Giáo Lý và Giao Ước năm 2021
Ngày 29 tháng Ba–Ngày 4 tháng Tư. Lễ Phục Sinh: “Ta là Đấng Đã Sống, Ta Là Đấng Đã Bị Giết Chết”


“Ngày 29 tháng Ba–Ngày 4 tháng Tư. Lễ Phục Sinh: ‘Ta là Đấng Đã Sống, Ta Là Đấng Đã Bị Giết Chết,’” Hãy Đến Mà Theo Ta—Dành Cho Trường Chủ Nhật: Giáo Lý và Giao Ước năm 2021 (2020)

“Ngày 29 tháng Ba–Ngày 4 tháng Tư. Lễ Phục Sinh,” Hãy Đến Mà Theo Ta—Dành Cho Trường Chủ Nhật: năm 2021

Hình Ảnh
Tượng Đấng Ky Tô

Ngày 29 tháng Ba–Ngày 4 tháng Tư

Lễ Phục Sinh

“Ta là Đấng Đã Sống, Ta Là Đấng Đã Bị Giết Chết”

Không có điều gì quan trọng mà chúng ta cần phải hiểu hơn là Sự Chuộc Tội của Chúa Giê Su Ky Tô. Hãy nghĩ về những người sẽ tham dự lớp của anh chị em; điều gì sẽ giúp họ có đức tin sâu đậm hơn nơi Chúa Giê Su Ky Tô?

Ghi Lại Những Ấn Tượng của Anh Chị Em

Hình Ảnh
hình biểu tượng chia sẻ

Mời Chia Sẻ

Khi các thành viên trong lớp của anh chị em học Sách Giáo Lý và Giao Ước trong năm nay, họ có thể tìm thấy các đoạn thánh thư nói về Đấng Cứu Rỗi mà có ý nghĩa đối với họ. Hãy bắt đầu lớp bằng cách cho họ cơ hội để chia sẻ các đoạn này. Cho tới nay, việc học tập Sách Giáo Lý và Giao Ước của chúng ta đã gia tăng đức tin của chúng ta nơi Chúa Giê Su Ky Tô như thế nào?

Hình Ảnh
hình biểu tượng giảng dạy

Giảng Dạy Giáo Lý

Chúa Giê Su Ky Tô đã hoàn thành một “sự chuộc tội hoàn hảo.”

  • Bởi vì Sự Chuộc Tội của Chúa Giê Su Ky Tô thật là một giáo lý thiết yếu nên hãy cân nhắc việc dành ra đủ thời gian để bảo đảm rằng các thành viên trong lớp hiểu giáo lý đó. Để làm điều này, anh chị em có thể viết lên trên bảng những câu hỏi như các câu hỏi này: Sự Chuộc Tội của Chúa Giê Su Ky Tô là gì? Nó ảnh hưởng đến cuộc sống thường ngày của tôi như thế nào? Nó ảnh hưởng đến cuộc sống vĩnh cửu của tôi như thế nào? Làm thế nào tôi nhận được quyền năng cứu chuộc của Đấng Cứu Rỗi trong cuộc sống của mình? Cho các thành viên trong lớp một vài phút để suy ngẫm các câu hỏi này và tìm kiếm các đoạn thánh thư giúp trả lời các câu hỏi đó. Các thành viên trong lớp có thể viết các đoạn tham khảo thánh thư lên trên bảng, và anh chị em có thể thảo luận một vài đoạn tham khảo đó chung với cả lớp. Đây là một số ví dụ: Lu Ca 22:39–44; 1 Giăng 1:7; 2 Nê Phi 2:6–9; Mô Si A 3:5–13, 17–18; An Ma 7:11–14; Mô Rô Ni 10:32–33; Giáo Lý và Giao Ước 19:16–19; 45:3–5.

  • Việc đọc lời của chính Đấng Cứu rỗi về nỗi thống khổ của Ngài trong Giáo Lý và Giao Ước 19:16–19 có thể có nhiều ý nghĩa đối với các thành viên trong lớp. Các câu này làm gia tăng lòng biết ơn của chúng ta về sự hy sinh của Đấng Cứu Rỗi như thế nào?

    Hình Ảnh
    Chúa Giê Su Cầu Nguyện

    Lord of Prayer (Chúa của Lời Cầu Nguyện), tranh do Yongsung Kim họa

Giáo Lý và Giao Ước 76:11–14, 20–24; 110:1–10

Tiên Tri Joseph Smith làm chứng rằng Chúa Giê Su Ky Tô hằng sống.

