Hãy Đến Mà Theo Ta
Ngày 20–26 tháng Một. 1 Nê Phi 11–15: “Được Trang Bị bằng Sự Ngay Chính và bằng Quyền Năng của Thượng Đế”


“Ngày 20–26 tháng Một. 1 Nê Phi 11–15: ‘Được Trang Bị Bằng Sự Ngay Chính và Bằng Quyền Năng của Thượng Đế,’” Hãy Đến Mà Theo Ta—Dành Cho Trường Chủ Nhật: Sách Mặc Môn năm 2020 (năm 2020)

“Ngày 20–26 tháng Một. 1 Nê Phi 11–15.” Hãy Đến Mà Theo Ta—Dành Cho Trường Chủ Nhật: năm 2020

mọi người đang ăn trái của cây sự sống

Sweeter Than All Sweetness (Ngọt Ngào Hơn Hết Thảy), do Miguel Angel González Romero họa

Ngày 20–26 tháng Một

1 Nê Phi 11–15

″Được trang bị bằng Sự Ngay Chính và bằng Quyền Năng của Thượng Đế″

Hãy bắt đầu sự chuẩn bị của anh chị em bằng cách đọc 1 Nê Phi 11–15. Viết lại những suy nghĩ và ấn tượng về các đoạn và nguyên tắc mà anh chị em sẽ khuyến khích các thành viên trong lớp học thảo luận. Các ý kiến sau đây có thể giúp ích.

Ghi Lại Những Ấn Tượng của Anh Chị Em

hình biểu tượng chia sẻ

Mời Chia Sẻ

Những chương này chứa đựng các nguyên tắc mà những thành viên trong lớp học có thể muốn suy ngẫm khi họ chia sẻ phúc âm với người khác. Cân nhắc viết những câu hỏi như sau lên bảng và mời các thành viên trong lớp học chia sẻ những điều họ tìm thấy trong phần đọc của tuần này mà có thể giúp trả lời những câu hỏi sau:

  • Sự Bội Giáo và Sự Phục Hồi là gì?

  • Tại sao Sách Mặc Môn là cần thiết?

  • Làm thế nào tôi có thể biết các lẽ thật của Thượng Đế cho bản thân mình?

hình biểu tượng giảng dạy

Giảng Dạy Giáo Lý

1 Nê Phi 11:1–5, 13–33

Thượng Đế gửi Chúa Giê Su Ky Tô xuống như là một cách biểu lộ tình yêu thương của Ngài.

  • Một thiên sứ cho Nê Phi thấy những biểu tượng và sự kiện từ cuộc sống của Đấng Cứu Rỗi mà tượng trưng cho tình yêu thương của Thượng Đế. Anh chị em có thể thấy có ích để cả lớp tìm hiểu những biểu tượng và sự kiện, và thảo luận cách chúng tượng trưng cho tình yêu thương của Thượng Đế dành cho chúng ta. Có bất kỳ hình ảnh, video hay công cụ hỗ trợ trực quan khác mà anh chị em có thể cho thấy các sự kiện trong những câu này không? Cuộc sống và Sự Chuộc Tội của Đấng Cứu Rỗi giúp anh chị em hiểu tình yêu thương của Thượng Đế dành cho mình như thế nào?

1 Nê Phi 12–15

Thượng Đế sẽ giúp tôi chống lại ảnh hưởng của Sa Tan.

  • Các thành viên trong lớp học của anh chị em đôi khi có thể cảm thấy giống như những người trong khải tượng của Nê Phi, là những người lạc lối trong đám sương mù tối đen hay đối mặt với sự khinh miệt của những người trong tòa nhà rộng lớn vĩ đại. Anh chị em có thể hỏi cả lớp tại sao đám sương mù tối đen là một biểu tượng phù hợp cho sự cám dỗ (xin xem 1 Nê Phi 12:17) và tại sao tòa nhà rộng lớn vĩ đại là biểu tượng phù hợp cho những ảo ảnh hão huyền và sự kiêu căng của thế gian (xin xem 1 Nê Phi 12:18). Sau đó anh chị em có thể chia các chương 12–15 cho các thành viên trong lớp học và mời họ tìm kiếm những câu thánh thư dạy cách mà Thượng Đế sẽ giúp chúng ta vượt qua cám dỗ, sự hão huyền và tính kiêu ngạo (ví dụ, xin xem 1 Nê Phi 13:34–40; 14:14).

