Hãy Đến Mà Theo Ta
Ngày 7–13 tháng Chín. 3 Nê Phi 1–7: “Con Hãy Ngẩng Đầu Vui Vẻ Đi”


“Ngày 7–13 tháng Chín. 3 Nê Phi 1–7: ‘Con Hãy Ngẩng Đầu Vui Vẻ Đi,’” Hãy Đến Mà Theo Ta—Dành Cho Trường Chủ Nhật: Sách Mặc Môn năm 2020 (năm 2020)

“Ngày 7–13 tháng Chín. 3 Nê Phi 1–7,” Hãy Đến Mà Theo Ta—Dành Cho Trường Chủ Nhật: năm 2020

Người dân Nê Phi chứng kiến ban ngày không có mặt trời

One Day, One Night, and One Day (Một Ngày, Một Đêm và Một Ngày), tranh do Jorge Cocco họa

Ngày 7–13 tháng Chín

3 Nê Phi 1–7

“Con Hãy Ngẩng Đầu Vui Vẻ Đi”

Đức Thánh Linh có thể gây ấn tượng cho anh chị em để tập trung vào những nguyên tắc cụ thể từ 3 Nê Phi 1–7 trong lớp. Đó có thể là những nguyên tắc mà sẽ ban phước cho người nào đó đang cần giúp đỡ.

Ghi Lại Những Ấn Tượng của Anh Chị Em

hình biểu tượng chia sẻ

Mời Chia Sẻ

Để giúp các thành viên trong lớp chia sẻ những điều họ đang học ở nhà, hãy yêu cầu họ viết lên những mẩu giấy những lẽ thật mà họ tìm thấy trong 3 Nê Phi 1–7 và các câu thánh thư tham khảo cho những lẽ thật đó. Đặt những mẩu giấy đó vào trong một cái hộp đựng và lấy ra vài mẩu để cả lớp thảo luận. Khi các thành viên trong lớp chia sẻ, hãy cân nhắc nếu có những ý kiến liên quan trong đại cương này mà có thể làm cuộc thảo luận sâu sắc thêm và thu hút các thành viên khác trong lớp.

hình biểu tượng giảng dạy

Giảng Dạy Giáo Lý

3 Nê Phi 1–7

Sự cải đạo là một tiến trình đòi hỏi nỗ lực siêng năng.

  • 3 Nê Phi 1–7 mô tả những người được cải đạo đến với Chúa Giê Su Ky Tô và phúc âm của Ngài, và những người khác thì không. Để giúp lớp của anh chị em nhận ra điều tạo nên sự khác biệt giữa các nhóm người này, anh chị em có thể tạo một bảng biểu trên bảng với những tiêu đề sau: Những niềm tin và hành động làm suy yếu sự cải đạoNhững niềm tin và hành động củng cố sự cải đạo. Chia những câu thánh thư tham khảo dưới đây cho các thành viên trong lớp, và mời họ điền vào bảng biểu những điều họ tìm thấy (ví dụ như câu thánh thư tham khảo đầu tiên).

    Làm thế nào chúng ta có thể giữ cho sự cải đạo của mình được mạnh mẽ bất chấp sự chống đối?

  • Lớp học của anh chị em có thể hứng thú để tìm hiểu cách củng cố những người mà 3 Nê Phi 1:27–30 gọi là “thế hệ đang lên.” Anh chị em có thể yêu cầu các thành viên trong lớp tìm trong những câu thánh thư này các lý do tại sao những người dân Nê Phi và La Man trẻ tuổi không có khả năng để chống lại sự tà ác xung quanh họ. Điều này có thể dẫn đến một cuộc thảo luận về một số thử thách mà thế hệ đang lên ngày nay đang đối mặt và những cách thức tốt nhất để giúp họ phát triển đức tin nơi Đấng Ky Tô. Một vài gợi ý được tìm thấy trong “Những Nguồn Tài Liệu Bổ Sung.”

3 Nê Phi 1:4–21; 5:1–3

Chúa sẽ làm ứng nghiệm tất cả những lời nói của Ngài.

