“Ngày 7–13 tháng Sáu. Giáo Lý và Giao Ước 63: ‘Những Gì Phát Xuất Từ Trên Cao Đều Thiêng Liêng,’” Hãy Đến Mà Theo Ta—Dành Cho Trường Chủ Nhật: Giáo Lý và Giao Ước năm 2021 (năm 2020)
“Ngày 7–13 tháng Sáu. Giáo Lý và Giao Ước 63,” Hãy Đến Mà Theo Ta—Dành Cho Trường Chủ Nhật: năm 2021
Ngày 7–13 tháng Sáu
Giáo Lý và Giao Ước 63
“Những Gì Phát Xuất Từ Trên Cao Đều Thiêng Liêng”
Hãy ghi lại những ấn tượng anh chị em nhận được trong khi học Giáo Lý và Giao Ước 63. Một ấn tượng có thể dường như nhỏ nhoi, nhưng giống như một hột cải, nó có thể phát triển thành một điều gì đó có ý nghĩa và lợi ích khi anh chị em tiếp tục tìm kiếm và suy ngẫm.
Ghi Lại Những Ấn Tượng của Anh Chị Em
Mời Chia Sẻ
Để giúp cuộc thảo luận của anh chị em tập trung vào những đoạn thánh thư mà các thành viên trong lớp học thấy có ý nghĩa nhiều nhất, anh chị em có thể mời họ viết xuống những mẩu giấy một vài câu thánh thư từ tiết 63 mà họ muốn thảo luận. Sau đó anh chị em có thể gom lại các mẩu giấy đó và bắt đầu thảo luận các câu thánh thư mà nhiều thành viên trong lớp học đề nghị. Yêu cầu họ chia sẻ lý do tại sao họ chọn các câu đó.
Giảng Dạy Giáo Lý
Điềm triệu xảy đến nhờ có đức tin và ý muốn của Thượng Đế.
-
Để bắt đầu cuộc thảo luận về các nguyên tắc được giảng dạy trong Giáo Lý và Giao Ước 63:7–12, có thể hữu ích để xem lại một vài ví dụ trong thánh thư về những người đã trông thấy những điềm triệu hoặc phép lạ. Có lẽ các thành viên trong lớp học có thể nghĩ đến ví dụ về những người mà đức tin của họ đã được củng cố nhờ một điềm triệu (xin xem, ví dụ, Lu Ca 1:5–20, 59–64) hoặc về những người cảm thấy bị dao động mặc dù sau khi đã trông thấy một điềm triệu (xin xem, ví dụ, 1 Nê Phi 3:27–31; An Ma 30:43–56). Sau đó các thành viên trong lớp học có thể sử dụng điều họ học được trong Giáo Lý và Giao Ước 63:7–12 để giải thích những cách phản ứng khác nhau này đối với các điềm triệu. Hoặc anh chị em có thể xem lại các đoạn thánh thư khác về điềm triệu, chẳng hạn như những đoạn được liệt kê dưới phần “Điềm Triệu” trong Sách Hướng Dẫn Thánh Thư (scriptures.ChurchofJesusChrist.org). Làm thế nào chúng ta có thể chắc chắn là chúng ta không tìm kiếm hoặc trông cậy vào điềm triệu để làm nền tảng cho đức tin của mình?
Sự trinh khiết có nghĩa là giữ cho ý nghĩ và hành động của chúng ta được trong sạch.
-
Mặc dù hầu hết Giáo Lý và Giao Ước 63:13–16 đề cập cụ thể đến vấn đề ngoại tình, nhưng các nguyên tắc được giảng dạy có thể phù hợp với bất cứ sự vi phạm nào đối với luật trinh khiết. Cân nhắc việc mời các thành viên trong lớp học nhận ra những hậu quả được mô tả trong Giáo Lý và Giao Ước 63:13–16. Thậm chí họ có thể làm những tấm biển “hãy coi chừng” (câu 15) hoặc tấm biển cảnh báo để báo trước về những hậu quả này. Họ cũng có thể thảo luận điều mà họ nghĩ về ý nghĩa của các hậu quả này. Ví dụ, tại sao việc vi phạm luật trinh khiết dẫn đến sự đoán phạt sẽ đến với một người nào đó “như một cái bẫy” (câu 15)? Tại sao Chúa khuyên dạy chúng ta “hãy hối cải gấp” (câu 15) những tội lỗi tình dục? (xin xem lời phát biểu của Chị Linda S. Reeves trong phần “Những Nguồn Tài Liệu Bổ Sung”).
