Hãy Đến Mà Theo Ta
Ngày 31 tháng Tám–Ngày 6 tháng Chín. Hê La Man 13–16: “Tin Lành Vui Mừng Lớn Lao”


“Ngày 31 tháng Tám–Ngày 6 tháng Chín. Hê La Man 13–16: ‘Tin Lành Vui Mừng Lớn Lao,’” Hãy Đến Mà Theo Ta—Dành Cho Trường Chủ Nhật: Sách Mặc Môn năm 2020 (năm 2020)

“Ngày 31 tháng Tám–Ngày 6 tháng Chín. Hê La Man 13–16,” Hãy Đến Mà Theo Ta—Dành Cho Trường Chủ Nhật: năm 2020

Sa Mu Ên người La Man giảng dạy trên tường thành

Samuel the Lamanite on the Wall (Sa Mu Ên Người La Man Đứng trên Tường Thành), tranh do Arnold Friberg họa

Ngày 31 tháng Tám–Ngày 6 tháng Chín

Hê La Man 13–16

“Tin Lành Vui Mừng Lớn Lao”

Những lời giảng dạy và lời tiên tri nào của Sa Mu Ên người La Man mà anh chị em cảm thấy có ích nhất cho lớp của mình? Khi anh chị em học tập Hê La Man 13–16, hãy suy ngẫm cách thức mà anh chị em có thể giúp họ tìm kiếm ý nghĩa của những chương này.

Ghi Lại Những Ấn Tượng của Anh Chị Em

hình biểu tượng chia sẻ

Mời Chia Sẻ

Mời các thành viên trong lớp chia sẻ với người bên cạnh những điều họ học được, những điều họ hiểu rõ hơn hoặc điều gì đó họ áp dụng khi họ đọc câu chuyện về Sa Mu Ên người La Man trong Hê La Man 13–16 tuần này. Sau đó, để một vài người trong số họ chia sẻ với lớp.

hình biểu tượng giảng dạy

Giảng Dạy Giáo Lý

Hê La Man 13

Các tôi tớ của Chúa nói và hành động theo sự hướng dẫn của Thượng Đế.

  • Chúa đã yêu cầu Sa Mu Ên người La Man làm một điều dường như rất khó: thuyết giảng với những người trước đây đã đuổi ông ra khỏi thành phố của họ. Việc đọc Hê La Man 13:2–5 có thể nhắc nhở các thành viên trong lớp về những điều khó khăn mà Chúa yêu cầu họ thực hiện. Mời họ chia sẻ kinh nghiệm của họ. Chúa đã giúp họ như thế nào? Ví dụ, các thành viên trong lớp có thể chia sẻ những kinh nghiệm khi Chúa tác động đến tấm lòng của họ và Ngài muốn họ nói chuyện với một người nào đó (xin xem câu 4). Các thành viên trong lớp đã nhìn thấy những phước lành gì khi họ tuân theo sự hướng dẫn của Chúa?

    Chủ Tịch Russell M. Nelson

    Vị tiên tri chỉ đường cho chúng ta đến với Chúa Giê Su Ky Tô.

  • Mặc dù những lời cảnh báo của Sa Mu Ên là dành cho những người Nê Phi cứng lòng, nhưng Hê La Man 13 cũng có một số bài học cho tất cả chúng ta. Để giúp các thành viên trong lớp tìm kiếm ý nghĩa dành cho họ trong lời của ông, anh chị em có thể mời họ tra cứu Hê La Man 13 để tìm một sứ điệp mà dường như liên quan đến thời đại của chúng ta. (Nếu họ cần sự giúp đỡ, anh chị em có thể viết những câu thánh thư sau đây lên bảng: 8, 21–22, 26–29, 31, và 38.) Sau đó, họ có thể chia sẻ những điều họ tìm thấy theo từng cặp, theo nhóm nhỏ hoặc với toàn bộ lớp. Những sứ điệp tương tự nào mà các vị tiên tri đã nói với chúng ta ngày nay?

Hê La Man 14; 16:13–23

Những điềm triệu và điều kỳ diệu có thể củng cố đức tin của những người không cứng lòng.

