“Ngày 19–25 tháng Tư. Giáo Lý và Giao Ước 41–44: “Luật Pháp của Ta để Cai Quản Giáo Hội Ta,’” Hãy Đến Mà Theo Ta—Dành Cho Trường Chủ Nhật: Giáo Lý và Giao Ước năm 2021 (2020)
“Ngày 19–25 tháng Tư. Giáo Lý và Giao Ước 41–44,” Hãy Đến Mà Theo Ta—Dành Cho Trường Chủ Nhật
Ngày 19–25 tháng Tư
Giáo Lý và Giao Ước 41–44
“Luật Pháp của Ta để Cai Quản Giáo Hội Ta”
Anh chị em sẽ không thể thảo luận chung với cả lớp về mọi nguyên tắc được giảng dạy trong Giáo Lý và Giao Ước 41–44. Hãy tìm kiếm sự soi dẫn để giúp anh chị em chọn ra các nguyên tắc phù hợp nhất đối với lớp của anh chị em.
Ghi Lại Những Ấn Tượng của Anh Chị Em
Mời Chia Sẻ
Khi những điều mặc khải trong tiết 42 được xuất bản, Joseph Smith đã viết rằng Các Thánh Hữu “tiếp nhận những điều mặc khải này một cách vui sướng” (“Letter to Martin Harris,” ngày 22 tháng Hai năm 1831, josephsmithpapers.org). Hãy khuyến khích các thành viên trong lớp chia sẻ bất cứ điều gì từ việc học tập riêng cá nhân hoặc chung với gia đình tuần này mà họ đã vui vẻ tiếp nhận.
Giảng Dạy Giáo Lý
Các luật pháp của Thượng Đế cai quản Giáo Hội Ngài và có thể cai quản cuộc sống của chúng ta.
-
Trong Giáo Lý và Giao Ước 41, Chúa giúp Các Thánh Hữu chuẩn bị để tiếp nhận luật pháp của Ngài mà Ngài sẽ tiết lộ chỉ vài ngày sau đó (xin xem tiết 42). Làm thế nào điều mặc khải trong tiết 41 đã giúp Các Thánh Hữu tiếp nhận luật pháp của Thượng Đế? Để giúp các thành viên trong lớp trả lời câu hỏi này, anh chị em có thể mời họ đọc Giáo Lý và Giao Ước 41:1–6 và tìm kiếm những nguyên tắc mà có thể giúp chúng ta tiếp nhận luật pháp của Thượng Đế. Làm thế nào chúng ta có thể áp dụng những nguyên tắc này khi chúng ta có cơ hội để nhận được sự chỉ dẫn của Chúa?
-
Đề cương của tuần này trong tài liệu Hãy Đến Mà Theo Ta—Dành Cho Cá Nhân và Gia Đình đề nghị chia tiết 42 thành năm nhóm câu mà mỗi nhóm tượng trưng cho một nguyên tắc phúc âm quan trọng. Việc chia nhóm câu như thế này có thể giúp anh chị em dễ thảo luận tiết này chung với cả lớp. Ví dụ, anh chị em có thể viết các đoạn thánh thư tham khảo lên trên bảng và mời mỗi thành viên trong lớp chọn ra một nhóm. Yêu cầu các thành viên trong lớp đọc các câu của họ và tìm kiếm một điều gì đó mà họ cảm thấy là quan trọng đối với chúng ta trong thời kỳ của chúng ta. Sau đó, họ có thể chia sẻ những ví dụ từ cuộc sống riêng của họ mà minh họa cách chúng ta đã được ban phước khi chúng ta quản lý cuộc sống của mình bằng các luật pháp này.
Chúa yêu cầu các tôi tớ của Ngài phải hy sinh.
-
Edward Partridge, vị giám trợ đầu tiên của Giáo Hội phục hồi, đã được truyền lệnh phải từ bỏ sự nghiệp của ông và “đem hết thì giờ” phục vụ trong chức vụ kêu gọi của mình. Tuy không được yêu cầu phải làm như thế nhưng chúng ta tìm thấy điều gì trong các câu này mà có thể áp dụng vào việc phục vụ Thượng Đế của chúng ta?
