Kinh Cựu Ước năm 2022
Ngày 29 tháng Tám–ngày 4 tháng Chín: Châm Ngôn 1–4; 15–16; 22; 31; Truyền Đạo 1–3; 11–12: “Kính Sợ Đức Giê Hô Va, Ấy Là Khởi Đầu Sự Khôn Ngoan”


“Ngày 29 tháng Tám–ngày 4 tháng Chín: Châm Ngôn 1–4; 15–16; 22; 31; Truyền Đạo 1–3; 11–12: ‘Kính Sợ Đức Giê Hô Va, Ấy Là Khởi Đầu Sự Khôn Ngoan,’” Hãy Đến Mà Theo Ta—Dành Cho Hội Thiếu Nhi: Kinh Cựu Ước năm 2022 (năm 2021)

“Ngày 29 tháng Tám–ngày 4 tháng Chín: Châm Ngôn 1–4; 15–16; 22; 31; Truyền Đạo 1–3; 11–12,” Hãy Đến Mà Theo Ta—Dành Cho Hội Thiếu Nhi: Kinh Cựu Ước năm 2022

người đàn ông đang học thánh thư

Ngày 29 tháng Tám–ngày 4 tháng Chín

Châm Ngôn 1–4; 15–16; 22; 31; Truyền Đạo 1–3; 11–12

“Kính Sợ Đức Giê Hô Va, Ấy Là Khởi Đầu Sự Khôn Ngoan”

Khi anh chị em học từ sách Châm Ngôn và Truyền Đạo, hãy nghĩ về các trẻ em mà mình giảng dạy. Các sứ điệp nào từ những đoạn thánh thư này có thể giúp chúng cảm thấy gần gũi Cha Thiên Thượng và Chúa Giê Su Ky Tô hơn?

Ghi Lại Những Ấn Tượng Của Anh Chị Em

hình biểu tượng chia sẻ

Mời Chia Sẻ

Vẽ lên trên bảng hình ảnh của những điều được đề cập trong sách Châm Ngôn, chẳng hạn như một trái tim, một nguồn sáng, hoặc một con đường. Giúp các em đọc Châm Ngôn 3:5; 4:18,26, và mời chúng chia sẻ một điều gì đó chúng đã học được về những điều này trong thánh thư.

hình biểu tượng giảng dạy

Giảng Dạy Giáo Lý: Trẻ Em Nhỏ Tuổi

Châm Ngôn 3:5

Tôi có thể hết lòng tin cậy Chúa.

Khi hết lòng tin cậy Chúa, chúng ta có đức tin nơi Ngài và biết rằng Ngài sẽ giúp đỡ chúng ta.

Các Sinh Hoạt Khả Thi

  • Hãy để một em cầm bức hình của Đấng Cứu Rỗi khi anh chị em đọc Châm Ngôn 3:5. Nói cho các em biết xem việc tin cậy Chúa có nghĩa là gì đối với anh chị em. Mời các em tạo hình một trái tim bằng bàn tay của chúng hoặc áp tay lên trái tim của chúng trong khi lặp lại vài lần cụm từ “hết lòng tin cậy Đức Giê Hô Va”.

  • Vẽ lên trên bảng một trái tim lớn, và giúp các em nghĩ về những điều chúng có thể làm để cho thấy rằng chúng tin cậy Chúa. Mời các em vẽ những ý kiến của chúng vào trong trái tim hoặc lên trên một mảnh giấy. Khuyến khích các em chia sẻ ý kiến của chúng với gia đình chúng.

hai em thiếu nhi đang trò chuyện

Trẻ em có thể đưa ra “lời đáp êm nhẹ” bằng cách nói lời tử tế (Châm Ngôn 15:1).

Châm Ngôn 15:1,18

Tôi có thể nói lời tử tế.

Trong những tình huống căng thẳng hoặc bực bội, chúng ta có thể bị cám dỗ để phản ứng một cách giận dữ. Châm Ngôn 15:1,18 dạy chúng ta cách để có thể tránh sự nóng giận.

Các Sinh Hoạt Khả Thi

  • Đọc cho các em nghe Châm Ngôn 15:1, và giải thích bất kỳ từ ngữ nào mà có thể chúng không quen thuộc. Chia sẻ ví dụ về một vài tình huống mà trong đó một đứa trẻ có thể cảm thấy tức giận (chẳng hạn như khi tranh cãi với một người anh chị em). Giúp các em nghĩ về những “lời đáp êm nhẹ,” hoặc những lời tử tế, mà chúng có thể dùng thay vì những lời tức giận. Giúp các em thực hành việc nói ra những điều này một cách êm nhẹ hoặc bằng giọng bình tĩnh.

