“Ngày 21–27 tháng Sáu. Giáo Lý và Giao Ước 67–70: ‘Có Giá Trị … Hơn Của Cải của Toàn Thể Thế Gian,’” Hãy Đến Mà Theo Ta—Dành Cho Trường Chủ Nhật: Giáo Lý và Giao Ước năm 2021 (năm 2020)
“Ngày 21–27 tháng Sáu. Giáo Lý và Giao Ước 67–70,” Hãy Đến Mà Theo Ta—Dành Cho Trường Chủ Nhật
Ngày 21–27 tháng Sáu
Giáo Lý và Giao Ước 67–70
“Có Giá Trị … Hơn Của Cải của Toàn Thể Thế Gian”
Việc chuẩn bị để giảng dạy có ý nghĩa nhiều hơn là chỉ nghĩ về điều anh chị em sẽ nói và làm với tư cách là giảng viên. Nó cũng cần gồm có việc cân nhắc điều các học viên có thể làm để giảng dạy lẫn nhau. Anh chị em sẽ mời các thành viên trong lớp học như thế nào để chia sẻ kinh nghiệm hoặc sự hiểu biết sâu sắc mà họ đã có khi đọc các đoạn thánh thư này?
Ghi Lại Những Ấn Tượng của Anh Chị Em
Mời Chia Sẻ
Anh chị em có thể viết lên trên bảng Tuần này Chúa đã dạy tôi … và mời các thành viên trong lớp học hoàn thành câu này với điều họ học được.
Giảng Dạy Giáo Lý
Những điều mặc khải được ban cho qua Joseph Smith đều là thật và đều đến từ Thượng Đế.
-
Việc hiểu bối cảnh lịch sử của Giáo Lý và Giao Ước 67 có thể là hữu ích cho một cuộc thảo luận về tiết này. Có lẽ một thành viên trong lớp học có thể tóm tắt những hoàn cảnh dẫn tới điều mặc khải này (xin xem Giáo Lý và Giao Ước 67, tiêu đề của tiết; Các Thánh Hữu, 1:140–43). Nếu chúng ta có mặt trong buổi họp mà đã thảo luận về việc xuất bản những điều mặc khải, thì chúng ta có thể đưa ra lý do nào để ủng hộ ý kiến đó? Chúng ta có thể nói gì với những người lo ngại về cách ăn nói không hoàn hảo của Joseph Smith? Tiết 67 dạy chúng ta điều gì về các vị tiên tri và sự mặc khải? Các thành viên trong lớp học cũng có thể chia sẻ cách mà họ đã tiến đến việc tự biết rằng các điều mặc khải này đều là thật.
Những lời đầy soi dẫn của các tôi tớ của Chúa đều là lời của Chúa.
-
Để giúp các thành viên trong lớp học thảo luận Giáo Lý và Giao Ước 68:1–6, anh chị em có thể mời họ đọc các câu này theo nhóm nhỏ và chia sẻ với nhau các lẽ thật họ học được về những lời giảng dạy của các tôi tớ của Chúa. Mời các nhóm chia sẻ với nhau làm thế nào họ biết được các nguyên tắc được giảng dạy trong câu 4 là thật. Các thành viên trong lớp học có thể chia sẻ kinh nghiệm mà họ đã nói hoặc giảng dạy khi “được Đức Thánh Linh tác động” (câu 3) và Chúa đã ở với họ và đứng bên họ như thế nào (xin xem câu 6).
-
Nếu anh chị em muốn thảo luận cách mà các câu này áp dụng cho những lời giảng dạy của các tôi tớ của Chúa trong đại hội trung ương, thì lời phát biểu của Anh Cả Jeffrey R. Holland trong phần “Những Nguồn Tài Liệu Bổ Sung” có thể là hữu ích. Các thành viên trong lớp học cũng có thể chia sẻ các sứ điệp đại hội trung ương mới gần đây mà đã củng cố đức tin của họ nơi giáo lý được tìm thấy trong các câu này.
Cha mẹ có trách nhiệm phải dạy dỗ con cái của mình.
-
Có ai là cha mẹ—hoặc là cha mẹ tương lai trong lớp học của anh chị em không? Có lẽ họ sẽ có lợi ích từ việc nói về lời khuyên dạy của Chúa dành cho các bậc cha mẹ trong tiết 68. Ví dụ, có lẽ một vài cha mẹ trong lớp học có thể chọn ra một nguyên tắc từ các câu 25–28 và nói về việc họ cố gắng giảng dạy những điều này cho con cái họ như thế nào (các câu 29–31 cũng có các nguyên tắc quan trọng). Hoặc các thành viên trong lớp học có thể nói về cách mà cha mẹ họ đã dạy họ các nguyên tắc phúc âm.
Tại sao mái gia đình là nơi lý tưởng nhất đối với trẻ em để học hỏi phúc âm? Chúng ta sẽ nói gì với các bậc cha mẹ mà cảm thấy không thích đáng hoặc choáng ngợp bởi bổn phận để dạy dỗ con cái họ?
Chúng ta phải chịu trách nhiệm về những điều mặc khải mà Chúa đã ban cho chúng ta.
-
Chúa đã ban cho một số anh em cương vị quản lý đối với những điều mặc khải để mang các điều mặc khải đó tới Missouri và trông coi việc xuất bản chúng. Theo ý nghĩa nào mà chúng ta có thể thấy mình là người quản lý đối với những điều mặc khải? Những lời giảng dạy nào từ tiết này về cương vị quản lý có thể áp dụng cho chúng ta?
Những Nguồn Tài Liệu Bổ Sung
Thượng Đế phán bảo với chúng ta ngày nay.
Anh Cả Jeffrey R. Holland chia sẻ cách nguyên tắc được giảng dạy trong Giáo Lý và Giao Ước 68:4 áp dụng cho đại hội trung ương: “Tôi yêu cầu các anh chị em hãy suy ngẫm không những về các sứ điệp mình đã nghe mà còn về chính đại hội trung ương là một sự kiện phi thường, độc nhất vô nhị—hãy suy ngẫm về việc chúng ta với tư cách là Các Thánh Hữu Ngày Sau tin rằng các đại hội là như thế cũng như việc chúng ta mời thế giới nghe và quan sát các đại hội. Chúng ta làm chứng cùng mọi quốc gia, sắc tộc, sắc ngữ và dân tộc rằng Thượng Đế không những hằng sống mà Ngài còn phán bảo lời khuyên dạy mà các anh chị em đã nghe, dưới sự hướng dẫn của Đức Thánh Linh, là ‘ý muốn của Chúa, … lời nói của Chúa, … tiếng nói của Chúa, và quyền năng của Thượng Đế cho sự cứu rỗi’ [Giáo Lý và Giao Ước 68:4]” (“Một Cờ Hiệu của Các Dân Tộc,” Liahona, tháng Năm năm 2011, trang 111).