Giáo Lý và Giao Ước năm 2021
Ngày 12–18 tháng Tư. Giáo Lý và Giao Ước 37–40: “Nếu Các Ngươi Không Hiệp Làm Một Thì Các Ngươi Không Phải Là Của Ta”


“Ngày 12–18 tháng Tư. Giáo Lý và Giao Ước 37–40: ‘Nếu Các Ngươi Không Hiệp Làm Một Thì Các Ngươi Không Phải Là Của Ta,’” Hãy Đến Mà Theo Ta—Dành Cho Trường Chủ Nhật: Giáo Lý và Giao Ước năm 2021 (2020)

“Ngày 12–18 tháng Tư. Giáo Lý và Giao Ước 37–40,” Hãy Đến Mà Theo Ta—Dành Cho Trường Chủ Nhật: năm 2021

Hình Ảnh
Các Thánh Hữu đang chuẩn bị di chuyển đi

Saints Move to Kirtland (Các Thánh Hữu Di Chuyển Đến Kirtland), tranh do Sam Lawlor họa

Ngày 12–18 tháng Tư

Giáo Lý và Giao Ước 37–40

“Nếu Các Ngươi Không Hiệp Làm Một Thì Các Ngươi Không Phải Là Của Ta”

Trước khi hoạch định những điều anh chị em sẽ làm trong lớp, hãy thành tâm học tập Giáo Lý và Giao Ước 37–40. Nhiều khả năng là anh chị em sẽ nhận được sự hướng dẫn thuộc linh trong khi chuẩn bị giảng dạy nếu anh chị em có những kinh nghiệm riêng với đoạn thánh thư này trước.

Ghi Lại Những Ấn Tượng của Anh Chị Em

Hình Ảnh
hình biểu tượng chia sẻ

Mời Chia Sẻ

Cân nhắc việc viết lên trên bảng câu Khi đọc Giáo Lý và Giao Ước 37–40, tôi cảm thấy Chúa đang phán bảo tôi . Các thành viên trong lớp có thể chia sẻ cách họ sẽ hoàn thành câu này. Hãy khuyến khích họ chia sẻ các câu thánh thư mà họ đã đọc trong câu trả lời của họ.

Hình Ảnh
hình biểu tượng giảng dạy

Giảng Dạy Giáo Lý

Giáo Lý và Giao Ước 37–38

Thượng Đế quy tụ chúng ta để ban phước cho chúng ta.

  • Đôi khi việc học hỏi từ những điều mặc khải trong Giáo Lý và Giao Ước sẽ dễ dàng hơn khi chúng ta nghĩ chính bản thân mình đang ở trong hoàn cảnh của những người mà những điều mặc khải đó được ban cho. Để giúp các thành viên trong lớp làm như vậy với các tiết 37–38, anh chị em có thể mời họ tưởng tượng là họ đang sống ở Fayette, New York, vào năm 1831. Một thành viên trong lớp có thể giả vờ làm Joseph Smith và đọc tiết 37 cho họ nghe. Chúng ta sẽ phản ứng đối với lệnh truyền này như thế nào? Có lẽ, các thành viên trong lớp có thể tưởng tượng rằng họ có một người bạn không muốn đến quy tụ ở Ohio; họ có thể tìm kiếm trong tiết 38 những nguyên tắc mà có thể khuyến khích người bạn của họ trung tin với lệnh truyền để quy tụ. (Nếu cần, anh chị em có thể hướng họ một cách cụ thể đến các câu 1–4, 11–12, 17–22, và 27–33.) Các thành viên trong lớp cũng có thể sẵn sàng chia sẻ cách những nguyên tắc tương tự đã giúp đỡ họ khi họ cần phải tuân theo một lệnh truyền có vẻ như rất khó.