  • Cùng nhau hát một bài hát về sự tử tế, chẳng hạn như “Lòng Nhân Nên Khởi Từ Tôi” (Thánh Ca và Các Bài Ca Thiếu Nhi, trang 63). Bài hát này dạy cho chúng ta điều gì về việc đối xử tử tế?

  • Để giúp các em hiểu ý nghĩa của việc “chậm nóng giận” (Châm Ngôn 15:18), hãy kể cho chúng nghe một câu chuyện cá nhân về một lần mà anh chị em (hoặc một ai đó mà anh chị em biết) đã cảm thấy tức giận nhưng chọn để đối xử tử tế. Hãy để các em cũng chia sẻ những kinh nghiệm của chúng. Giúp các em nghĩ về những việc chúng có thể làm thay vì trở nên nóng giận. Ví dụ, các em có thể nghĩ về Chúa Giê Su, cầu xin Cha Thiên Thượng giúp đỡ chúng, hát thầm một bài hát Thiếu Nhi, hoặc, nếu có thể, đơn giản là hãy bỏ qua.

Châm Ngôn 22:9

Tôi có thể chia sẻ những gì tôi có với người khác.

Các trẻ em nhỏ tuổi có thể học cách giúp đỡ những người xung quanh mà đang gặp hoạn nạn. Làm cách nào anh chị em có thể truyền cảm hứng để các em chia sẻ những gì chúng có với người khác?

Các Sinh Hoạt Khả Thi

  • Cho các em thấy một vài bức hình của người khác đang phục vụ hoặc giúp đỡ người hoạn nạn, bao gồm cả những bức hình về Đấng Cứu Rỗi (chẳng hạn như Sách Họa Phẩm Phúc Âm, các số 42, 44, 46). Yêu cầu các em nói với anh chị em về những điều đang xảy ra trong mỗi bức hình. Hãy đọc cho các em nghe Châm Ngôn 22:9. Giải thích rằng một cách chúng ta có thể phục vụ là “ban bánh mình cho kẻ nghèo khó,” nhưng có nhiều cách khác để giúp những người hoạn nạn. Mời các em vẽ một bức tranh về bản thân chúng đang giúp đỡ một ai đó.

  • Mang đến lớp một vài đồ vật mà anh chị em có thể chia sẻ với các em, chẳng hạn như những bức hình hoặc bút chì màu. Khi anh chị em đưa cho mỗi em một đồ vật, hãy nói: “Tôi sẽ chia sẻ với [tên của đứa trẻ].” Hãy để các em thay phiên chia sẻ với nhau những đồ vật. Một số điều khác mà chúng ta có thể chia sẻ với người khác là gì?

  • Cùng nhau hát một bài hát về sự phục vụ, chẳng hạn như “Con Sẽ Đi Đến Nơi Nào Ngài Sai Con” (Thánh Ca và Các Bài Ca Thiếu Nhi, trang 46). Hỏi các em xem chúng cảm thấy như thế nào khi giúp đỡ người khác.

hình biểu tượng giảng dạy

Giảng Dạy Giáo Lý: Trẻ Em Lớn Tuổi

Châm Ngôn 1:7; 2:5; 15:33; 16:6; Truyền Đạo 12:13

Việc “kính sợ Đức Chúa Trời” có nghĩa là thương yêu và vâng lời Ngài.

Một trong những sứ điệp quan trọng trong sách Châm Ngôn và sách Truyền Đạo là hãy “Khá kính sợ Đức Chúa Trời và giữ các điều răn Ngài” (Truyền Đạo 12:13). Hãy cân nhắc cách anh chị em có thể giúp trẻ em hiểu ý nghĩa của việc kính sợ Thượng Đế.

Các Sinh Hoạt Khả Thi

  • Mời các em liệt kê một số điều mà người ta có thể lo sợ. Sau đó hãy bảo chúng đọc Châm Ngôn 1:7Truyền Đạo 12:13. Việc kính sợ Thượng Đế có nghĩa là gì? Để giúp trả lời câu hỏi này, hãy yêu cầu một em đọc các câu đó một lần nữa, và thay thế từ “kính sợ” bằng từ “tôn kính.” Lặp lại sinh hoạt này bằng những từ như “yêu thương”, “sự vâng lời”, hoặc “vâng lời.” Điều này thay đổi việc chúng ta hiểu ý nghĩa của việc kính sợ Thượng Đế như thế nào?

