Kinh Cựu Ước năm 2022
Ngày 25–31 tháng Bảy. Ê Xơ Tê: “[Ngươi Ở Đây] Vì Cớ Cơ Hội Hiện Lúc Này…”


“Ngày 25–31 tháng Bảy. Ê Xơ Tê: ‘[Ngươi Ở Đây] Vì Cớ Cơ Hội Hiện Lúc Này…’” Hãy Đến Mà Theo Ta—Dành Cho Hội Thiếu Nhi: Kinh Cựu Ước năm 2022 (năm 2021)

“Ngày 25–31 tháng Bảy. Ê Xơ Tê,” Hãy Đến Mà Theo Ta—Dành Cho Hội Thiếu Nhi: năm 2022

Ê Xơ Tê cầu nguyện

Esther (Ê Xơ Tê), tranh do James Johnson họa

Ngày 25–31 tháng Bảy

Ê Xơ Tê

“[Ngươi Ở Đây] Vì Cớ Cơ Hội Hiện Lúc Này…”

Tất cả các thánh thư đều làm chứng về Chúa Giê Su Ky Tô. Hãy suy ngẫm cách anh chị em sẽ giúp các trẻ em nhận thấy sự ảnh hưởng của Đấng Cứu Rỗi trong câu chuyện về Ê Xơ Tê.

Ghi Lại Những Ấn Tượng Của Anh Chị Em

hình biểu tượng chia sẻ

Mời Chia Sẻ

Chuyền quanh lớp học một bức hình của Ê Xơ Tê (xin xem đại cương của tuần này trong tài liệu Hãy Đến Mà Theo Ta—Dành Cho Cá Nhân và Gia Đình). Khi các em cầm bức hình, hãy mời chúng chia sẻ một điều gì đó mà chúng biết về câu chuyện của Ê Xơ Tê.

hình biểu tượng giảng dạy

Giảng Dạy Giáo Lý: Trẻ Em Nhỏ Tuổi

Ê Xơ Tê 2:5–7

Tôi có thể phục vụ gia đình mình.

Khi cha mẹ của Ê Xơ Tê qua đời, người anh họ của cô là Mạc Đô Chê đã chăm sóc cho cô ấy. Anh chị em có thể sử dụng kinh nghiệm của họ như một cơ hội để thảo luận về việc phục vụ các thành viên trong gia đình.

Các Sinh Hoạt Khả Thi

  • Vẽ những hình người lên trên bảng để tượng trưng cho Ê Xơ Tê, cha mẹ của cô ấy, và anh họ của cô là Mạc Đô Chê. Hãy giải thích rằng cha mẹ của Ê Xơ Tê đã qua đời, nên Ê Xơ Tê cần một ai đó để chăm sóc cô. Đọc cho các em nghe Ê Xơ Tê 2:7, và yêu cầu các em lắng nghe xem Mạc Đô Chê đã làm gì. Giúp các em nghĩ đến các nhu cầu của những người trong gia đình chúng mà chúng có thể giúp đáp ứng.

  • Mời một số em giả vờ làm một việc tốt gì đó để phục vụ một ai đó trong gia đình chúng, và yêu cầu các em khác đoán xem chúng đang làm gì. Mời các em nói về những điều chúng làm để ban phước cho gia đình chúng, và nói về một số điều mà anh chị em làm.

  • Làm chứng rằng việc giúp đỡ gia đình giúp chúng ta có được niềm vui.

Ê Xơ Tê 4:15–16

Tôi có thể dũng cảm.

Các trẻ em mà anh chị em giảng dạy sẽ đối mặt với những tình huống mà chúng cần sự giúp đỡ của Chúa để trở nên dũng cảm. Làm thế nào anh chị em sẽ giúp chúng học hỏi tấm gương về lòng can đảm của Ê Xơ Tê?

Các Sinh Hoạt Khả Thi

  • Các trẻ em mà anh chị em dạy có biết ý nghĩa của việc trở nên dũng cảm không? Hãy chia sẻ một định nghĩa đơn giản, chẳng hạn như “Dũng cảm có nghĩa là làm điều đúng ngay cả khi các em sợ hãi.” Chia sẻ câu chuyện về Ê Xơ Tê (xin xem chương “Ê Xơ Tê” trong sách Các Câu Chuyện trong Kinh Cựu Ước), và giúp các em nhận biết xem Ê Xơ Tê đã dũng cảm như thế nào. Hãy để cho các em sử dụng những hình người trong trang sinh hoạt của tuần này để kể lại câu chuyện.

