi. Điều đó có nghĩa là anh chị em biết Đấng mà mình cần hướng về trong những lúc ấy.

Hình Ảnh
hình biểu tượng học tập cá nhân

Những Ý Kiến cho Việc Học Thánh Thư Cá Nhân

Thi Thiên 49; 62:5–12

Sự cứu chuộc chỉ đến qua Chúa Giê Su Ky Tô.

Thi Thiên 49 có một sứ điệp dành cho cả “người hạ lưu hay là thượng lưu, người giàu có cũng như người nghèo nàn” (câu 2). Anh chị em đoán sứ điệp đó là gì? Anh chị em cảm thấy Thi Thiên 62:5–12 bổ sung điều gì vào sứ điệp đó?

Việc đọc những bài thi ca này có thể thúc giục anh chị em suy ngẫm những cách mà một số người đặt niềm tin của họ vào một điều gì đó không phải Thượng Đế để được cứu chuộc (xin xem Thi Thiên 49:6–7). Cuộc sống của anh chị em được ảnh hưởng như thế nào bởi chứng ngôn của anh chị em rằng “Đức Chúa Trời sẽ chuộc linh hồn tôi khỏi quyền âm phủ”? (câu 15).

Xin xem thêm Châm Ngôn 28:6; An Ma 34:8–17.

Thi Thiên 51; 85–86

Nhờ lòng thương xót của Đấng Cứu Rỗi, tôi có thể được tha thứ các tội lỗi của mình.

Lời nài xin lòng thương xót trong Thi Thiên 51 được cho là của Vua Đa Vít, người đã phạm tội tà dâm và giết người (xin xem 2 Sa Mu Ên 11). Thậm chí khi các tội lỗi của chúng ta ít nghiêm trọng hơn, thì chúng ta có thể đồng cảm được với niềm mong mỏi được thương xót mà được biểu lộ trong bài thánh thi này. Chúng ta cũng có thể học được điều gì đó về ý nghĩa của sự hối cải. Ví dụ, những từ hoặc cụm từ nào trong Thi Thiên 51 dạy anh chị em về thái độ chúng ta cần có để hối cải? Anh chị em học được điều gì về sự ảnh hưởng mà Sự Chuộc Tội của Đấng Cứu Rỗi có thể có trong cuộc sống của mình?

Anh chị em có thể đặt ra những câu hỏi giống vậy trong khi đọc Thi Thiên 85–86. Anh chị em cũng có thể tìm kiếm những cụm từ mô tả Chúa. Làm thế nào những cụm từ này củng cố đức tin của anh chị em rằng Ngài sẽ tha thứ cho anh chị em? (ví dụ, xin xem, Thi Thiên 86:5, 13, 15).

Xin xem thêm An Ma 36; Russell M. Nelson, “Chúng Ta Có Thể Làm Tốt Hơn và Trở Thành Người Tốt Hơn,” Liahona, tháng Năm năm 2019, trang 67–69; Carole M. Stephens, “Đức Thầy Chữa Lành,” Liahona, tháng Mười Một năm 2016, trang 9–12.

Thi Thiên 51:13–15; 66:16–17; 71:15–24

Chứng ngôn của tôi về Chúa Giê Su Ky Tô có thể giúp người khác đến với Ngài.

Hãy suy ngẫm cách anh chị em đạt được chứng ngôn của mình về Chúa Giê Su Ky Tô và quyền năng cứu chuộc của Ngài. Rồi, trong khi học Thi Thiên 51:13–15; 66:16–17; 71:15–24, hãy nghĩ về cách anh chị em có thể mời người khác “đến, xem các việc của Đức Chúa Trời” (Thi Thiên 66:5). Đối với anh chị em, ý nghĩa của việc “cả ngày … nói [về] sự công bình của [Ngài]” là gì? (Thi Thiên 71:24). Anh chị em sẽ nói với người khác như thế nào về “điều Ngài đã làm cho linh hồn [mình]”? (Thi Thiên 66:16).

Xin xem thêm Mô Si A 28:1–4; An Ma 26.

Hình Ảnh
hai người thanh niên trò chuyện với nhau

Chúng ta có thể chia sẻ với người khác chứng ngôn của chúng ta về điều Chúa đã làm cho chúng ta.

Thi Thiên 63; 69; 77–78

Chúa sẽ giúp tôi trong lúc cấp bách của tôi.

Một số bài thi thiên mô tả bằng ngôn ngữ sống động việc cảm thấy xa cách Thượng Đế và rất cần sự giúp đỡ của Ngài là như thế nào. Anh chị em có thể cân nhắc tìm những lời mô tả như vậy trong Thi Thiên 63:1, 8; 69:1–8, 18–21; 77:1–9. Điều gì anh chị em tìm thấy trong Thi Thiên 63; 69; 77–78 giúp trấn an những tác giả này?

