Giáo Lý và Giao Ước năm 2021
Ngày 14–20 tháng Sáu. Giáo Lý và Giao Ước 64–66: “Chúa Đòi Hỏi Tấm Lòng Thành và Tâm Hồn Đầy Thiện Chí”


“Ngày 14–20 tháng Sáu. Giáo Lý và Giao Ước 64–66: ‘Chúa Đòi Hỏi Tấm Lòng Thành và Tâm Hồn Đầy Thiện Chí,’” Hãy Đến Mà Theo Ta—Dành Cho Trường Chủ Nhật: Giáo Lý và Giao Ước năm 2021 (năm 2020)

“Ngày 14–20 tháng Sáu. Giáo Lý và Giao Ước 64–66,” Hãy Đến Mà Theo Ta—Dành Cho Trường Chủ Nhật: năm 2021

một cánh đồng vào lúc bình minh

Hạt Daviess, Missouri

Ngày 14–20 tháng Sáu

Giáo Lý và Giao Ước 64–66

“Chúa Đòi Hỏi Tấm Lòng Thành và Tâm Hồn Đầy Thiện Chí”

Tuần này trong khi học, hãy thành tâm cân nhắc các nguyên tắc nào trong Giáo Lý và Giao Ước 64–66 mà sẽ gia tăng đức tin và sự hiểu biết của các thành viên trong lớp học của anh chị em.

Ghi Lại Những Ấn Tượng của Anh Chị Em

hình biểu tượng chia sẻ

Mời Chia Sẻ

Để khuyến khích các thành viên trong lớp học chia sẻ một điều gì đó họ thấy là có ý nghĩa trong khi họ học thánh thư tuần này, anh chị em có thể yêu cầu họ suy ngẫm về những thử thách chúng ta phải đối phó ngày nay. Sau đó mời họ chia sẻ một câu trong Giáo Lý và Giao Ước 64–66 mà họ cảm thấy có thể giúp họ với một trong các thử thách này.

hình biểu tượng giảng dạy

Giảng Dạy Giáo Lý

Giáo Lý và Giao Ước 64:1–11

Chúng ta được đòi hỏi phải tha thứ cho mọi người.

  • Có lẽ các thành viên trong lớp học có thể được lợi ích từ việc nói về lý do tại sao tha thứ người khác có thể là rất khó—và cách họ đã khắc phục những khó khăn này. Họ có thể tra cứu Giáo Lý và Giao Ước 64:1–11 tìm kiếm những nguyên tắc và lẽ thật mà soi dẫn họ trở nên dễ tha thứ hơn. Chúng ta học được điều gì về Đấng Cứu Rỗi từ các câu này? Để giúp minh họa các phước lành của sự tha thứ, anh chị em có thể chia sẻ câu chuyện về Morrell Bowen từ sứ điệp của Anh Cả Jeffrey R. Holland “Chức Vụ Giảng Hòa” (Liahona, tháng Mười Một năm 2018, trang 77–79). Hoặc một thành viên trong lớp học có thể sẵn lòng chia sẻ một câu chuyện cá nhân về việc tha thứ hoặc nhận được sự tha thứ. Những người trong các ví dụ này đã được ban phước như thế nào nhờ quyền năng của sự tha thứ?

Giáo Lý và Giao Ước 64:31–34

Chúa đòi hỏi “tấm lòng thành và tâm hồn đầy thiện chí” của chúng ta.

  • Chúa không muốn chúng ta phải “mệt mỏi”; tuy nhiên, là điều tự nhiên đối với những người cố gắng hết sức mình—kể cả, có lẽ, một số người trong lớp học của anh chị em—cảm thấy “mệt mỏi khi làm điều thiện.” Tại sao sự mệt mỏi này lại xảy ra? Chúng ta tìm thấy lời khuyên dạy nào trong Giáo Lý và Giao Ước 64:31–34 mà có thể giúp đỡ chúng ta khi chúng ta chống chọi với những cảm giác như vậy?

  • Để làm cho cuộc thảo luận được phong phú hơn, anh chị em có thể cho xem hình ảnh của một thứ gì đó to lớn và hùng vĩ đã được xây lên trong một thời gian dài từ “những việc nhỏ”—chẳng hạn như đồ khảm hoặc một tòa nhà bằng gạch. Một số ví dụ nào về “việc lớn” mà Chúa đã ban cho chúng ta? Những việc nhỏ nào chúng ta có thể làm bây giờ để đặt nền móng cho công việc đó?

