“Ngày 26 tháng Tư–ngày 2 tháng Năm. Giáo Lý và Giao Ước 45: ‘Những Lời Đã Hứa … Sẽ Được Ứng Nghiệm,’” Hãy Đến Mà Theo Ta—Dành Cho Trường Chủ Nhật: Giáo Lý và Giao Ước năm 2021 (năm 2020)
“Ngày 26 tháng Tư–ngày 2 tháng Năm. Giáo Lý và Giao Ước 45,” Hãy Đến Mà Theo Ta—Dành Cho Trường Chủ Nhật: năm 2021
Ngày 26 tháng Tư– ngày 2 tháng Năm
Giáo Lý và Giao Ước 45
“Những Lời Đã Hứa … Sẽ Được Ứng Nghiệm”
Trong khi anh chị em học Giáo Lý và Giao Ước 45, hãy nghĩ về các câu nào, các đoạn trích dẫn nào từ các vị lãnh đạo Giáo Hội, các kinh nghiệm, các câu hỏi, và các nguồn tài liệu nào mà anh chị em có thể sử dụng để giảng dạy giáo lý đó. Trong khi dạy, hãy mời các thành viên trong lớp học ghi xuống những thúc giục mà họ nhận được và lập kế hoạch để hành động theo những thúc giục đó.
Ghi Lại Những Ấn Tượng của Anh Chị Em
Mời Chia Sẻ
Các thành viên trong lớp học có thể viết lên một mẩu giấy con số của một câu thánh thư trong Giáo Lý và Giao Ước 45 mà đã truyền cảm hứng cho họ. Sau đó anh chị em có thể thu những mẩu giấy đó lại và ngẫu nhiên chọn ra một vài mẩu giấy, rồi mời các thành viên nào trong lớp học mà đã viết chúng đọc các câu thánh thư của họ cho cả lớp nghe và chia sẻ lý do họ chọn các câu đó. Khuyến khích những người khác cũng chia sẻ sự hiểu biết sâu sắc của họ.
Giảng Dạy Giáo Lý
Chúa Giê Su Ky Tô là Đấng Biện Hộ của chúng ta với Đức Chúa Cha.
-
Có ai trong lớp học của anh chị em có thể mô tả những gì mà một người biện hộ làm không? Có thể hữu ích để tìm trong từ điển định nghĩa của từ biện hộ. Với sự hiểu biết này, các thành viên trong lớp học có thể đọc theo từng cặp Giáo Lý và Giao Ước 45:3–5. Họ có thể chia sẻ với nhau bất cứ từ nào hoặc cụm từ nào từ các câu này mà giúp họ hiểu vai trò của Chúa Giê Su Ky Tô với tư cách là Đấng Biện Hộ của chúng ta với Đức Chúa Cha. (Xin xem thêm 2 Nê Phi 2:8–9; Mô Si A 15:7–9; Mô Rô Ni 7:27–28; Giáo Lý và Giao Ước 29:5; 62:1.) Cân nhắc việc yêu cầu các thành viên trong lớp học chia sẻ cảm nghĩ của họ về Đấng Cứu Rỗi là Đấng Biện Hộ của họ.
Chúng ta không cần phải sợ Ngày Tái Lâm.
-
Làm thế nào anh chị em có thể giúp các thành viên trong lớp học thấy được những lời cảnh báo nghiêm khắc và lời hứa đầy hy vọng trong tiết 45? Ví dụ, anh chị em có thể viết lên trên bảng những tiêu đề Những Lời Tiên Tri và Các Phước Lành Đã Được Hứa, mà các thành viên trong lớp học có thể viết dưới các tiêu đề này những lời giảng dạy mà họ tìm thấy trong Giáo Lý và Giao Ước 45:11–75. Tại sao Chúa muốn chúng ta biết trước về những điều này? Chúng ta có thể làm gì để nhận được các phước lành đã được hứa?
-
Có lẽ các thành viên trong lớp học có thể chia sẻ lời khuyên với nhau về cách để trở nên lạc quan và tràn đầy hy vọng khi chúng ta đương đầu với những tai họa đã được báo trước cho thời chúng ta (giống như những tai họa được mô tả trong Giáo Lý và Giao Ước 45:11–75). Anh chị em đã nghe hoặc đọc được điều gì mới gần đây từ các vị lãnh đạo Giáo Hội mà có thể giúp chúng ta đối phó với những tình huống đáng sợ bằng sự bình an?
“Hãy đứng vững tại những nơi thánh thiện,” và chớ để bị lay chuyển.
-
Các thành viên trong lớp học có thể sẵn sàng chia sẻ những sự hiểu biết của họ về cách họ cố gắng để “đứng vững tại những nơi thánh thiện,” như Chúa đã khuyên bảo trong Giáo Lý và Giao Ước 45:31–32. Làm thế nào chúng ta có thể tạo ra những nơi thánh thiện trong cuộc sống mình? Lời phát biểu trong phần “Những Nguồn Tài Liệu Bổ Sung” có thể thêm sự hiểu biết sâu sắc vào cuộc thảo luận này.
Những Nguồn Tài Liệu Bổ Sung
“Đứng vững tại những nơi thánh thiện.”
Chị Ann M. Dibb, cựu thành viên của Chủ Tịch Đoàn Trung Ương Hội Thiếu Nữ, dạy rằng lời chỉ dẫn để đứng vững tại những nơi thánh thiện và đừng để bị lay chuyển “giải thích cách chúng ta có thể được bảo vệ, nhận được sức mạnh, và sự bình an trong thời kỳ bất ổn.” Sau khi lưu ý rằng những nơi thánh thiện này có thể gồm có đền thờ, giáo đường, và nhà của chúng ta, chị nói rằng “mỗi người chúng ta đều có thể tìm thấy nhiều nơi nữa.” Chị nói thêm:
“Trước tiên, chúng ta có thể coi danh từ nơi là một môi trường sống hoặc một vị trí địa lý. Tuy nhiên, một nơi có thể là ‘một tình trạng, vị trí riêng biệt hoặc tâm trạng’ [Merriam–Webster.com Dictionary, “place,” merriam–webster.com]. Điều này có nghĩa là nơi thánh thiện cũng có thể bao gồm những khoảnh khắc thời gian—những khoảnh khắc khi Đức Thánh Linh làm chứng cho chúng ta, những khoảnh khắc khi chúng ta cảm nhận được tình yêu thương của Cha Thiên Thượng, hoặc những khoảnh khắc khi chúng ta nhận được một câu trả lời cho lời cầu nguyện của mình. Ngoài ra, tôi còn tin rằng bất cứ lúc nào các em có can đảm để đứng lên bênh vực cho điều đúng, đặc biệt là trong các tình huống mà không một ai khác sẵn lòng làm như vậy, thì các em đang tạo ra một nơi thánh thiện” (“Những Nơi Thánh Thiện của Các Em,” Liahona, tháng Năm năm 2013, trang 115).