Giáo Lý và Giao Ước năm 2021
Ngày 24–30 tháng Năm. Giáo Lý và Giao Ước 58–59: “Thiết Tha Nhiệt Thành với Chính Nghĩa”


“Ngày 24–30 tháng Năm. Giáo Lý và Giao Ước 58–59: ‘Thiết Tha Nhiệt Thành với Chính Nghĩa,’” Hãy Đến Mà Theo Ta—Dành Cho Trường Chủ Nhật: Giáo Lý và Giao Ước năm 2021 (năm 2020)

“Ngày 24–30 tháng Năm. Giáo Lý và Giao Ước 58–59,” Hãy Đến Mà Theo Ta—Dành Cho Trường Chủ Nhật

Hình Ảnh
Một con đường ở Independence Missouri

Independence, Missouri, tranh do Al Rounds họa

Ngày 24–30 tháng Năm

Giáo Lý và Giao Ước 58–59

“Thiết Tha Nhiệt Thành với Chính Nghĩa”

Sau khi đọc Giáo Lý và Giao Ước 58–59, hãy cân nhắc các câu hỏi sau đây: Điều gì anh chị em cảm thấy được soi dẫn để chia sẻ với lớp học của mình? Anh chị em hy vọng họ sẽ khám phá ra điều gì? Anh chị em sẽ giúp họ khám phá những điều này bằng cách nào?

Ghi Lại Những Ấn Tượng của Anh Chị Em

Hình Ảnh
hình biểu tượng chia sẻ

Mời Chia Sẻ

Để thúc đẩy các thành viên trong lớp học chia sẻ những điều họ học được trong khi học thánh thư, anh chị em có thể viết các câu hỏi sau đây lên trên bảng: Chúng ta đã học được điều gì? Chúng ta sẽ sống theo điều mình học được bằng cách nào? Các thành viên trong lớp học có thể liệt kê ở dưới câu hỏi thứ nhất về các lẽ thật họ tìm thấy trong Giáo Lý và Giao Ước 58–59. Sau đó họ có thể dành ra vài phút thảo luận những ý kiến cho việc sống theo các lẽ thật đó và viết ý kiến của họ ở dưới câu hỏi thứ hai.

Hình Ảnh
hình biểu tượng giảng dạy

Giảng Dạy Giáo Lý

Giáo Lý và Giao Ước 58:1–5, 26–33

Các phước lành đến với chúng ta tùy thuộc vào kỳ định của Thượng Đế và sự chuyên tâm của chúng ta.

  • Giáo Lý và Giao Ước 58 dạy các lẽ thật mà có thể mang đến sự bình an trong những lúc khó khăn. Các thành viên trong lớp học có thể đã khám phá ra một vài lẽ thật này trong khi họ học phần này; hãy mời họ chia sẻ điều họ tìm được. Hoặc là họ có thể tra cứu các câu 1–5, 26–33 trong lớp học, riêng cá nhân hoặc theo nhóm, điều gì mà có thể giúp ích cho một người nào đó đang gặp khó khăn hoặc đang trông chờ một phước lành đã được hứa. Sau khi chia sẻ điều họ tìm được, có lẽ một vài thành viên trong lớp học có thể chia sẻ kinh nghiệm hoặc các đoạn thánh thư khác mà đã xác nhận các lẽ thật đó trong những câu này.

  • Câu trích dẫn của Chị Linda S. Reeves trong mục “Những Nguồn Tài Liệu Bổ Sung” cũng có thể giúp ích cho cuộc thảo luận của anh chị em. Những lời của Chị Reeves có ảnh hưởng gì đến cách chúng ta nghĩ về những thử thách của mình?

Giáo Lý và Giao Ước 58:26–29

Chúng ta có thể “thực hiện nhiều điều ngay chính,” “theo ý muốn của” chúng ta.

  • Các thành viên trong lớp học đã học được điều gì khi học Giáo Lý và Giao Ước 58:26–29 trong tuần này? Có lẽ anh chị em có thể chia lớp học ra thành nhiều nhóm và mời các thành viên trong lớp học thảo luận trong nhóm của họ các cụm từ mà họ thấy là có ý nghĩa trong các câu này. Làm thế nào các câu này soi dẫn chúng ta “thực hiện nhiều điều ngay chính”? (câu 27). Tại sao Chúa muốn chúng ta không phải được “ra lệnh về mọi việc”? (câu 26). Các câu này gợi ý gì về điều Chúa mong muốn chúng ta trở thành?

