Kinh Cựu Ước năm 2022
Ngày 26 tháng Chín–ngày 2 tháng Mười. Ê Sai 50–57: “Người Đã Mang Sự Đau Ốm Của Chúng Ta, Đã Gánh Sự Buồn Bực Của Chúng Ta”


“Ngày 26 tháng Chín–ngày 2 tháng Mười. Ê Sai 50–57: ‘Người Đã Mang Sự Đau Ốm Của Chúng Ta, Đã Gánh Sự Buồn Bực Của Chúng Ta,’” Hãy Đến Mà Theo Ta—Dành Cho Hội Thiếu Nhi: Kinh Cựu Ước năm 2022 (năm 2021)

“Ngày 26 tháng Chín–ngày 2 tháng Mười. Ê Sai 50–57,” Hãy Đến Mà Theo Ta—Dành Cho Hội Thiếu Nhi: năm 2022

Hình Ảnh
Đấng Ky Tô đang đội mão gai và bị người lính nhạo báng

The Mocking of Christ (Đấng Ky Tô Bị Nhạo Báng), tranh do Carl Heinrich Bloch họa

Ngày 26 tháng Chín–ngày 2 tháng Mười

Ê Sai 50–57

“Người Đã Mang Sự Đau Ốm Của Chúng Ta, Đã Gánh Sự Buồn Bực Của Chúng Ta”

Ê Sai 50–57 chứa đựng một số từ ngữ sâu xa mà các trẻ em được anh chị em dạy có thể không hiểu. Khi anh chị em chuẩn bị để giảng dạy, hãy suy ngẫm các lẽ thật giản dị trong những lời giảng dạy này và cách anh chị em có thể giúp các em học hỏi chúng.

Ghi Lại Những Ấn Tượng Của Anh Chị Em

Hình Ảnh
hình biểu tượng chia sẻ

Mời Chia Sẻ

Khuyến khích mỗi em chia sẻ làm thế nào chúng biết rằng Chúa Giê Su Ky Tô yêu thương chúng. Yêu cầu các em chia sẻ điều chúng đang làm để cho thấy rằng chúng yêu thương Chúa Giê Su.

Hình Ảnh
hình biểu tượng giảng dạy

Giảng Dạy Giáo Lý: Trẻ Em Nhỏ Tuổi

Ê Sai 53:4

Chúa Giê Su Ky Tô đã chịu đau khổ cho tôi vì Ngài yêu thương tôi.

Qua sự hy sinh chuộc tội của Ngài, Chúa Giê Su Ky Tô đã chịu đau khổ cho tội lỗi của chúng ta và tự gánh lấy “sự đau ốm” và “sự buồn bực” của chúng ta. Anh chị em sẽ làm chứng với các em về Sự Chuộc Tội của Đấng Cứu Rỗi như thế nào?

Các Sinh Hoạt Khả Thi

  • Trưng ra các bức hình về việc Đấng Cứu Rỗi chịu đau đớn trên thập tự giá và trong Vườn Ghết Sê Ma Nê (xin xem Sách Họa Phẩm Phúc Âm, các số 56, 57, hoặc các chương 51–53 trong sách Các Câu Chuyện Trong Kinh Tân Ước). Bảo các em hãy miêu tả điều chúng nhìn thấy trong các bức hình và chia sẻ điều chúng biết về những việc đang diễn ra. Tại sao Chúa Giê Su chịu đau đớn cho chúng ta?

  • Đọc cho các em nghe từ Ê Sai 53:4: “Thật người đã mang sự đau ốm của chúng ta, đã gánh sự buồn bực của chúng ta.” Cho các em thấy một vật nặng (hoặc hình của một vật nặng), và mời chúng giả vờ nâng một vật nặng. Hãy giải thích rằng “sự đau ốm” và “sự buồn bực” (hoặc nỗi buồn) có thể cảm thấy nặng nề và khó gánh lấy. Làm chứng rằng Chúa Giê Su Ky Tô sẽ giúp chúng ta gánh lấy những điều này bởi vì Ngài yêu thương chúng ta.

Ê Sai 55:6

Tôi có thể tìm kiếm Chúa và kêu cầu lên Ngài.

Hãy cân nhắc cách anh chị em có thể giúp các em hiểu ý nghĩa của việc “tìm kiếm” Chúa Giê Su trong suốt cuộc đời của chúng.

