Giáo Lý và Giao Ước năm 2021
Ngày 31 tháng Năm–Ngày 6 tháng Sáu. Giáo Lý và Giao Ước 60–62: “Mọi Xác Thịt Đều ở Trong Tay Ta”


“Ngày 31 tháng Năm–Ngày 6 tháng Sáu. Giáo Lý và Giao Ước 60–62: ‘Mọi Xác Thịt Đều ở Trong Tay Ta,’” Hãy Đến Mà Theo Ta—Dành Cho Trường Chủ Nhật: Giáo Lý và Giao Ước năm 2021 (năm 2020)

“Ngày 31 tháng Năm–Ngày 6 tháng Sáu. Giáo Lý và Giao Ước 60–62,” Hãy Đến Mà Theo Ta—Dành Cho Trường Chủ Nhật: năm 2021

Sông Missouri

Lửa Trại bên Sông Missouri, tranh do Bryan Mark Taylor họa

Ngày 31 tháng Năm–Ngày 6 tháng Sáu

Giáo Lý và Giao Ước 60–62

“Mọi Xác Thịt Đều ở Trong Tay Ta”

Anh Cả Ronald A. Rasband nói: “Mỗi người chúng ta phải tự củng cố bản thân mình về phần thuộc linh và sau đó củng cố những người xung quanh. Hãy thường xuyên suy ngẫm về thánh thư, và ghi nhớ những ý nghĩ và cảm xúc mà anh chị em cảm nhận được khi đọc thánh thư” (“E Ngươi Quên,” Liahona tháng Mười Một năm 2016, trang 114).

Ghi Lại Những Ấn Tượng của Anh Chị Em

hình biểu tượng chia sẻ

Mời Chia Sẻ

Anh chị em có thể gây cảm hứng cho một cuộc thảo luận đầy ý nghĩa bằng cách mời các thành viên trong lớp học trả lời cho một câu hỏi cụ thể hoặc ý nghĩ liên quan đến các câu thánh thư họ đọc ở nhà. Ví dụ, anh chị em có thể mời họ chia sẻ một điều gì đó họ học được tuần này về Cha Thiên Thượng hoặc Chúa Giê Su Ky Tô.

hình biểu tượng giảng dạy

Giảng Dạy Giáo Lý

Giáo Lý và Giao Ước 60:2–3, 7, 13–14; 62:3, 9

Chúa hài lòng khi chúng ta mở miệng ra để chia sẻ phúc âm.

  • Là tín hữu của Giáo Hội, chúng ta biết rằng phúc âm phục hồi là một kho báu quý giá mà ban phước cho cuộc sống của con cái Thượng Đế. Vậy thì tại sao đôi khi chúng ta ngần ngại chia sẻ chứng ngôn của mình với người khác? Cân nhắc việc mời các thành viên trong lớp học liệt kê ở trên bảng một số lý do tại sao chúng ta có thể không mở miệng ra để chia sẻ phúc âm. Sau đó các thành viên trong lớp học có thể đọc Giáo Lý và Giao Ước 60:2–3, 7, 13–14; 62:39, và tìm kiếm những từ hoặc cụm từ mà soi dẫn họ để chia sẻ phúc âm. Họ có thể liệt kê ở trên bảng điều họ tìm được. Có lẽ một số thành viên trong lớp học có thể chia sẻ một kinh nghiệm mà họ đã khắc phục nỗi sợ hãi và chia sẻ phúc âm với một người nào đó.

  • Trong suốt Giáo Lý và Giao Ước 60–62, có những lời giảng dạy, cả được nói ra lẫn có ngụ ý, về việc chia sẻ phúc âm. Để giúp các thành viên trong lớp học khám phá những lời giảng dạy này, anh chị em có thể yêu cầu mỗi người ôn lại một trong các tiết này và chia sẻ bất cứ điều gì họ tìm được mà dạy họ về việc chia sẻ phúc âm. Có thể làm cho cuộc thảo luận thêm sôi nổi khi đọc về những người truyền giáo gương mẫu ở những nơi khác trong thánh thư (xin xem, ví dụ, Công Vụ Các Sứ Đồ 8:27–40; An Ma 19:16–17) và thảo luận điều chúng ta học được từ họ. Chúng ta có thể chia sẻ những kinh nghiệm nào về cuộc sống của riêng mình? Có thành viên nào trong lớp học có thể chia sẻ cách họ được giới thiệu với phúc âm và họ cảm thấy như thế nào về những người giảng dạy mình? Lớp học của anh chị em có thể được lợi ích từ những cách đóng diễn mà trong đó chúng ta có thể “mở miệng [chúng ta] ra” và chia sẻ phúc âm.

    những người truyền giáo trên xe buýt

    Thượng Đế mong muốn chúng ta chia sẻ phúc âm với những người khác.