Giáo Lý và Giao Ước 59:9–19

Ngày Sa Bát là ngày của Chúa.

  • Để giúp các thành viên trong lớp học khám phá ra điều mà Chúa đã dạy Các Thánh Hữu thời kỳ đầu ở Missouri về ngày Sa Bát, anh chị em có thể mời họ tra cứu Giáo Lý và Giao Ước 59:9–19 và lập một bản liệt kê ở trên bảng về điều mà mỗi câu dạy về Ngày Sa Bát. Các thành viên trong lớp học cũng có thể chia sẻ cách mà chứng ngôn của họ về ngày Sa Bát đã tăng trưởng khi họ giữ cho ngày Sa Bát được thánh. Sabbath.ChurchofJesusChrist.org có một số đoạn video mà có thể giúp bắt đầu một cuộc thảo luận.

  • Trong Giáo Lý và Giao Ước 59, Chúa giảng dạy về ngày Sa Bát bằng cách sử dụng những từ như “niềm vui,” “vui vẻ,” và “hớn hở” (các câu 14–15). Các thành viên trong lớp học có thể tìm kiếm những từ như thế trong các câu 9–19. Sau đó các thành viên trong lớp học có thể chia sẻ điều họ làm để cho ngày Sa Bát là một ngày vui thích. Làm thế nào chúng ta có thể sử dụng các câu này để giảng dạy người khác về lý do tại sao chúng ta tôn trọng ngày Sa Bát?

  • Cuộc thảo luận này cũng có thể là một cơ hội để cho các thành viên trong lớp học chia sẻ ý kiến về cách họ và gia đình họ sử dụng ngày Sa Bát để làm cho ngôi nhà của họ là trọng tâm của việc học hỏi phúc âm. Mời họ chia sẻ cách mà những nỗ lực của họ giúp họ tiếp tục “khỏi tì vết của thế gian một cách trọn vẹn hơn” (câu 9).

    Hình Ảnh
    bánh mì và ly dùng cho Tiệc Thánh

    Tiệc Thánh là một phần thiết yếu của việc tôn trọng ngày Sa Bát.

Hình Ảnh
hình biểu tượng những nguồn tài liệu bổ sung

Những Nguồn Tài Liệu Bổ Sung

Những hoạn nạn của chúng ta có thể dẫn chúng ta tới Đấng Cứu Rỗi.

Chị Linda S. Reeves, cựu thành viên của Chủ Tịch Đoàn Trung Ương Hội Phụ Nữ, đã dạy:

“Chúa để cho chúng ta bị thử thách, đôi khi đến quá sức chịu đựng của mình. Chúng ta đã thấy cuộc sống của những người thân yêu—và có thể là cuộc sống của chúng ta—đã bị đốt cháy thành than theo nghĩa bóng và đã tự hỏi tại sao Cha Thiên Thượng đầy lòng nhân từ và chăm sóc lại để cho điều đó xảy ra. Nhưng Ngài không bỏ rơi chúng ta trong đống tro tàn đâu; Ngài đứng với vòng tay rộng mở, tha thiết mời gọi chúng ta đến với Ngài. …

“… Ngài thiết tha muốn giúp đỡ, an ủi, và làm vơi nỗi đau đớn của chúng ta khi chúng ta tin cậy vào quyền năng của Sự Chuộc Tội và tôn trọng các giao ước của mình. Những thử thách và hoạn nạn chúng ta trải qua có thể chính là nhằm hướng dẫn chúng ta đến cùng Ngài và bám chặt vào các giao ước của mình để có thể trở lại nơi hiện diện của Ngài và nhận được tất cả những gì Đức Chúa Cha có” (“Thỉnh Cầu Các Phước Lành của Các Giao Ước của Các Chị Em,” Liahona, tháng Mười Một năm 2013, trang 119–120).

Cải Thiện Việc Giảng Dạy Của Chúng Ta

Hãy đảm bảo rằng anh chị em đang dạy giáo lý chân chính. “Hãy tiếp tục tự hỏi: ‘Làm thế nào điều tôi đang giảng dạy sẽ giúp học viên của tôi xây đắp đức tin nơi Đấng Ky Tô, hối cải, lập và tuân giữ giao ước với Thượng Đế và tiếp nhận Đức Thánh Linh?’” (Giảng Dạy theo Cách của Đấng Cứu Rỗi,trang20).

In