Giáo Lý và Giao Ước 42:61, 65–68; 43:1–7
Sự mặc khải mang đến sự bình an, niềm vui, và cuộc sống vĩnh cửu.
-
Giống như các vị lãnh đạo thời kỳ đầu của Giáo Hội, các thành viên trong lớp của anh chị em có thể có những câu hỏi mà dường như giống “những điều kín nhiệm” bởi vì chúng đòi hỏi sự hướng dẫn từ Chúa. Anh chị em có thể khuyến khích họ viết xuống một câu hỏi hoặc một vấn đề họ có mà cần sự mặc khải cá nhân. Chúng ta tìm thấy điều gì trong Giáo Lý và Giao Ước 42:61, 65–68 mà có thể giúp đỡ chúng ta khi chúng ta tìm kiếm sự mặc khải?
-
Để giúp các tín hữu hiểu cách thức Thượng Đế ban cho điều mặc khải để hướng dẫn Giáo Hội Ngài, anh chị em có thể mời họ đọc Giáo Lý và Giao Ước 43:1–7.
Chúng ta cùng nhóm họp với nhau để “dạy dỗ và gây dựng lẫn nhau.”
-
Chúng ta có thể sử dụng Giáo Lý và Giao Ước 43:8–10 như thế nào để giảng dạy một người nào đó cảm thấy việc tham dự các buổi họp trong Giáo Hội là không cần thiết? Bản liệt kê trong phần “Những Nguồn Tài Liệu Bổ Sung” có thể giúp cho cuộc thảo luận này tập trung vào những mục đích thiêng liêng của các nhóm túc số chức tư tế và Hội Phụ Nữ (bản liệt kê cũng áp dụng cho các lớp Hội Thiếu Nữ). Các thành viên trong lớp có thể chia sẻ về sự tham gia của họ trong các nhóm túc số, Hội Phụ Nữ, và các lớp học trong Giáo Hội đã ban phước họ như thế nào. Các câu 8–10 đề cập đến những điều gì chúng ta cần làm để chuẩn bị và tham gia trong các buổi họp của mình?
Những Nguồn Tài Liệu Bổ Sung
Tại sao chúng ta được tổ chức thành các nhóm túc số và Hội Phụ Nữ.
Chị Julie B. Beck, cựu Chủ Tịch Hội Phụ Nữ Trung Ương, giải thích tại sao Thượng Đế đã tổ chức chúng ta thành các nhóm túc số chức tư tế và Hội Phụ Nữ:
-
“Để tổ chức chúng ta dưới sự hướng dẫn của chức tư tế và theo mẫu mực của chức tư tế.”
-
“Để tập trung các con trai và con gái của Cha Thiên Thượng vào công việc cứu rỗi và tham gia vào công việc đó. Các nhóm túc số và các Hội Phụ Nữ là một nhóm môn đồ có tổ chức với trách nhiệm giúp đỡ trong công việc của Đức Chúa Cha để mang lại cuộc sống vĩnh cửu cho con cái của Ngài.”
-
“Để giúp các vị giám trợ quản lý nhà kho của Chúa một cách sáng suốt. Nhà kho của Chúa bao gồm ‘thời giờ, tài năng, lòng trắc ẩn, vật liệu, và các phương tiện tài chính của các tín hữu Giáo Hội [Sách Hướng Dẫn 2: Điều Hành Giáo Hội, 6.1.3, ChurchofJesusChrist.org]. Tài năng của Các Thánh Hữu là nhằm mục đích để giúp chăm sóc người nghèo khó và người túng thiếu và xây đắp vương quốc của Chúa.”
-
“Để cung ứng sự bảo vệ và nơi dung thân cho con cái của Cha Thiên Thượng và gia đình của họ trong những ngày sau.”
-
“Để củng cố và hỗ trợ chúng ta trong các vai trò và trách nhiệm của chúng ta trong gia đình với tư cách là các con trai và con gái của Thượng Đế.” (“Why We Are Organized into Quorums and Relief Societies” [Buổi Họp Đặc Biệt Devotional tại trường Brigham Young University, ngày 17 tháng Một năm 2012], speeches.byu.edu.)