Giáo Lý và Giao Ước năm 2021
Ngày 5 tháng Tư–Ngày 11 tháng Tư. Giáo Lý và Giao Ước 30–36: “Ngươi Được Kêu Gọi để Thuyết Giảng Phúc Âm của Ta”


“Ngày 5 tháng Tư–Ngày 11 tháng Tư. Giáo Lý và Giao Ước 30-36: ‘Ngươi Được Kêu Gọi để Thuyết Giảng Phúc Âm của Ta,’” Hãy Đến Mà Theo Ta—Dành Cho Trường Chủ Nhật: Giáo Lý và Giao Ước năm 2021 (2020)

“Ngày 5 tháng Tư–Ngày 11 tháng Tư. Giáo Lý và Giao Ước 30–36,” Hãy Đến Mà Theo Ta—Dành Cho Trường Chủ Nhật: năm 2021

Hình Ảnh
những người truyền giáo thời kỳ đầu của Giáo Hội

Ngày 5 tháng Tư–Ngày 11 tháng Tư

Giáo Lý và Giao Ước 30–36

“Ngươi Được Kêu Gọi để Thuyết Giảng Phúc Âm của Ta”

Khi đọc Giáo Lý và Giao Ước 30–36, anh chị em cảm thấy sứ điệp nào có liên quan đến những người trong lớp của mình? Điều gì sẽ giúp soi dẫn họ chia sẻ phúc âm với người khác?

Ghi Lại Những Ấn Tượng của Anh Chị Em

Hình Ảnh
hình biểu tượng chia sẻ

Mời Chia Sẻ

Có lẽ, các thành viên trong lớp có thể chia sẻ một điều gì đó họ đọc được trong Giáo Lý và Giao Ước 30–36 mà soi dẫn họ chia sẻ phúc âm.

Hình Ảnh
hình biểu tượng giảng dạy

Giảng Dạy Giáo Lý

Giáo Lý và Giao Ước 30–36

Chúng ta được kêu gọi để thuyết giảng phúc âm của Chúa Giê Su Ky Tô.

  • Đề cương của tuần này trong tài liệu Hãy Đến Mà Theo Ta—Dành Cho Cá Nhân và Gia Đình đề nghị tra cứu trong Giáo Lý và Giao Ước 30–36 để tìm kiếm những điều Chúa yêu cầu ở những người truyền giáo của Ngài và những điều Ngài hứa với họ. Các thành viên trong lớp có thể chia sẻ điều họ tìm thấy. (Xin xem, ví dụ, Giáo Lý và Giao Ước 30:8; 31:3–5; 32:1, 5; 35:24.) Có lẽ, anh chị em có thể mời họ viết một bức thư cho một người nào đó đang phục vụ hoặc chuẩn bị phục vụ và viết vào đó một số lời chỉ dẫn và lời hứa của Chúa.

  • Anh chị em có giảng dạy cho giới trẻ mà đang chuẩn bị để phục vụ với tư cách là những người truyền giáo không? Nếu có thì anh chị em có thể mời mỗi thành viên trong lớp tra cứu một tiết trong Giáo Lý và Giao Ước 30–36 và tìm một điều gì đó soi dẫn họ phục vụ. Anh chị em có thể nêu ra rằng những người truyền giáo được đề cập đến trong các tiết này là những người truyền giáo mới và thiếu kinh nghiệm trong Giáo Hội. Những điều gì đã làm cho họ hội đủ điều kiện để chia sẻ phúc âm?

  • Không phải ai cũng có cơ hội để phục vụ truyền giáo toàn thời gian, nhưng chúng ta đều có thể mời người khác đến cùng Đấng Ky Tô và lắng nghe sứ điệp của Sự Phục Hồi. Các thành viên trong lớp có thể lập một bản liệt kê những cách thức khác nhau họ có thể “mở miệng [mình] ra” (Giáo Lý và Giao Ước 33:8–10). Chúng ta có một số cơ hội tự nhiên nào để chia sẻ niềm tin của mình với người khác? Lời khuyên bảo nào trong Giáo Lý và Giao Ước 30–36 áp dụng cho việc chia sẻ phúc âm trong những cách thức này? Hãy cân nhắc việc yêu cầu một vài thành viên trong lớp mà đã có kinh nghiệm tích cực về việc chia sẻ phúc âm chia sẻ ý tưởng của họ và trả lời những câu hỏi mà cả lớp có thể đưa ra.