  • Cho thấy một bức hình của Ê Xơ Tê (xin xem đại cương của tuần này trong tài liệu Hãy Đến Mà Theo Ta—Dành Cho Cá Nhân và Gia Đình). Cùng hát với các em một bài hát về việc trở nên dũng cảm, chẳng hạn như “Nào Cùng Nhau Bước Mạnh” (Thánh Ca và Các Bài Ca Thiếu Nhi, trang 10). Chỉ ra những từ và cụm từ trong bài hát mà miêu tả Ê Xơ Tê, và làm chứng rằng Đấng Cứu Rỗi có thể giúp các em trở nên dũng cảm.

  • Kể cho các em về những lần mà Chúa Giê Su Ky Tô đã dũng cảm; ví dụ, khi Ngài chịu đau khổ cho tội lỗi của chúng ta, cả trong vườn Ghết Sê Ma Nê lẫn trên thập tự giá (xin xem Ma Thi Ơ 26:36–39; 27:33–35). Yêu cầu các em nói về một lần mà chúng đã dũng cảm (cân nhắc liên lạc trước với gia đình của các em để xin một vài ví dụ). Điều gì đã giúp chúng trở nên dũng cảm? Nói cho các em biết cách mà Chúa đã giúp anh chị em trở nên dũng cảm khi cảm thấy sợ hãi.

    Ê Xơ Tê và vua

    Esther before the King (Ê Xơ Tê diện kiến Vua), tranh do Minerva K. Teichert họa

hình biểu tượng giảng dạy

Giảng Dạy Giáo Lý: Trẻ Em Lớn Tuổi

Ê Xơ Tê 4:14

Tôi có thể là một công cụ trong tay Thượng Đế.

Khi Ê Xơ Tê sợ hãi, Mạc Đô Chê đã động viên nàng ấy bằng cách giảng dạy cho nàng ấy rằng có lẽ Chúa đã ban cho nàng ngôi vị hoàng hậu “vì cớ cơ hội hiện lúc này” (Ê Xơ Tê 4:14). Hãy suy ngẫm cách Chúa đang chuẩn bị những trẻ em mà anh chị em dạy cho những cơ hội để ban phước cho người khác.

Các Sinh Hoạt Khả Thi

  • Mời một ai đó chơi một bản nhạc bằng nhạc cụ cho các em nghe, hoặc trưng bày bức hình của một ai đó đang chơi nhạc cụ. Thảo luận về ý nghĩa của việc trở thành công cụ trong tay Thượng Đế. Ôn lại với các em câu chuyện của Ê Xơ Tê (xin xem chương “Ê Xơ Tê” trong sách Các Câu Chuyện trong Kinh Cựu Ước), và mời chúng thảo luận về cách mà Ê Xơ Tê đã trở thành một công cụ để Chúa hoàn thành mục đích của Ngài. Làm thế nào để chúng ta có thể trở thành những công cụ cho Chúa?

  • Sau khi ôn lại câu chuyện về Ê Xơ Tê, hãy gắn lên lưng của mỗi em một tấm thẻ có tên của một trong các nhân vật trong câu chuyện này. Mời các em cố tìm ra tên của nhân vật trên lưng chúng bằng cách đặt những câu hỏi cho các em khác như “Người này có ngay chính không?” hoặc “Người này có phải là phụ nữ không?” Sau đó hãy thảo luận về cách mà Mạc Đô Chê và Ê Xơ Tê đã là công cụ cho Chúa để cứu rỗi dân Do Thái.

Ê Xơ Tê 3:1–11; 4:10–17

Cha Thiên Thượng giúp tôi can đảm khi tôi sợ hãi.

Có khi nào anh chị em đã thấy những trẻ em mình giảng dạy trở nên can đảm? Anh chị em có thể chia sẻ những kinh nghiệm nào về những lần anh chị em cần Chúa giúp đỡ để trở nên dũng cảm?