Khi anh chị em cảm thấy khốn cùng, việc “nhắc lại công việc của Đức Giê Hô Va” và “các phép lạ của Ngài khi xưa” giúp ích cho anh chị em ra sao? (Thi Thiên 77:11). Một số những phép lạ đó được mô tả trong Thi Thiên 78. Trong khi đọc về chúng, hãy suy ngẫm điều giúp anh chị em “để lòng trông cậy nơi Đức Chúa Trời” (câu 7). Những kinh nghiệm nào từ lịch sử gia đình của anh chị em truyền động lực cho anh chị em?

Hình Ảnh
hình biểu tượng gia đình học tập

Ý Kiến cho Việc Học Thánh Thư Với Gia Đình và Buổi Họp Tối Gia Đình

Thi Thiên 51:17.Hãy xem xét cách anh chị em có thể dạy gia đình mình về ý nghĩa của việc có một tấm lòng đau khổ. Ví dụ, mọi người trong gia đình có thể lần lượt đập vỡ một thứ gì đó có vỏ cứng, như là trứng hoặc hạt. Tấm lòng chúng ta đôi khi giống cái vỏ đó như thế nào? Làm thế nào chúng ta có thể mở lòng với Chúa? Việc cùng nhau đọc Thi Thiên 51 có thể mang đến vài ý kiến.

Thi Thiên 61:2–3.Mọi người trong gia đình có thể thích vẽ tranh về những biểu tượng trong các câu này và thảo luận cách Chúa Giê Su Ky Tô giống một tảng “đá” cao, “nơi nương náu cho [chúng ta],” và “một tháp vững bền.”

Thi Thiên 71:17; 78:5–7.Chúa muốn anh chị em “dạy… cho con cháu mình” điều gì? (Thi Thiên 78:5). Có lẽ mỗi người trong gia đình có thể chia sẻ một ví dụ về “công việc lạ lùng” của Chúa, như là một câu chuyện thánh thư, một kinh nghiệm hoặc một chứng ngôn cá nhân, mà giúp họ “để lòng trông cậy nơi Đức Chúa Trời” (Thi Thiên 71:17; 78:7).

Thi Thiên 72.Thi Thiên 72 được viết bởi Đa Vít về con trai Sa Lô Môn của ông, nhưng phần lớn chương này cũng có thể đúng với Chúa Giê Su Ky Tô. Trong khi gia đình anh chị em đọc bài thi ca này, họ có thể giơ lên một tấm hình Đấng Cứu Rỗi khi họ thấy những câu nhắc họ về Chúa Giê Su Ky Tô. Làm thế nào chúng ta có thể thực hiện mong muốn “khắp trái đất được đầy sự vinh hiển của Ngài”? (Thi Thiên 72:19; xin xem thêm Giáo Lý và Giao Ước 65:2).

Thi Thiên 85:11.Câu này có thể soi dẫn một cuộc thảo luận về những sự kiện của Sự Phục Hồi phúc âm—cách mà Sách Mặc Môn là lẽ thật mà “nứt mộng từ dưới đất” và cách mà những thiên sứ xuống “từ trên trời” (xin xem thêm Môi Se 7:62).

Để có thêm ý kiến giảng dạy cho trẻ em, xin xem đại cương tuần này trong sách Hãy Đến Mà Theo Ta—Dành Cho Hội Thiếu Nhi.

Bài hát gợi ý: “Ôi Chúa Đấng Tôi Cần Luôn,” Thánh Ca và Các Bài Ca Thiếu Nhi, trang số 12.

Cải Thiện Việc Giảng Dạy Của Chúng Ta

Hãy sử dụng các sinh hoạt đa dạng. “Hãy tìm những cách thức mà các anh chị em có thể làm cho những nỗ lực của mình thêm phần đa dạng để giảng dạy phúc âm. Việc làm như vậy sẽ làm cho kinh nghiệm của [mọi người] được phong phú và tốt đẹp hơn. … Hãy cân nhắc việc sử dụng âm nhạc, những câu chuyện, hình ảnh, và các hình thức nghệ thuật khác có thể mời Thánh Linh đến” (Giảng Dạy Theo Cách của Đấng Cứu Rỗi, trang 22).

Hình Ảnh
người đàn ông đang quỳ xuống trước Chúa Giê Su

Doubt Not, Thomas (Thô Ma, Chớ Nghi Ngờ), tranh do J. Kirk Richards họa

In