Các Sinh Hoạt Khả Thi

  • Giấu một bức hình Chúa Giê Su ở đâu đó trong phòng, và mời các em tìm kiếm nó. Đọc câu “Hãy tìm kiếm Đức Giê Hô Va đang khi mình gặp được” từ Ê Sai 55:6. Yêu cầu các em kể ra một số cách mà chúng có thể tìm kiếm Chúa—điều này có nghĩa là chúng rất cố gắng để học hỏi về Ngài và đến gần Ngài. Mỗi lần một em đưa ra câu trả lời, hãy giấu bức hình một lần nữa, và mời em đó “tìm kiếm” nó.

  • Giúp các em học những lời trong bài hát “Ôi Chúa Đấng Tôi Cần Luôn” (Thánh Ca và Các Bài Ca Thiếu Nhi, trang 12) hoặc một bài hát khác về việc đến gần Đấng Cứu Rỗi hơn. Sử dụng trang sinh hoạt của tuần này để giúp các em chọn ra một điều gì đó chúng sẽ làm để “tìm kiếm Đức Giê Hô Va.”

  • Hãy đọc cụm từ “Hãy kêu cầu đang khi Ngài ở gần” trong Ê Sai 55:6. Làm thế nào chúng ta có thể kêu cầu lên Cha Thiên Thượng? Yêu cầu các em nói về những điều chúng nói trong lúc cầu nguyện. Hãy làm chứng rằng Cha Thiên Thượng yêu thương chúng và lắng nghe chúng khi chúng cầu nguyện.

Hình Ảnh
hình biểu tượng giảng dạy

Giảng Dạy Giáo Lý: Trẻ Em Lớn Tuổi

Ê Sai 51–52

Chúa mời gọi tôi hãy “mặc lấy sức mạnh [của mình].”

Trong Ê Sai 5152, Chúa đã sử dụng những cụm từ như “thức dậy”, “đứng lên”, và “mặc lấy sức mạnh” để soi dẫn dân Ngài hãy sống trọn với tiềm năng thiêng liêng của họ. Hãy xem xét cách mà những cụm từ này có thể soi dẫn các trẻ em mà anh chị em giảng dạy.

Các Sinh Hoạt Khả Thi

  • Trước khi lớp học bắt đầu, hãy viết lên trên bảng một vài cụm từ trong Ê Sai 51–52 mà biểu lộ các hành động Chúa muốn dân Ngài phải làm, chẳng hạn như “Hãy ngước mắt lên”, “Hãy thức dậy”, “Hãy đứng lên”, “Hãy chổi dậy, dũ bụi bặm đi”, và “Hãy trổi giọng hát mừng” (Ê Sai 51:6,17; 52:2,9). Mời các em thay phiên nhau đóng diễn một trong các cụm từ này trong khi các em còn lại cố gắng đoán xem hành động đó là gì. Sau mỗi lượt, hãy cho các em thấy cụm từ đó trong thánh thư, và thảo luận với chúng về ý nghĩa thuộc linh của cụm từ đó. Chúa đang phán bảo chúng ta phải làm điều gì? Làm thế nào chúng ta có thể làm mỗi điều này?

  • Mời các em đọc Ê Sai 51:1, 4, 7 và chỉ ra xem Chúa đang phán bảo ai và Ngài muốn họ phải làm gì. Việc “lắng nghe” Chúa có nghĩa là gì? Để minh họa, hãy yêu cầu một em đưa ra những hướng dẫn đơn giản để các em khác làm theo. Tại sao đôi lúc việc lắng nghe và vâng lời Chúa lại khó khăn? Làm thế nào chúng ta có thể cho Chúa thấy rằng chúng ta “lắng nghe” Ngài?

Hình Ảnh
bức tượng Đấng Ky Tô đang vác thập tự giá

Because of Love (Bởi Tình Yêu), tượng do Angela Johnson điêu khắc

Ê Sai 53:3–9

Chúa Giê Su Ky Tô tự mang lấy những tội lỗi và nỗi đau khổ của tôi.

Làm thế nào anh chị em có thể sử dụng những lời của Ê Sai để giúp các em hiểu sâu sắc hơn về điều mà Đấng Cứu Rỗi đã làm cho chúng?