-
Việc đọc Giáo Lý và Giao Ước 63:16 có thể dẫn đến một cuộc thảo luận về ảnh hưởng lan tràn của hình ảnh sách báo khiêu dâm trong xã hội chúng ta. Những lời cảnh báo trong câu 16 có liên quan như thế nào đến vấn đề này? (Mặc dù điều mặc khải này cụ thể ám chỉ đến đàn ông ham muốn phụ nữ, nhưng những lời cảnh báo này áp dụng cho tất cả mọi người.) Chúng ta có thể làm gì để bảo vệ bản thân mình và những người thân yêu khỏi hình ảnh sách báo khiêu dâm? Các thành viên trong lớp học có thể sẵn lòng khuyên bảo lẫn nhau.
Những sự việc thiêng liêng cần phải được đối xử một cách tôn kính.
-
Anh chị em và lớp học của mình có thể thảo luận Giáo Lý và Giao Ước 63:58–64 như là một lời cảnh báo chống lại việc lấy danh Chúa làm chơi, và một số câu thánh thư trong mục “Ô Uế” trong Sách Hướng Dẫn Thánh Thư (scriptures.ChurchofJesusChrist.org) có thể góp phần cho cuộc thảo luận như vậy. Anh chị em cũng có thể giúp các thành viên trong lớp học áp dụng các câu này một cách sâu rộng hơn. Ví dụ, anh chị em có thể thảo luận cụm từ “không có thẩm quyền” (câu 62) thêm điều gì vào sự hiểu biết của chúng ta về đoạn này. Các thành viên trong lớp học cũng có thể liệt kê những điều thiêng liêng khác mà phát xuất từ “trên cao,” hay là từ Thượng Đế. Việc nói tới những điều này “một cách thận trọng” có nghĩa là gì? (câu 64).
Những Nguồn Tài Liệu Bổ Sung
Sự trinh khiết làm cho chúng ta hội đủ điều kiện nhận được sự đồng hành của Đức Thánh Linh.
Chị Linda S. Reeves, cựu thành viên trong Chủ Tịch Đoàn Trung Ương Hội Phụ Nữ đã dạy:
“Tôi không biết điều gì mà sẽ làm cho chúng ta hội đủ điều kiện để có được sự đồng hành liên tục của Đức Thánh Linh như là đức hạnh. …
“Khi chúng ta dính dáng đến việc xem, đọc, hoặc trải qua bất cứ điều gì thấp hơn tiêu chuẩn của Cha Thiên Thượng thì việc đó sẽ làm chúng ta suy yếu. Bất luận tuổi tác của các chị em là bao nhiêu đi nữa, nếu điều các chị em nhìn, đọc, lắng nghe, hoặc chọn để làm mà không đáp ứng các tiêu chuẩn của Chúa trong sách Cổ Vũ Sức Mạnh của Giới Trẻ, thì hãy tắt nó đi, ném nó ra ngoài, xé nó, và đóng sầm cửa lại. …
“… Tôi tin rằng nếu hàng ngày chúng ta có thể ghi nhớ và nhận ra mức độ sâu thẳm của tình yêu thương mà Cha Thiên Thượng và Đấng Cứu Rỗi dành cho mình, thì chúng ta sẽ sẵn lòng làm bất cứ điều gì hai Ngài yêu cầu để được trở lại nơi hiện diện của hai Ngài một lần nữa, được bao bọc trong tình yêu thương của Hai Ngài mãi mãi” (“Xứng Đáng với Các Phước Lành Đã Được Hứa của Chúng Ta,” Liahona, tháng Mười Một năm 2015, trang 10–11).