  • Làm thế nào anh chị em có thể giúp các thành viên trong lớp học của mình hiểu rõ hơn quyền năng đến từ lời của Thượng Đế? (xin xem 1 Nê Phi 15:24). Anh chị em có thể mời họ thảo luận những câu hỏi như sau: Nê Phi đã biết được gì về quyền năng trong lời của Thượng Đế? Sa Tan cố gắng phá hoại lời của Thượng Đế như thế nào? (xin xem 1 Nê Phi 13:26–29). Chúa và các vị tiên tri của Ngài đã làm gì để gìn giữ lời của Ngài? Như là một phần của cuộc thảo luận, anh chị em có thể yêu cầu vài thành viên trong lớp học chia sẻ cách họ học tập thánh thư và điều họ làm để áp dụng lời của Thượng Đế vào cuộc sống hằng ngày của mình.

1 Nê Phi 13

Chúa đã chuẩn bị con đường cho Sự Phục Hồi Giáo Hội của Ngài.

  • Một biểu đồ đánh dấu các mốc thời gian sẽ giúp các thành viên trong lớp học hiểu về các sự kiện của Sự Phục Hồi trong khải tượng của Nê Phi. Anh chị em có thể yêu cầu các thành viên trong lớp học vẽ một biểu đồ đánh dấu các mốc thời gian lên bảng, với các sự kiện họ tìm thấy được mô tả trong 1 Nê Phi 13. Những sự kiện nào trong số đó đã diễn ra rồi? Sự kiện nào đang diễn ra bây giờ? Cân nhắc việc chia sẻ lời trích dẫn trong “Những Nguồn Tài Liệu Bổ Sung” của George Washington, tổng thống đầu tiên của nước Mỹ, cho thấy rằng ông đã nhận ra ảnh hưởng của Thượng Đế lên Cuộc Cách Mạng Hoa Kỳ, một sự kiện chuẩn bị con đường cho Sự Phục Hồi.

  • Làm thế nào các thành viên trong lớp học sử dụng 1 Nê Phi 13 để giải thích với một ai đó thuộc tín ngưỡng khác lý do tại sao Sự Phục Hồi là cần thiết? (ví dụ, xin xem 1 Nê Phi 13:26–29, 35–42). Có những câu thánh thư nào khác mà các thành viên trong lớp học có thể sử dụng để giúp người khác hiểu tại sao Sự Phục Hồi là cần thiết? (để có thêm ví dụ, xin xem Sách Hướng Dẫn Thánh Thư, “Phúc Âm, Sự Phục Hồi”). Các thành viên trong lớp học có thể được lợi ích từ việc đóng diễn cách họ sẽ giải thích cho một người nào đó về sự cần thiết của Sự Phục Hồi và nó đã ban phước cho họ như thế nào.

1 Nê Phi 13:20–41

Sách Mặc Môn giảng dạy các lẽ thật minh bạch và quý báu.

  • Có thể có ích để sử dụng 1 Nê Phi 13:20–41 để bắt đầu một cuộc thảo luận về lý do tại sao chúng ta cần Sách Mặc Môn. Các thành viên trong lớp học có thể liệt kê một số “điều minh bạch và quý giá” mà đã bị mất khỏi Kinh Thánh và được phục hồi qua Sách Mặc Môn (để có một số ví dụ, xin xem các câu 26 và 39 hoặc bản liệt kê trong “Những Nguồn Tài Liệu Bổ Sung”). Anh chị em cũng có thể muốn mời một số thành viên trong lớp học chia sẻ cách mà những “điều minh bạch và quý giá” được phục hồi này đã giúp họ trở nên gần Thượng Đế hơn.

    gia đình đang đọc thánh thư

    Thánh Linh có thể giúp chúng ta khám phá “những điều minh bạch và quý giá” cho bản thân mình.

  • Cân nhắc cho xem video “The Book of Mormon—a Book from God (Sách Mặc Môn—một Quyển Sách từ Thượng Đế)” (ChurchofJesusChrist.org), và mời các thành viên trong lớp học chia sẻ điều video này dạy chúng ta về lý do tại sao chúng ta cần Sách Mặc Môn. Hoặc anh chị em có thể mời một thành viên trong lớp học vẽ lên bảng hình minh họa mô tả lời trích dẫn của Anh Cả Tad R. Callister trong “Những Những Nguồn Tài Liệu Bổ Sung.” Sau đó các thành viên trong lớp học có thể chia sẻ cách mà Sách Mặc Môn đã giúp họ hiểu rõ hơn về phúc âm của Chúa Giê Su Ky Tô.

    2:3
hình biểu tượng học tập

Khuyến Khích Việc Học tại Nhà

Để khuyến khích các thành viên trong lớp học đọc 1 Nê Phi 16–22 trong tuần tới, anh chị em có thể đề cập rằng đoạn thánh thư đó có một câu chuyện mà có thể soi dẫn và giúp đỡ họ khi họ được yêu cầu làm điều gì đó dường như không thể làm được.

hình biểu tượng các nguồn tài liệu

Những Nguồn Tài Liệu Bổ Sung

Bàn tay của Thượng Đế trong Cuộc Cách Mạng Hoa Kỳ.

