Kinh Cựu Ước năm 2022
Ngày 17–23 tháng Mười. Giê Rê Mi 30–33; 36; Ca Thương 1; 3: “Ta Sẽ Đổi Sự Sầu Thảm Chúng Nó Ra Vui Mừng”


“Ngày 17–23 tháng Mười. Giê Rê Mi 30–33; 36; Ca Thương 1; 3: ‘Ta Sẽ Đổi Sự Sầu Thảm Chúng Nó Ra Vui Mừng,’” Hãy Đến Mà Theo Ta—Dành Cho Hội Thiếu Nhi: Kinh Cựu Ước năm 2022 (năm 2021)

“Ngày 17–23 tháng Mười. Giê Rê Mi 30–33; 36; Ca Thương 1; 3,” Hãy Đến Mà Theo Ta—Dành Cho Hội Thiếu Nhi: năm 2022

Hình Ảnh
hình tượng chạm của tiên tri Giê Rê Mi

The Cry of Jeremiah the Prophet (Sự Than Khóc của Tiên Tri Giê Rê Mi), từ một tượng chạm của trường Nazarene

Ngày 17–23 tháng Mười

Giê Rê Mi 30–33; 36; Ca Thương 1; 3

“Ta Sẽ Đổi Sự Sầu Thảm Chúng Nó Ra Vui Mừng”

Các sách Giê Rê Mi và Ca Thương có thể khó hiểu đối với các trẻ em, nhưng lớp học của anh chị em vẫn có thể học hỏi từ những nguyên tắc được dạy trong các sách này. Anh chị em có ấn tượng để chia sẻ điều gì?

Ghi Lại Những Ấn Tượng Của Anh Chị Em

Hình Ảnh
hình biểu tượng chia sẻ

Mời Chia Sẻ

Chuyền vòng quanh lớp một quyển Kinh Thánh. Khi các em cầm quyển sách đó, hãy yêu cầu chúng chia sẻ một điều gì đó chúng yêu thích về Kinh Cựu Ước—có thể là một nguyên tắc hoặc câu chuyện ưa thích mà chúng học được ở nhà hoặc ở nhà thờ.

Hình Ảnh
hình biểu tượng giảng dạy

Giảng Dạy Giáo Lý: Trẻ Em Nhỏ Tuổi

Giê Rê Mi 31:3

Cha Thiên Thượng và Chúa Giê Su yêu thương tôi.

Việc cảm nhận được “sự yêu thương đời đời” của Cha Thiên Thượng và Chúa Giê Su Ky Tô sẽ giúp các trẻ em mà anh chị em dạy đến gần Hai Ngài hơn.

Các Sinh Hoạt Khả Thi

  • Hãy cho các em thấy một số đồ vật (hoặc hình ảnh đồ vật) mà rất bền lâu và một số đồ vật không được như vậy, chẳng hạn như một đồng xu kim loại và một miếng trái cây. Hỏi các em xem vật nào sẽ bền lâu hơn, và thảo luận tại sao một số thứ lại bền lâu hơn những thứ khác. Đọc to Giê Rê Mi 31:3, và giúp các em hiểu tình yêu thương mà Cha Thiên Thượng và Chúa Giê Su Ky Tô dành cho chúng là “đời đời.”

  • Hãy yêu cầu các em chia sẻ xem Cha Thiên Thượng và Chúa Giê Su Ky Tô cho chúng thấy “sự nhân từ” của Hai Ngài như thế nào (Giê Rê Mi 31:3). Để cho các em thêm ý kiến, hãy hát một bài hát về tình yêu thương của Hai Ngài dành cho chúng ta, chẳng hạn như “Hỡi Cha Yêu Mến” hoặc “Cảm Tạ Cha Yêu Dấu” (Thánh Ca và Các Bài Ca Thiếu Nhi, trang 42, 61). Nếu có thể, hãy cho các em thấy hình ảnh của những điều được đề cập trong bài hát. Chúng ta cảm thấy như thế nào khi nghĩ về tình yêu thương của Cha Thiên Thượng và Chúa Giê Su Ky Tô?

Hình Ảnh
bé gái đang học thánh thư

Thánh thư có thể soi dẫn chúng ta để hối cải và hướng về Chúa.

Giê Rê Mi 36:1–4

Thánh thư là lời của Thượng Đế.