  • Joseph Smith đã trông thấy Đấng Cứu Rỗi phục sinh và chia sẻ một lời chứng hùng hồn rằng Chúa Giê Su Ky Tô hằng sống. Để giúp các thành viên trong lớp học tập chứng ngôn của Joseph Smith, anh chị em có thể chia họ ra thành hai nhóm và chỉ định cho mỗi nhóm đọc Giáo Lý và Giao Ước 76:11–14, 20–24 hoặc 110:1–10. Mời mỗi thành viên trong lớp tìm kiếm ít nhất một từ trong các câu này mà mô tả về Đấng Cứu Rỗi. Các thành viên trong lớp có thể thay phiên nhau viết những từ họ tìm thấy trên bảng, và anh chị em có thể sử dụng các từ này để hướng dẫn một cuộc thảo luận về các thuộc tính và quyền năng của Đấng Cứu Rỗi. Chứng ngôn của Joseph Smith củng cố đức tin của chúng ta nơi thiên tính và giáo vụ của Chúa Giê Su Ky Tô như thế nào?

  • Một số thành viên trong lớp có thể liên hệ những lời giảng dạy trong Sách Giáo Lý và Giao Ước với những từ và nguyên tắc trong bài thánh ca “Tôi Biết Rằng Đấng Cứu Chuộc của Tôi Hằng Sống” (Thánh Ca và Các Bài Ca Thiếu Nhi, trang 38; xin xem đề cương của tuần này trong tài liệu Hãy Đến Mà Theo Ta—Dành Cho Cá Nhân và Gia Đình). Có lẽ, họ sẽ sẵn lòng chia sẻ điều họ khám phá ra. Anh chị em cũng có thể đọc hoặc hát bài hát này cùng với cả lớp và tìm kiếm những mối liên hệ với các đoạn thánh thư sau đây: Giáo Lý và Giao Ước 6:34; 45:3–5; 84:77; 98:18; 138:23. Bằng cách nào chúng ta đã biết được rằng Đấng Cứu Chuộc của chúng ta hằng sống?

Giáo Lý và Giao Ước 29:26–27; 42:45–46; 63:49; 88:14–17, 27–31; 93:33–34

Nhờ Chúa Giê Su Ky Tô nên chúng ta đều sẽ được phục sinh.

  • Để giúp các thành viên trong lớp thảo luận những điều Sách Giáo Lý và Giao Ước giảng dạy về sự phục sinh, anh chị em có thể mời họ tưởng tượng rằng một người bạn hoặc một người trong gia đình hỏi việc được phục sinh có nghĩa là gì. Làm thế nào chúng ta có thể giúp người đó hiểu ý nghĩa của sự phục sinh? Hãy khuyến khích các thành viên trong lớp tìm kiếm trong Giáo Lý và Giao Ước 88:14–17, 27–31 một điều gì đó mà có thể giúp ích. Những đoạn thánh thư tham khảo hữu ích khác gồm có An Ma 11:40–45An Ma 40:21–23. Chúng ta sẽ chia sẻ điều gì để giúp người bạn hoặc người trong gia đình mình cảm thấy niềm vui và niềm hy vọng đến từ giáo lý về sự phục sinh?

  • Làm thế nào anh chị em có thể giúp các thành viên trong lớp mình suy ngẫm về ân tứ sự phục sinh của Đấng Cứu Rỗi? Có lẽ anh chị em có thể viết lên trên bảng Nhờ Chúa Giê Su Ky Tô … và mời các thành viên trong lớp tìm kiếm trong các đoạn sau đây những từ mà có thể hoàn thành câu này: Giáo Lý và Giao Ước 29:26–27; 42:45–46; 63:49; 93:33–34. Các lẽ thật trong các câu này ảnh hưởng đến quan điểm của chúng ta về cái chết như thế nào? Các lẽ thật này ảnh hưởng đến cuộc sống thường ngày của chúng ta như thế nào?

Hình Ảnh
hình biểu tượng những nguồn tài liệu bổ sung

Những Nguồn Tài Liệu Bổ Sung

Cải Thiện Việc Giảng Dạy Của Chúng Ta

Giúp các thành viên trong lớp tìm kiếm trong thánh thư. “Hãy đặt câu hỏi mà đòi hỏi các học viên tìm kiếm câu trả lời trong thánh thư. … Giúp họ thấy rằng mặc dù được viết cách đây nhiều năm, nhưng những câu thánh thư này chứa đựng các câu trả lời của Chúa cho những câu hỏi và vấn đề chúng ta đều gặp phải” (Giảng Dạy Theo Cách của Đấng Cứu Rỗi, trang 30).

In