  • Chúa hứa với Ezra Thayer và Northrop Sweet rằng nếu họ mở miệng ra để chia sẻ phúc âm thì họ sẽ “trở thành như Nê Phi thời xưa” (Giáo Lý và Giao Ước 33:8). Nê Phi đã có những phẩm chất nào mà có thể liên quan tới việc chia sẻ phúc âm? (xin xem, ví dụ, 1 Nê Phi 3:7; 4:6; 10:17; 17:15; 2 Nê Phi 1:27–28). Làm thế nào các phẩm chất này có thể giúp chúng ta trong những nỗ lực của mình để chia sẻ phúc âm?

    Hình Ảnh
    những người truyền giáo đang giảng dạy

    Chúa yêu cầu chúng ta thuyết giảng phúc âm trong thời kỳ của chúng ta cũng giống như trong thời kỳ đầu của Giáo Hội.

Giáo Lý và Giao Ước 32–3335

Chúa chuẩn bị chúng ta cho công việc mà Ngài muốn chúng ta làm.

  • Chúa đã giúp chúng ta làm công việc của Ngài như thế nào? Một cuộc thảo luận về cuộc sống của những người được mô tả trong Giáo Lý và Giao Ước 32–3335 có thể là một điểm bắt đầu tốt để suy ngẫm về những kinh nghiệm này. Ví dụ, anh chị em có thể chia sẻ với cả lớp câu chuyện của Ezra Thayer về khải tượng của ông trong phần “Những Nguồn Tài Liệu Bổ Sung” rồi sau đó mời các thành viên trong lớp đọc Giáo Lý và Giao Ước 33:1–13 mà cũng là một phần của điều mặc khải cho Ezra Thayer. Chúa đã chuẩn bị Ezra cho công việc mà Chúa muốn ông làm như thế nào? (Xin xem Giáo Lý và Giao Ước 33:2). Anh chị em cũng có thể yêu cầu một thành viên trong lớp chia sẻ một số thông tin để hiểu thêm bối cảnh về mối quan hệ giữa Parley P. Pratt và Sidney Rigdon (xin xem phần “Tiếng Nói của Sự Phục Hồi: Chứng Ngôn của Những Người Cải Đạo Đầu Tiên” trong tài liệu Hãy Đến Mà Theo Ta—Dành Cho Cá Nhân và Gia Đình). Mối quan hệ này đã ban phước cho Giáo Hội như thế nào? Chúng ta thấy bằng chứng nào rằng bàn tay của Chúa đã hiện diện trong cuộc sống của những người đàn ông này? Có lẽ, các thành viên trong lớp có thể chia sẻ những kinh nghiệm mà đã giúp họ thấy rằng Chúa biết rõ họ trong những cách thức tương tự.

Hình Ảnh
hình biểu tượng những nguồn tài liệu bổ sung

Những Nguồn Tài Liệu Bổ Sung

Khải tượng của Ezra Thayer.

Ezra Thayer viết rằng không lâu trước khi ông chịu phép báp têm, ông đã có một khải tượng mà trong đó “một người đàn ông đến và mang cho ông một cuộn giấy và đưa cho ông xem, và còn cả một cái kèn trumpet và bảo ông [thổi] kèn. Tôi nói với ông ta rằng tôi chưa bao giờ [thổi] kèn đó trong đời. Ông nói rằng cậu có thể [thổi] kèn đó mà, cứ thử đi. … Tôi đã thổi kèn và đó là tiếng kèn hay nhất mà tôi đã từng nghe” (“Revelation, October 1830–B, Revelation Book 1,” historical introduction, josephsmithpapers.org). Sau này, khi Joseph Smith nhận được một điều mặc khải cho Ezra Thayer và Northrop Sweet, giờ đây được ghi chép trong Giáo Lý và Giao Ước 33, Ezra đã giải thích điều mặc khải đó như là cuộn giấy trong khải tượng của ông.

Cải Thiện Việc Giảng Dạy Của Chúng Ta

Khuyến khích một môi trường đầy sự tôn trọng. “Giúp học viên của các anh chị em hiểu rằng mỗi người trong số họ đều ảnh hưởng đến tinh thần của lớp. Khuyến khích họ giúp các anh chị em thiết lập một môi trường cởi mở, yêu thương, và tôn trọng để mọi người cảm thấy an toàn chia sẻ những kinh nghiệm, câu hỏi và chứng ngôn của họ” (Giảng Dạy theo Cách của Đấng Cứu Rỗi, trang 15).

In