  • Mời mỗi em chọn một trong những câu thánh thư sau để đọc, và tìm kiếm từ “kính sợ”: Châm Ngôn 1:7; 2:5; 15:33; 16:6. Yêu cầu các em chia sẻ điều mà các câu thánh thư của chúng dạy về các phước lành sẽ đến khi chúng ta kính sợ Chúa, mà có nghĩa là chúng ta thể hiện sự tôn kính và kính trọng đối với Ngài (xin xem thêm Châm Ngôn 14:26–27). Làm thế nào chúng ta cho Chúa thấy rằng chúng ta yêu thương và kính trọng Ngài?

Châm Ngôn 3:5–7

“Hãy hết lòng tin cậy Đức Giê Hô Va.”

  • Cùng nhau đọc Châm Ngôn 3:5–7, và mời các em liệt kê những điều mà các câu thánh thư này nói rằng chúng ta nên làm và không nên làm. Hỏi các em xem chúng cảm thấy mỗi điều này có ý nghĩa gì. Chúng ta tìm thấy những đức tính nào nơi những người mà mình tin cậy? Chúa có những đức tính nào mà giúp chúng ta tin cậy nơi Ngài?

  • Để cho thấy ý nghĩa của việc “chớ nương cậy nơi sự thông sáng của [riêng mình],” hãy để các em thử dựa một cây que hoặc cây bút chì vào những đồ vật khác nhau, chẳng hạn như một quyển sách hoặc một tờ giấy. Đồ vật nào hữu hiệu nhất? Tại sao là quan trọng để “tin cậy Đức Giê Hô Va” và không nương cậy nơi “sự thông sáng [của riêng]” chúng ta?

Châm Ngôn 15:1,18; 16:32

“Lời đáp êm nhẹ làm nguôi cơn giận.”

Việc nói chuyện trong cơn nóng giận thường làm cho một tình huống căng thẳng càng trở nên tệ hơn. Những câu thánh thư này dạy chúng ta rằng lời nói và thái độ của chúng ta có thể làm nguôi cơn nóng giận.

Các Sinh Hoạt Khả Thi

  • Viết những từ cơn giậncơn tranh cãi lên trên bảng, và chia sẻ một ví dụ về một sự tranh cãi mà trẻ em có thể có. Sau đó hãy yêu cầu các em đọc Châm Ngôn 15:1,18; 16:32 và tìm những lời mà chúng có thể khuyên các trẻ em đang tranh cãi. Mỗi lần các em chia sẻ một ý kiến, hãy mời chúng xóa đi một phần của những từ trên bảng. Mời các em thay thế những từ đó bằng những từ khác để miêu tả các thuộc tính giống như Đấng Ky Tô mà mang lại sự bình an.

  • Hãy giúp các em nghĩ về những câu chuyện trong thánh thư khi Đấng Cứu Rỗi làm gương cho những điều được dạy trong Châm Ngôn 15:1,18; 16:32. Để có ý tưởng, các em có thể tham khảo trong Giăng 8:1–11; 18:1–11. Cùng nhau hát một bài hát về tấm gương của Đấng Cứu Rỗi. Làm thế nào chúng ta có thể noi theo tấm gương của Chúa Giê Su khi giao tiếp với những người trong gia đình, bạn bè, và người khác?

hình biểu tượng học tập

Khuyến Khích Việc Học Tập ở Nhà

Giúp các em chọn ra một câu thánh thư ưa thích mà chúng đã đọc trong lớp. Khuyến khích các em chia sẻ câu thánh thư đó với gia đình chúng và nói cho họ biết điều chúng đã học được từ câu thánh thư đó.

Cải Thiện Việc Giảng Dạy Của Chúng Ta

Cải thiện với tư cách là một giảng viên giống như Đấng Ky Tô. Hãy suy ngẫm những cách thức anh chị em có thể gia tăng khả năng của mình để giúp trẻ em củng cố đức tin của chúng nơi Cha Thiên Thượng và Chúa Giê Su Ky Tô. Những câu hỏi đánh giá cá nhân ở trang 37 của sách Giảng Dạy theo Cách của Đấng Cứu Rỗi có thể giúp ích.