  • Việc đọc những câu chuyện trong 3 Nê Phi 1:4–215:1–3 có thể củng cố đức tin của các thành viên trong lớp của anh chị em nơi những lời hứa của Chúa. Các thành viên trong lớp có thể đọc cùng nhau 3 Nê Phi 1:4–7 và liệt kê lên bảng điều họ có thể cảm thấy thế nào nếu họ là những người có đức tin được mô tả trong các câu này. Họ cũng có thể nghĩ về những hoàn cảnh tương tự mà chúng ta có thể đối mặt ngày nay. Chúng ta học được điều gì từ 3 Nê Phi 1:8–215:1–3 về Chúa và những lời hứa của Ngài? Để mở rộng cuộc thảo luận, anh chị em có thể ôn lại một bài hát về việc tin tưởng Thượng Đế. Các thành viên trong lớp cũng có thể chia sẻ những kinh nghiệm khi đức tin và sự tin tưởng của họ nơi Thượng Đế được đền đáp, bất chấp sự chống đối.

3 Nê Phi 1:4–15; 5:12–26; 6:10–15; 7:15–26

Chúng ta là các môn đồ của Chúa Giê Su Ky Tô.

  • Mặc Môn đã tuyên bố: “Này, tôi là một môn đồ của Chúa Giê Su Ky Tô” (3 Nê Phi 5:13). Để tìm hiểu cùng với lớp của anh chị em ý nghĩa của việc trở thành một môn đồ, anh chị em có thể mời các thành viên trong lớp tra cứu 3 Nê Phi 1:4–15; 5:12–26; 6:10–15; và 7:15–26, tìm kiếm những phẩm chất, niềm tin và hành động của các môn đồ của Đấng Ky Tô. Cân nhắc cho các thành viên trong lớp vài phút để suy ngẫm và viết xuống những điều họ có thể làm để trở thành một môn đồ tốt hơn của Chúa Giê Su Ky Tô.

3 Nê Phi 2:11–12; 3:12–26; 5:24–26

Khi những người ngay chính quy tụ lại, Chúa có thể củng cố và bảo vệ họ.

  • Một phần lý do khiến dân Nê Phi có thể đánh bại bọn cướp Ga Đi An Tôn là vì họ đã gia nhập lực lượng với những người La Man cải đạo và đi theo sự hướng dẫn được soi dẫn của La Cô Nê để “quy tụ lại” ở Gia Ra Hem La (3 Nê Phi 3:22). Câu chuyện này có thể có những bài học nào cho các thành viên trong lớp của anh chị em? Anh chị em có thể yêu cầu họ chia sẻ những kinh nghiệm khi họ được củng cố bởi những người ngay chính xung quanh mình. Sau đó, anh chị em có thể mời các thành viên trong lớp ôn lại 3 Nê Phi 3:12–26, tìm kiếm những lý do khiến dân Nê Phi quy tụ lại và những phước lành mà họ đã trải qua. Làm thế nào chúng ta có được những phước lành như vậy khi chúng ta quy tụ cùng các thành viên trong gia đình hoặc các chi nhánh và tiểu giáo khu? Chúng ta có thể học thêm điều gì về sự quy tụ từ 3 Nê Phi 5:24–26?

  • Việc đọc 3 Nê Phi 3 có thể là một cơ hội để giúp các thành viên trong lớp thấy chúng ta mạnh mẽ hơn bao nhiêu khi chúng ta quy tụ cùng nhau trong sự ngay chính. Anh chị em có thể nghĩ ra một bài học bằng đồ vật mà cho thấy một thứ gì đó yếu ớt trở nên mạnh mẽ hơn khi được kết hợp với những thứ khác. Mời các thành viên trong lớp tưởng tượng rằng họ được yêu cầu để thuyết phục dân Nê Phi về lợi ích của việc quy tụ lại với nhau, như được mô tả trong các câu 12–26. Họ có thể thảo luận theo nhóm về cách thức làm điều này, dựa trên những gì họ đọc trong các câu thánh thư này. Mời họ chia sẻ những ý kiến của họ. Sau đó, cả lớp có thể thảo luận những câu hỏi như: Chúng ta đối mặt với những thử thách nào mà giống với đảng cướp Ga Đi An Tôn? Làm thế nào chúng ta có thể làm cho ngôi nhà và tiểu giáo khu của mình thành nơi trú ẩn?

3 Nê Phi 3:1–13

Chúng ta không cần phải sợ Sa Tan.