  • Các Thánh Hữu Ngày Sau không còn được truyền lệnh phải quy tụ bằng cách di chuyển đến một địa điểm nữa, nhưng chúng ta vẫn quy tụ trong các gia đình, tiểu giáo khu, và giáo khu. Để thảo luận cách sự quy tụ này ban phước cho chúng ta ngày nay như thế nào, anh chị em có thể chia lớp ra thành hai nhóm. Yêu cầu một nhóm tra cứu Giáo Lý và Giao Ước 38:31–33 và tìm kiếm những phước lành áp dụng cho việc quy tụ với tính cách là các gia đình, và yêu cầu nhóm kia tra cứu cũng đoạn đó nhưng tìm kiếm những phước lành áp dụng cho việc quy tụ với tính cách là các tiểu giáo khu và giáo khu. Sau đó, cả hai nhóm có thể chia sẻ những suy nghĩ của họ với cả lớp. Chúng ta được ban phước bằng cách quy tụ lại với nhau với tính cách là một lớp Trường Chủ Nhật như thế nào?

Giáo Lý và Giao Ước 38:24–27

Dân của Thượng Đế cần phải hiệp làm một.

  • Các Thánh Hữu đến quy tụ ở Ohio đều có những hoàn cảnh khác nhau, nhưng Chúa truyền lệnh cho họ phải vượt qua những dị biệt của họ và “hiệp làm một” (câu 27). Tại sao đôi khi chúng ta không xem người khác như là những người bình đẳng với mình? Hãy khuyến khích các thành viên trong lớp suy ngẫm cách họ đối xử với nhau khi họ đọc Giáo Lý và Giao Ước 38:24–27. Việc quý trọng các anh chị em của mình như bản thân mình có nghĩa là gì? Tại sao chúng ta không phải thực sự là dân của Thượng Đế nếu không đoàn kết với nhau?

  • Việc đọc Giáo Lý và Giao Ước 38:24–27 có thể dẫn đến một cuộc thảo luận về tình đoàn kết trong các mối quan hệ của chúng ta—với tư cách là các tín hữu trong tiểu giáo khu, người trong gia đình, và vân vân. Họ cũng có thể suy ngẫm và chia sẻ suy nghĩ về một câu hỏi như “Tôi có thể làm gì để giúp tiểu giáo khu của mình cảm thấy đoàn kết hơn?”

Giáo Lý và Giao Ước 38:39; 39–40

Đức Chúa Cha mong muốn ban cho chúng ta của cải vĩnh cửu.

  • Việc lập một biểu đồ có thể giúp các thành viên trong lớp thảo luận Giáo Lý và Giao Ước 38:39. Trong một cột, các thành viên trong lớp có thể liệt kê những “của cải của thế gian,” hoặc những thứ mà được cho là có giá trị ở đây nhưng không tồn tại cho đến cuộc sống mai sau. Trong cột kia, họ có thể liệt kê những “của cải vĩnh cửu,” hoặc những thứ mà Thượng Đế coi trọng và có thể tồn tại mãi mãi. Kinh nghiệm nào đã dạy cho chúng ta rằng của cải vĩnh cửu có giá trị hơn là của cải của thế gian?

  • Giống như nhiều người trong chúng ta, James Covel đã có những ước muốn ngay chính. Nhưng việc ông không tuân theo đường lối của Thượng Đế là một lời cảnh báo quan trọng cho tất cả chúng ta. Để giúp các thành viên trong lớp học hỏi từ kinh nghiệm của Covey, anh chị em có thể mời một số thành viên giúp anh chị em tìm kiếm trong tiết 39 những điều Chúa yêu cầu ông làm. Những người khác có thể tìm kiếm các phước lành đã được hứa với ông nếu ông biết vâng lời. Họ cũng có thể tra cứu tiết 40 để khám phá lý do tại sao James Covel đã không nhận được các phước lành này. Kinh nghiệm này có thể áp dụng cho chúng ta như thế nào? “Những nỗi lo lắng trần tục” nào đôi khi ngăn cản chúng ta nhận được lời của Thượng Đế “một cách vui sướng”? (Giáo Lý và Giao Ước 40:2).

Cải Thiện Việc Giảng Dạy Của Chúng Ta

Đừng cố gắng dạy hết bài học. “Có nhiều điều để thảo luận trong mỗi bài học, nhưng không cần phải dạy hết mọi điều trong một tiết học để làm cảm động lòng của một người nào đó—thường là một hoặc hai nguyên tắc chính yếu là đủ” (Giảng Dạy Theo Cách của Đấng Cứu Rỗi, trang 7). Đức Thánh Linh, những ý kiến phản hồi của các thành viên trong lớp, và những ý kiến trong đề cương này có thể giúp anh chị em biết phải tập trung vào những điều gì.

In