George Washington đã nói: “Một người phải thực sự tệ hại nếu nhìn vào các sự kiện của cuộc Cách Mạng Hoa Kỳ mà không cảm thấy lòng biết ơn chân thành nhất đối với Đấng Sáng Tạo Ra Vũ Trụ, là Đấng mà sự bảo vệ thiêng liêng của Ngài thường xuyên được biểu lộ trước chúng ta” (Thư gửi Samuel Langdon, ngày 28 tháng Chín năm 1789, founders.archives.gov/documents/Washington/05-04-02-0070).

Các điều được liệt kê về Sách Mặc Môn của Chủ Tịch Russell M. Nelson.

Từ “Sách Mặc Môn: Cuộc Sống Của Chúng Ta Sẽ Ra Sao Nếu Không Có Sách Này?” (Liahona, tháng Mười Một năm 2017, trang 60–63).

Sách Mặc Môn bác bỏ những quan niệm rằng:

  • Sự mặc khải kết thúc khi có Kinh Thánh.

  • Trẻ sơ sinh cần được báp têm.

  • Hạnh phúc có thể được tìm thấy trong sự tà ác.

  • Lòng tốt cá nhân là đủ cho sự tôn cao (các giáo lễ và giao ước là cần thiết).

  • Sự Sa Ngã của A Đam làm loài người ô uế với “tội lỗi nguyên thủy.”

Sách Mặc Môn làm rõ sự hiểu biết về:

  • Cuộc sống tiền dương thế của chúng ta.

  • Cái chết. Cái chết là thành phần cần thiết trong kế hoạch hạnh phúc vĩ đại của Thượng Đế.

  • Cuộc sống sau cái chết bắt đầu ở thiên đường.

  • Cách mà thể xác được sự phục sinh, hợp nhất lại với linh hồn của thể xác đó, trở thành một người bất diệt.

  • Cách mà Chúa phán xét chúng ta tùy theo những việc làm của mình và ước muốn của lòng mình.

  • Cách các giáo lễ được thực hiện đúng đắn: ví dụ, phép báp têm, lễ Tiệc Thánh, truyền giao Đức Thánh Linh.

  • Sự Chuộc Tội của Chúa Giê Su Ky Tô.

  • Sự Phục Sinh.

  • Vai trò quan trọng của các thiên sứ.

  • Tính chất vĩnh cửu của chức tư tế.

  • Cách mà hành vi của con người được ảnh hưởng bởi sức mạnh của ngôn từ hơn là sức mạnh của gươm đao.

Chúng ta cần Sách Mặc Môn.

Anh Cả Tad R. Callister đã dạy:

“Kinh Thánh là một chứng thư về Chúa Giê Su Ky Tô; Sách Mặc Môn là một chứng thư khác. Tại sao chứng thư thứ hai này lại chủ yếu như vậy? Ví dụ minh họa sau đây có thể giúp ích: Các anh chị em có thể vẽ bao nhiêu đường thẳng xuyên qua một điểm duy nhất trên một tờ giấy? Câu trả lời là vô số đường thẳng. Trong một chốc lát, hãy giả sử rằng điểm duy nhất đó tượng trưng cho Kinh Thánh, và hàng trăm đường thẳng vẽ xuyên qua điểm đó tượng trưng cho những cách giải thích khác nhau về Kinh Thánh, và rằng mỗi một trong những cách giải thích đó tượng trưng cho một giáo hội khác.

“Tuy nhiên, điều gì sẽ xảy ra nếu trên tờ giấy đó, có một điểm thứ hai tượng trưng cho Sách Mặc Môn? Các anh chị em có thể vẽ bao nhiêu đường thẳng giữa hai điểm chuẩn này tượng trưng cho Kinh Thánh và Sách Mặc Môn? Chỉ một đường thẳng mà thôi. Chỉ có một cách giải thích rằng các giáo lý của Đấng Ky Tô có thể tồn tại nhờ vào lời chứng của hai chứng thư này” (“Sách Mặc Môn—một Quyển Sách từ Thượng Đế,” Liahona, tháng Mười Một năm 2011, trang 75).

Cải Thiện Việc Giảng Dạy Của Chúng Ta

Hướng dẫn những cuộc thảo luận đầy soi dẫn. Mọi người đều có một điều gì đó để đóng góp cho các cuộc thảo luận trong lớp học, nhưng đôi khi không phải ai cũng đều có cơ hội cả. Hãy tìm cách gia tăng cơ hội cho các thành viên trong lớp học để chia sẻ chứng ngôn của họ. (Xin xem Giảng Dạy theo Cách của Đấng Cứu Rỗi, trang 33.)