Các Sinh Hoạt Khả Thi

  • Viết lên trên bảng Mạc Đô Chê đã thể hiện lòng can đảm qua việc …Ê Xơ Tê đã thể hiện lòng can đảm qua việc … Mời một số em đọc Ê Xơ Tê 3:1–11 và các em khác đọc Ê Xơ Tê 4:10–17. Yêu cầu các em sử dụng những điều chúng đọc để hoàn thành những câu trên bảng. Sau đó hãy viết Tôi sẽ cho thấy lòng can đảm qua việc … và mời các em liệt kê ra những việc đòi hỏi lòng can đảm mà Cha Thiên Thượng muốn chúng làm. Làm thế nào chúng ta có thể trở nên giống như Mạc Đô Chê và Ê Xơ Tê?

  • Mời các em nghĩ về những tình huống chúng gặp phải mà có thể khó khăn để làm điều đúng. Viết lên trên bảng những lời đầy can đảm của Ê Xơ Tê: “Như vậy, tôi sẽ vào cùng vua, … và nếu tôi phải chết thì tôi chết” (Ê Xơ Tê 4:16). Giúp các em áp dụng những lời của Ê Xơ Tê cho chính bản thân chúng bằng cách thay thế cụm từ “vào cùng vua” bằng một lựa chọn ngay chính nhưng khó khăn mà chúng có thể phải đưa ra. Sau đó hãy mời các em thay thế từ “chết” bằng một điều gì đó không mấy dễ chịu mà có thể đến từ việc làm điều đúng. Tại sao tốt hơn là nên làm điều đúng, ngay cả khi có những hậu quả khó khăn?

Ê Xơ Tê 4:1–3, 10–17

Việc nhịn ăn có thể giúp đỡ tôi và ban phước cho người khác.

Trong lúc hoạn nạn, Ê Xơ Tê và dân Do Thái đã nhịn ăn. Làm thế nào anh chị em có thể giúp các trẻ em mà mình giảng dạy hiểu được các phước lành thuộc linh của việc nhịn ăn?

Các Sinh Hoạt Khả Thi

  • Mời các em lập một danh sách những điều chúng có thể nhịn ăn để có được (nếu cần, các em có thể tra cứu mục “Nhịn Ăn và Của Lễ Nhịn Ăn” trong tài liệu Trung Thành với Đức Tin, trang 139–142). Sau đó yêu cầu các em đọc Ê Xơ Tê 4:1–3, 10–17 để biết tại sao dân Do Thái và Ê Xơ Tê đã nhịn ăn. Khuyến khích các em nghĩ về một lý do mà chúng có thể cần sự giúp đỡ đặc biệt từ Chúa, và đề nghị rằng chúng lấy lý do đó làm một phần trong việc nhịn ăn của chúng trong ngày Chủ Nhật nhịn ăn kế tiếp.

  • Mời các em giả vờ giải thích cho một người bạn về lý do chúng nhịn ăn. Chúng sẽ nói gì? Hãy hướng chúng đến Sách Hướng Dẫn Thánh Thư, mục “Nhịn Ăn” (scriptures.ChurchofJesusChrist.org) nếu chúng cần giúp đỡ. Chia sẻ một kinh nghiệm khi anh chị em nhịn ăn để được Chúa giúp đỡ. Mời các em chia sẻ những kinh nghiệm chúng đã có với việc nhịn ăn.

hình biểu tượng học tập

Khuyến Khích Việc Học Tập ở Nhà

Cùng nhau hát một bài hát về một nguyên tắc mà anh chị em và các em đã học được trong lớp hôm nay (xin xem phần mục lục trong sách Thánh Ca và Các Bài Ca Thiếu Nhi để có thêm ý tưởng). Mời các em cùng hát bài hát đó với gia đình chúng.

Cải Thiện Việc Giảng Dạy Của Chúng Ta

Sống theo điều mà anh chị em giảng dạy. Lời dạy của anh chị em sẽ mạnh mẽ hơn nếu anh chị em làm chứng từ kinh nghiệm cá nhân về các phước lành của việc sống theo phúc âm. Khi anh chị em lựa chọn các nguyên tắc để giảng dạy các em, hãy suy ngẫm cách mà anh chị em có thể sống theo các nguyên tắc đó một cách trọn vẹn hơn. (Xin xem Giảng Dạy theo Cách của Đấng Cứu Rỗi, trang 13–14.)