  • Bức thư viết bởi Ghi Đi An Hi, thủ lãnh của đảng cướp Ga Đi An Tôn, là một nỗ lực để đe dọa và lừa dối dân Nê Phi. Các thành viên trong lớp có thể xem lại lời của hắn trong 3 Nê Phi 3:2–10 và so sánh chúng với những cách thức Sa Tan cố gắng để lừa dối chúng ta ngày nay. Chúng ta học được điều gì từ phản ứng của La Cô Nê, vị trưởng phán quan của dân Nê Phi?

hình biểu tượng học tập

Khuyến Khích Việc Học ở Nhà

Để tạo cảm hứng cho các thành viên trong lớp của anh chị em đọc 3 Nê Phi 8–11 cho lớp tuần sau, hãy nói với họ rằng 3 Nê Phi 11 chứa đựng “sự kiện vinh quang” trong Sách Mặc Môn—giáo vụ của chính Chúa Giê Su Ky Tô giữa dân Nê Phi (xin xem lời giới thiệu Sách Mặc Môn).

hình biểu tượng các nguồn tài liệu

Những Nguồn Tài Liệu Bổ Sung

Giúp xây dựng đức tin cho thế hệ đang lên.

Anh Cả Valeri V. Cordón thuộc Nhóm Túc Số Thầy Bảy Mươi đã gợi ý ba cách để giúp thế hệ đang lên trung thành với phúc âm:

  1. “Siêng Năng Hơn và Biết Lo Lắng Hơn trong Gia Đình. … Việc dạy dỗ có tác động mạnh mẽ là điều vô cùng quan trọng để bảo tồn phúc âm trong gia đình của chúng ta, và đòi hỏi sự siêng năng và nỗ lực. Chúng ta đã được mời gọi nhiều lần để tạo ra thói quen học tập thánh thư cá nhân và với gia đình hằng ngày. Nhiều gia đình đang làm điều này đều được ban phước mỗi ngày với tình đoàn kết chặt chẽ và mối quan hệ gần gũi với Chúa hơn.”

  2. “Nêu Gương Sáng trong Gia Đình. … Chỉ nói chuyện với con cái về tầm quan trọng của việc kết hôn trong đền thờ, nhịn ăn, và giữ ngày Sa Bát được thánh là không đủ. Chúng cần phải nhìn thấy chúng ta dành ra thời gian từ lịch trình của mình để tham dự đền thờ càng thường xuyên càng tốt. Chúng cần phải thấy sự cam kết của chúng ta để nhịn ăn thường xuyên và giữ cho cả ngày Sa Bát được thánh.”

  3. “Truyền thống. … Gia đình chúng ta cần phải tránh bất cứ truyền thống nào mà sẽ ngăn cản chúng ta giữ ngày Sa Bát được thánh hoặc học tập thánh thư hàng ngày và cầu nguyện ở nhà. Chúng ta cần phải ngăn chặn hình ảnh sách báo khiêu dâm và tất cả các ảnh hưởng xấu xa trực tuyến khác đến với các thiết bị điện tử của mình. Để chống lại các truyền thống của thế gian trong thời kỳ của mình, chúng ta cần phải sử dụng thánh thư và tiếng nói của các vị tiên tri hiện đại của chúng ta để dạy cho con cái biết về nguồn gốc thiêng liêng của chúng, mục đích của chúng trong cuộc sống và sứ mệnh thiêng liêng của Chúa Giê Su Ky Tô” (“Ngôn Ngữ Phúc Âm,” Liahona, tháng Năm năm 2017, trang 56–57; chữ nghiêng được thêm vào).

Cải Thiện Việc Giảng Dạy Của Chúng Ta

Hãy quan tâm đến những người đang gặp khó khăn. Đôi khi các thành viên trong lớp đang gặp khó khăn cần được quan tâm để cảm thấy được yêu thương. Hãy cân nhắc yêu cầu họ nhận một vai trò trong bài học tới hoặc đảm bảo rằng họ có phương tiện đi đến nhà thờ. Đừng bỏ cuộc khi họ không đáp ứng với những nỗ lực ban đầu của anh chị em. (Xin xem Giảng Dạy theo Cách của Đấng Cứu Rỗi, trang 8–9.)