Các Sinh Hoạt Khả Thi

  • Hãy trưng ra một vài bức hình mà mô tả nỗi đau đớn và cái chết của Chúa Giê Su Ky Tô (ví dụ, xin xem Sách Họa Phẩm Phúc Âm, các số 56, 57, 58). Cùng nhau đọc Ê Sai 53:3–6,9, và mời các em tìm kiếm những cụm từ mô tả các sự kiện trong những bức hình này. Hãy làm chứng rằng hàng trăm năm trước khi Chúa Giê Su Ky Tô chịu đau khổ cho chúng ta, những vị tiên tri như Ê Sai đã giảng dạy về những sự kiện quan trọng này. Tại sao là quan trọng để mọi người biết về những điều này trước nhiều năm như vậy? (xin xem An Ma 39:15–19).

  • Mời các em đọc Ê Sai 53:4–7 và tìm kiếm những từ miêu tả điều mà Đấng Cứu Rỗi đã chịu đau đớn cho chúng ta. Bảo các em hãy viết những từ này lên trên bảng. Tại sao Ngài chịu đau đớn cho “sự đau ốm”, “sự buồn bực”, “sự gian ác” của chúng ta? (xin xem thêm An Ma 7:11–12). Chia sẻ với các em về cách mà Đấng Cứu Rỗi đã giúp anh chị em gánh lấy sự đau ốm và buồn bực của mình. Hãy để các em chia sẻ cảm nghĩ của chúng về Đấng Cứu Rỗi và điều mà Ngài đã làm cho chúng.

Ê Sai 55:7–9

Đường lối của Chúa cao hơn đường lối của tôi.

Khi chúng ta hiểu rằng những ý tưởng và đường lối của Chúa cao hơn của chúng ta, thì chúng ta dễ dàng tin cậy Ngài hơn.

Các Sinh Hoạt Khả Thi

  • Hỏi các em xem chúng sẽ tìm đến ai khi gặp một vấn đề khó khăn, và tại sao. Cùng đọc với các em Ê Sai 55:8–9, và bảo chúng hãy lắng nghe lý do tại sao chúng ta nên tìm kiếm sự hướng dẫn từ Chúa khi cần sự giúp đỡ.

  • Hãy vẽ lên trên bảng bầu trời và mặt đất, và ghi tựa đề cho chúng là Các Tầng TrờiĐất. Sau đó hãy mời các em đọc Ê Sai 55:9 để biết xem Chúa đã so sánh điều gì với các tầng trời và đất, và bảo các em hãy thêm những điều này vào tựa đề của các hình vẽ. Việc ý tưởng và đường lối của Chúa “cao” hơn của chúng ta có ý nghĩa là gì? Tại sao việc biết được điều này là quan trọng?

  • Hãy thảo luận với các em về một số đường lối của Chúa mà cao hơn các đường lối của chúng ta. Ví dụ, Ngài đối xử với những kẻ phạm tội như thế nào? (xin xem Mác 2:15–17). Ngài dẫn dắt người khác như thế nào? (xin xem Ma Thi Ơ 20:25–28). Các đường lối của Ngài khác với các đường lối của người khác như thế nào? Nói cho các em biết về cách anh chị em đã học để tin cậy những đường lối và ý tưởng cao hơn từ Chúa.

Hình Ảnh
hình biểu tượng học tập

Khuyến Khích Việc Học Tập ở Nhà

Đề nghị với các em rằng chúng đặt ra mục tiêu để có thể giúp chúng đến gần Chúa Giê Su Ky Tô hơn, dựa vào một điều gì đó chúng học được trong lớp hôm nay. Mời các em chia sẻ mục tiêu đó với một người trong gia đình.

Cải Thiện Việc Giảng Dạy của Chúng Ta

Giúp trẻ em học hỏi từ thánh thư. Để giúp trẻ em nhỏ tuổi học hỏi từ thánh thư, hãy tập trung vào một câu thánh thư duy nhất hoặc thậm chí chỉ một cụm từ then chốt. Thỉnh thoảng, anh chị em có thể đọc một đoạn thánh thư và mời các em đứng dậy hoặc giơ tay lên khi chúng nghe một từ hay cụm từ cụ thể mà anh chị em muốn tập trung vào.

In