  • Để giúp các thành viên trong lớp học suy ngẫm kỹ hơn về Giáo Lý và Giao Ước 64:34, anh chị em có thể viết Tấm Lòng ThànhTâm Hồn Đầy Thiện Chí lên trên bảng. Các thành viên trong lớp học có thể liệt kê dưới các đề mục cảm nghĩ của họ về ý nghĩa của việc dâng tấm lòng thành và tâm hồn đầy thiện chí lên Chúa. Để có một lời giải thích về các cụm từ này, xin xem những lời của Anh Cả Donald L. Hallstrom trong phần “Những Nguồn Tài Liệu Bổ Sung.” Các đoạn thánh thư như những đoạn sau đây cũng có thể mang đến một số hiểu biết sâu sắc: Mô Si A 7:33; Ê The 4:15; Giáo Lý và Giao Ước 43:34; Môi Se 7:18; Joseph Smith—Lịch Sử 1:19.

Giáo Lý và Giao Ước 65

Vương quốc của Thượng Đế trên thế gian chuẩn bị thế gian cho sự tái lâm của Đấng Cứu Rỗi.

  • Giáo Lý và Giao Ước 65 đưa ra một lời mô tả đầy soi dẫn về sứ mệnh của Giáo Hội của Chúa trong những ngày sau. Để giúp các thành viên trong lớp học thấy được phần vụ của họ trong sứ mệnh này, anh chị em có thể mời họ tra cứu tiết 65 tìm kiếm câu trả lời cho những câu hỏi như: Chúa mong muốn vương quốc của Ngài hoàn thành được điều gì trên thế gian? Ngài muốn tôi làm gì để giúp đỡ? Anh chị em cũng có thể tham khảo sứ điệp của Chủ Tịch Dallin H. Oaks trong “Những Nguồn Tài Liệu Bổ Sung.” Các thành viên trong lớp học có thể chia sẻ cách họ đáp ứng với các câu hỏi của Chủ Tịch Oaks.

hình biểu tượng những nguồn tài liệu bổ sung

Những Nguồn Tài Liệu Bổ Sung

“Tấm lòng thành và tâm hồn đầy thiện chí.”

Anh Cả Donald L. Hallstrom đã gợi ý về ý nghĩa khả thi này của cụm từ “tấm lòng thành và tâm hồn đầy thiện chí”:

“Trái tim là biểu tượng của tình yêu thương và lòng cam kết. Chúng ta hy sinh và mang gánh nặng cho những người mình yêu thương mà chúng ta sẽ không chịu đựng vì bất cứ lý do nào khác. Nếu không có tình yêu thương, thì sự cam kết của chúng ta sẽ giảm xuống. …

“Có được ‘một tâm hồn đầy thiện chí’ có nghĩa là nỗ lực hết sức mình và suy nghĩ chín chắn cùng tìm kiếm sự thông sáng của Thượng Đế. Điều này gợi ý rằng sự học hỏi tận tụy nhất suốt đời của chúng ta cần phải là về những việc có bản chất vĩnh cửu. Nó có nghĩa là chắc chắn phải có một mối quan hệ chặt chẽ giữa việc lắng nghe lời Thượng Đế và vâng theo lời Ngài” (“The Heart and a Willing Mind,” Ensign, tháng Sáu năm 2011, trang 31–32).

Chuẩn Bị cho Ngày Tái Lâm.

“Nếu cái ngày mà [Chúa Giê Su Ky Tô] đến là vào ngày mai thì sao? Nếu chúng ta biết rằng mình sẽ gặp Chúa ngày mai—qua việc chúng ta chết sớm hoặc qua việc Ngài đến bất ngờ—thì chúng ta sẽ làm gì hôm nay? Chúng ta sẽ đưa ra những lời thú tội nào? Chúng ta sẽ ngừng làm những điều gì? Chúng ta sẽ giải quyết các mối bất đồng hoặc các vấn đề nào trong các quan hệ của mình? Chúng ta sẽ có sự tha thứ nào? Chúng ta sẽ chia sẻ chứng ngôn nào?” (Dallin H. Oaks, “Chuẩn Bị cho Ngày Tái Lâm,” Liahona, tháng Năm năm 2004, trang 9).

Cải Thiện Việc Giảng Dạy của Chúng Ta

Sử dụng sức mạnh từ Đấng Cứu Rỗi. “Trong những nỗ lực của mình để sống và giảng dạy giống như Đấng Cứu Rỗi, các anh chị em sẽ không tránh khỏi đôi khi bị thất bại. Đừng trở nên nản lòng; mà thay vì thế, hãy để những lỗi lầm và những yếu kém của mình mang các anh chị em hướng tới Cha Thiên Thượng và Đấng Cứu Rỗi” (Giảng Dạy theo Cách của Đấng Cứu Rỗi,trang14).