Chúa đã phán bảo Giê Rê Mi phải viết xuống lời của Ngài, và những lời ghi chép của Giê Rê Mi đã được bảo tồn cho chúng ta trong sách Giê Rê Mi. Hãy giúp các em gia tăng sự yêu mến thánh thư, là nơi mà chúng ta có thể tìm thấy lời của Thượng Đế.

Các Sinh Hoạt Khả Thi

  • Hãy mời một em giả vờ đóng vai Giê Rê Mi, và mời các em khác giả vờ đóng vai Ba Rúc. Giúp em đóng vai Giê Rê Mi nói một vài lời trong Giê Rê Mi 36:3 trong lúc các em khác giả vờ ghi chép lại, giống như Ba Rúc đã làm. Hãy làm chứng rằng thánh thư ngày nay là “lời của Đức Giê Hô Va” (Giê Rê Mi 36:4) mà Ngài đã phán bảo các vị tiên tri phải ghi chép lại.

  • Hãy trưng ra một cuốn sách dành cho thiếu nhi và một quyển thánh thư, và yêu cầu các em thảo luận về những sự khác nhau mà chúng nhận ra giữa hai quyển sách. Điều gì làm cho thánh thư trở nên đặc biệt? Hãy giúp các em hiểu rằng thánh thư là lời của Thượng Đế được các vị tiên tri ghi chép lại, cũng giống như sách Giê Rê Mi đã được Thượng Đế phán bảo Giê Rê Mi phải ghi chép lại.

Giê Rê Mi 36:4–10

Tôi có thể chia sẻ điều mình đang học từ thánh thư.

Các trẻ em có thể ảnh hưởng lớn lao đến những người xung quanh chúng. Giống như Ba Rúc, các em có thể chia sẻ điều chúng đang học được từ thánh thư với người khác.

Các Sinh Hoạt Khả Thi

  • Mời các em thực hiện các hành động đi kèm với những lời mà anh chị em đọc (hoặc tóm lược) từ Giê Rê Mi 36:4–10, chẳng hạn như giả vờ viết vào một quyển sách (xin xem câu 4), nắm lấy những song sắt của ngục tù (xin xem câu 5), và đọc thánh thư cho dân chúng nghe (xin xem các câu 8, 10). Hãy nhấn mạnh rằng Ba Rúc đã có đủ can đảm để đọc lời của Giê Rê Mi cho dân chúng nghe mặc dù những người lãnh đạo ở Giê Ru Sa Lem không muốn ông làm việc đó. Giúp các em ghi nhớ một điều gì đó chúng học được từ Kinh Cựu Ước và nghĩ về những cách thức chúng có thể chia sẻ điều đó với người khác.

  • Cùng nhau hát một bài hát về thánh thư, chẳng hạn như “Tôi Suy Ngẫm Khi Đọc Câu Chuyện Hay Đó” (Thánh Ca và Các Bài Ca Thiếu Nhi, trang 60). Chia sẻ chứng ngôn của anh chị em về thánh thư, và mời các em cũng chia sẻ chứng ngôn của chúng.

Hình Ảnh
hình biểu tượng giảng dạy

Giảng Dạy Giáo Lý: Trẻ Em Lớn Tuổi

Giê Rê Mi 31:31–34; 32:38–41

Tôi có thể tuân giữ các giao ước của mình với Thượng Đế.

Lời giảng dạy của Giê Rê Mi về giao ước mới và vĩnh cửu của Chúa có thể giúp các trẻ em mà anh chị em dạy củng cố mong muốn để tuân giữ các giao ước của chúng.

Các Sinh Hoạt Khả Thi

  • Hãy vẽ một trái tim lên trên bảng, và mời một nửa trong số các em đọc Giê Rê Mi 31:31–34 và nửa còn lại đọc Giê Rê Mi 32:38–41. Mời các nhóm này viết vào trong trái tim điều chúng học được từ các câu thánh thư của chúng về những giao ước của chúng ta với Thượng Đế. Việc đem luật pháp của Thượng Đế chép vào lòng chúng ta (xin xem Giê Rê Mi 31:33) thì khác biệt với việc chỉ đọc luật pháp đó trong thánh thư như thế nào? Tại sao chúng ta muốn lập giao ước với Chúa? Tại sao Ngài muốn lập giao ước với chúng ta?