  • Đại cương của tuần này trong Hãy Đến Mà Theo Ta—Dành Cho Cá Nhân và Gia Đình gợi ý việc tìm kiếm những điềm triệu mà Chúa đã ban cho chúng ta “để cho [chúng ta] có thể tin nơi danh Ngài” (Hê La Man 14:12). Các thành viên trong lớp có thể chia sẻ những điều họ khám phá ra khi họ suy ngẫm ý kiến này. Hãy chắc chắn chỉ ra rằng các điềm triệu trong cuộc sống của chúng ta có thể ít kịch tính và mang tính cá nhân nhiều hơn so với các điềm triệu mà Sa Mu Ên đã tiên đoán. Những mục đích khác cho các điềm triệu được gợi ý trong Hê La Man 14:28–30 là gì? Các thành viên trong lớp cũng có thể chia sẻ những điều khác mà Chúa đã làm để giúp họ phát triển đức tin nơi Ngài.

  • Việc đọc về cách các lời tiên tri của Sa Mu Ên được làm tròn có thể xây đắp đức tin của các thành viên trong lớp nơi Chúa Giê Su Ky Tô và giáo vụ của Ngài. Các thành viên trong lớp có thể sử dụng Hê La Man để tạo ra một bảng biểu mà liệt kê các lời tiên tri của Sa Mu Ên về sự ra đời và cái chết của Đấng Ky Tô ở một bên và các câu thánh thư tham khảo mà trong đó các lời tiên tri này được làm tròn ở phía bên kia. Một số câu thánh thư tham khảo này nó thể gồm có các câu thánh thư từ 3 Nê Phi 1:15–213 Nê Phi 8:5–25. Tại sao là điều quan trọng để chúng ta biết về những lời tiên tri này và sự ứng nghiệm của chúng?

  • Các thành viên trong lớp có thể để ý—trong Hê La Man 16 và những chỗ khác trong thánh thư—rằng những điềm triệu và điều kỳ diệu không cần thiết để làm một người tin nơi Đấng Ky Tô. Mời họ chia sẻ một số ví dụ từ thánh thư về những người nhìn thấy điềm triệu mà vẫn không tin. Theo Hê La Man 16:13–23, tại sao nhiều người ở thời của Sa Mu Ên người La Man không tin các điềm triệu và lời tiên tri? Làm thế nào Sa Tan thuyết phục mọi người để “ tin tưởng vào sức mạnh và sự khôn ngoan của mình” ngày nay? (Hê La Man 16:15). Chúng ta có thể học đuợc gì từ câu chuyện này mà có thể giúp chúng ta tránh những sai lầm tương tự?

Hê La Man 15:3

Chúa quở phạt những người Ngài yêu thương.

  • Những lời của Sa Mu Ên chứa đựng nhiều sự quở phạt nghiêm khắc, nhưng Hê La Man 15:3 đưa ra một quan điểm độc đáo về sự quở phạt từ Chúa. Một cách để giúp các thành viên trong lớp hiểu được quan điểm này là cùng nhau đọc câu thánh thư này và mời họ chia sẻ bằng chứng họ thấy về tình yêu và lòng thương xót của Chúa trong những lời tiên tri và cảnh báo của Sa Mu Ên. Làm thế nào sự quở phạt từ Chúa là một dấu hiệu về tình yêu thương của Ngài?

  • Để giúp các thành viên trong lớp hiểu rõ hơn sứ điệp trong Hê La Man 15:3, anh chị em có thể chia sẻ ba mục đích của sự quở phạt thiêng liêng được dạy bởi Anh Cả D. Todd Christofferson (xin xem “Những Nguồn Tài Liệu Bổ Sung”). Hãy chia lớp ra thành ba nhóm, và yêu cầu mỗi nhóm thảo luận một trong các mục đích này (thánh thư và đoạn video được gợi ý trong “Những Nguồn Tài Liệu Bổ Sung” có thể giúp ích). Sau đó, mỗi nhóm có thể chia sẻ với cả lớp bất kỳ hiểu biết nào từ cuộc thảo luận của họ để giúp họ hiểu rõ hơn rằng Chúa quở phạt những người mà Ngài yêu thương.

Hê La Man 16

Vị tiên tri chỉ đường cho chúng ta đến với Chúa.