Giáo Lý và Giao Ước 60:2-4; 61:1–2, 20, 36–38; 62:1,6

Thánh thư dạy chúng ta về Chúa Giê Su Ky Tô.

  • Mời các thành viên trong lớp học viết lên trên bảng bất cứ điều gì họ học được về Đấng Cứu Rỗi trong tuần này từ việc học các tiết 60–62, cùng với các câu liên quan. Hoặc họ có thể tra cứu Giáo Lý và Giao Ước 60:2–4; 61:1–2, 20, 36–38; 62:1, 6 để tìm những điều dạy về Đấng Cứu Rỗi. Chúng ta đã học về một số câu chuyện nào trong thánh thư hoặc trong cuộc sống riêng của chúng ta mà minh họa các vai trò và thuộc tính của Đấng Cứu Rỗi? (ví dụ, Giăng 8:1–11; Ê The 2:14–15). Anh chị em có thể mời các thành viên trong lớp học chia sẻ chứng ngôn của họ về Chúa Giê Su Ky Tô hoặc thầm suy ngẫm về Ngài có ý nghĩa gì đối với họ.

Giáo Lý và Giao Ước 60:5; 61:22; 62:5–8

Chúa muốn chúng ta đưa ra một số quyết định “theo như [chúng ta] thấy tốt nhất.”

  • Cân nhắc việc mời các thành viên trong lớp đọc Giáo Lý và Giao Ước 60:5; 61:22; 62:5–8 theo từng cặp hoặc theo các nhóm nhỏ và chia sẻ những điều họ cảm thấy có thể là sứ điệp của Chúa dành cho chúng ta. Có khi nào họ đã cảm thấy rằng họ nên sử dụng óc xét đoán của riêng mình trong việc đưa ra quyết định không? Cân nhắc việc chia sẻ lời phát biểu của Chủ Tịch Dallin H. Oaks trong phần “Những Nguồn Tài Liệu Bổ Sung” như là một phần của cuộc thảo luận. Làm thế nào các bậc cha mẹ có thể giúp con cái họ học về nguyên tắc quan trọng này?

hình biểu tượng những nguồn tài liệu bổ sung

Những Nguồn Tài Liệu Bổ Sung

Hành động theo óc xét đoán hay nhất của mình.

Chủ Tịch Dallin H. Oaks đã dạy:

“Một ước muốn được Chúa hướng dẫn là sức mạnh, nhưng ước muốn này cũng cần phải được kèm theo sự hiểu biết rằng Cha Thiên Thượng đã để cho chúng ta tự quyết định nhiều điều. Việc đưa ra quyết định cá nhân là một trong những nguồn tăng trưởng mà nhằm giúp chúng ta kinh nghiệm được trong cuộc sống trần thế. Những người cố gắng giao phó mọi quyết định cho Chúa và cầu xin có được điều mặc khải trong mỗi sự lựa chọn thì sẽ sớm nhận thấy những hoàn cảnh mà trong đó họ cầu xin được hướng dẫn và không nhận được điều đó. Ví dụ, việc này thường dễ xảy ra trong nhiều hoàn cảnh mà trong đó những sự lựa chọn không thật sự quan trọng hoặc lựa chọn nào cũng có thể chấp nhận được.

“Chúng ta cần phải nghiên cứu kỹ trong tâm trí mình, bằng cách sử dụng khả năng suy luận mà Đấng Sáng Tạo đã đặt vào bên trong chúng ta. Sau đó, chúng ta cần phải cầu nguyện để được hướng dẫn và hành động theo nếu nhận được hướng dẫn. Nếu không nhận được hướng dẫn, chúng ta cần phải hành động theo óc xét đoán hay nhất của mình” (“Our Strengths Can Become Our Downfall,” Ensign, tháng Mười năm 1994, trang 13–14).

Cải Thiện Việc Giảng Dạy Của Chúng Ta

Biết những người đang gặp khó khăn. Nỗi khó khăn của những người mà anh chị em giảng dạy có thể là khó để nhận ra. Nhưng với sự giúp đỡ của Thánh Linh và các vị lãnh đạo của anh chị em, anh chị em có thể biết cách tốt nhất để tìm đến các cá nhân này. (Xin xem Giảng Dạy theo Cách của Đấng Cứu Rỗi, trang 8–9.)