  • Để ôn lại các giao ước chúng ta lập khi chịu phép báp têm, hãy mời các em vẽ lên trên một mảnh giấy một biểu đồ có hai cột với tiêu đề là Các Lời Hứa Của TôiCác Lời Hứa Của Thượng Đế. Yêu cầu các em điền vào biểu đồ này bằng cách sử dụng Mô Si A 18:10,13Giáo Lý và Giao Ước 20:37. Mời các em trưng bày mảnh giấy này ở nhà để giúp chúng nhớ tuân giữ các giao ước của mình.

Giê Rê Mi 36

Thánh thư là lời của Thượng Đế.

Câu chuyện trong Giê Rê Mi 36 có thể giúp các em học hỏi từ tấm gương của những người đã chấp nhận lời Chúa trong thánh thư.

Các Sinh Hoạt Khả Thi

  • Hãy viết những câu hỏi sau đây lên trên bảng: Tại sao? Ai là người quý trọng thánh thư? Ai là người không quý trọng thánh thư? Cùng nhau đọc Giê Rê Mi 36:1–3, và hỏi các em tại sao Chúa muốn Giê Rê Mi viết xuống những lời của Ngài. Sau đó yêu cầu các em làm việc cùng nhau theo cặp để đọc Giê Rê Mi 36:5–8, 20–25 và chỉ ra xem ai đã cho thấy rằng họ quý trọng thánh thư và ai không làm như vậy. Nói về lý do tại sao anh chị em quý trọng thánh thư. Hãy chia sẻ một đoạn thánh thư hoặc câu chuyện mà đặc biệt có ý nghĩa đối với anh chị em. Đồng thời mời các em cũng chia sẻ.

  • Mời các em sử dụng trang sinh hoạt của tuần này để thực hành việc chia sẻ với nhau câu chuyện trong Giê Rê Mi 36. Mời các em chia sẻ chứng ngôn của chúng về thánh thư.

Ca Thương 1:1–2,16; 3:22–26

Đấng Cứu Rỗi đã giúp tôi có thể được tha thứ khỏi những tội lỗi của mình.

Như sách Ca Thương diễn tả một cách thi vị, chúng ta thường cảm thấy buồn phiền khi phạm tội. Những cảm nghĩ này có thể soi dẫn để chúng ta thay đổi và cầu xin Cha Thiên Thượng tha thứ.

Các Sinh Hoạt Khả Thi

  • Hãy giải thích với các em rằng bởi vì dân Y Sơ Ra Ên vẫn chưa hối cải, nên Giê Ru Sa Lem và đền thờ nơi đó đã bị hủy diệt. Yêu cầu các em thảo luận xem chúng có thể đã cảm thấy như thế nào nếu đang sống ở Giê Ru Sa Lem vào thời điểm đó. Cùng nhau đọc Ca Thương 1:1–2,16. Những từ và cụm từ nào trong các câu này giúp chúng ta hiểu về những cảm nghĩ của dân Y Sơ Ra Ên? Sứ điệp trong Ca Thương 3:22–26 có thể đã ban cho họ niềm hy vọng như thế nào?

  • Yêu cầu các em nghĩ về một thời điểm mà chúng cảm thấy buồn vì đã đưa ra một lựa chọn sai lầm. Các em tìm thấy điều gì trong Ca Thương 3:22–26 để giúp chúng biết rằng Chúa sẵn lòng tha thứ cho chúng?

Hình Ảnh
hình biểu tượng học tập

Khuyến Khích Việc Học Tập ở Nhà

Mời các em xin những người trong gia đình chúng chia sẻ những kinh nghiệm liên quan đến các nguyên tắc đã học trong lớp. Ví dụ, nếu đã thảo luận về thánh thư, thì các em có thể xin một người trong gia đình chia sẻ làm thế nào người ấy biết rằng thánh thư là chân chính.

Cải Thiện Việc Giảng Dạy Của Chúng Ta

Thu hút sự chú ý của các em. Anh chị em có thể cần nghĩ ra những cách thức sáng tạo để thu hút sự chú ý của các trẻ em nhỏ tuổi. Ví dụ, hãy sử dụng hình ảnh, bài hát, trò chơi, và các sinh hoạt khác.

In