  • Trong Hê La Man 16, chúng ta học được gì từ những người đã chấp nhận lời giảng dạy của Sa Mu Ên? Chúng ta học được gì từ những người đã chối bỏ ông? Có thể là đầy soi dẫn khi nghe các thành viên trong lớp chia sẻ làm thế nào họ đạt được chứng ngôn về tầm quan trọng của việc noi theo các vị tiên tri tại thế. Họ cũng có thể chia sẻ cách họ sẽ sử dụng Hê La Man 16 hoặc những lời của Anh Cả Andersen trong “Những Nguồn Tài Liệu Bổ Sung” để giải thích cho một người nào đó tại sao họ chọn để noi theo vị tiên tri.

hình biểu tượng học tập

Khuyến Khích Việc Học ở Nhà

Để khích lệ các thành viên trong lớp đọc 3 Nê Phi 1–7 tuần sau, anh chị em có thể nói với họ rằng nhiều lời tiên tri họ đọc trong tuần này sẽ được làm tròn trong các chương này.

hình biểu tượng các nguồn tài liệu

Những Nguồn Tài Liệu Bổ Sung

Mục đích của sự quở phạt thiêng liêng.

Anh Cả D. Todd Christofferson đã chia sẻ mục đích của sự quở phạt thiêng liêng (xin xem “Phàm Những Kẻ Ta Yêu thì Ta Quở Trách Sửa Phạt,” Liahona, tháng Năm năm 2011, trang 97–100):

  1. “Thuyết phục chúng ta phải hối cải.” Xin xem Ê The 2:14–15; Giáo Lý và Giao Ước 1:27; 93:41–50; 105:6.

  2. “Cải tiến và thánh hóa chúng ta.” Xin xem Mô Si A 23:21–22; Giáo Lý và Giao Ước 101:1–5; 136:31.

  3. “Đổi hướng lộ trình của chúng ta trong cuộc sống thành lộ trình mà Thượng Đế biết là con đường tốt hơn.” Xin xem câu chuyện của Chủ Tịch Hugh B. Brown and và bụi dâu trong bài nói chuyện của Anh Cả Christofferson (các trang 98–99).

Chúng ta vui mừng có một vị tiên tri.

Anh Cả NeilL. Andersen đã dạy rằng:

“Một vị tiên tri không đứng ở giữa anh chị em và Đấng Cứu Rỗi. Thay vì thế, ông đứng ở bên cạnh anh chị em và chỉ con đường dẫn đến Đấng Cứu Rỗi. Trách nhiệm lao nhất và món quà quý giá nhất của vị tiên tri dành cho chúng ta là lời chứng chắc chắn của ông, sự hiểu biết xác thực của ông, rằng Chúa Giê Su là Đấng Ky Tô. Giống như Phi E Rơ thời xưa, vị tiên tri của chúng ta tuyên bố: ‘[Ngài là] Đấng [Ky Tô], con Đức Chúa Trời hằng sống’ [Ma Thi Ơ 16:16; xin xem thêm Giăng 6:69].

“Vào một ngày trong tương lai, khi nhìn lại cuộc sống trần thế của mình, chúng ta sẽ vui mừng hãnh diện rằng mình đã bước đi trên thế gian vào thời điểm mà có một vị tiên tri tại thế. Vào ngày đó, tôi cầu nguyện rằng chúng ta sẽ có thể nói:

“Chúng ta đã lắng nghe ông. Chúng ta đã tin tưởng ông. Chúng ta đã học lời của ông với lòng kiên nhẫn và đức tin. Chúng ta đã cầu nguyện cho ông. Chúng ta đã cùng hiệp một với ông. Chúng ta đã có đủ khiêm nhường để noi theo ông. Chúng ta yêu mến ông” ( “Vị Tiên Tri của Thượng Đế,” Liahona, tháng Năm 2018, trang 27).

Cải Thiện Việc Giảng Dạy Của Chúng Ta

Hãy tìm cách hiểu những người anh chị em giảng dạy. Không có hai người nào giống hệt nhau. Mỗi người anh chị em giảng dạy có nguồn gốc, quan điểm, và các tài năng độc nhất vô nhị. Hãy cầu nguyện để biết cách anh chị em có thể sử dụng những sự khác nhau này để giúp các thành viên trong lớp học hỏi. Khi anh chị em hiểu rõ hơn những người mình giảng dạy, anh chị em có thể tạo ra được những giây phút giảng dạy đầy ý nghĩa và đáng nhớ cho họ. (Xin xem Giảng Dạy theo Cách của Đấng Cứu Rỗi, trang 7.)