Giáo Lý và Giao Ước năm 2021
Ngày 28 tháng Sáu–Ngày 4 tháng Bảy. Giáo Lý và Giao Ước 71–75: “Chẳng Một Vũ Khí Nào Được Dùng Để Chống Lại Các Ngươi Mà Sẽ Hiệu Quả”


“Ngày 28 tháng Sáu–Ngày 4 tháng Bảy. Giáo Lý và Giao Ước 71–75: ‘Chẳng Một Vũ Khí Nào Được Dùng Để Chống Lại Các Ngươi Mà Sẽ Hiệu Quả,’” Hãy Đến Mà Theo Ta—Dành Cho Trường Chủ Nhật: Giáo Lý và Giao Ước năm 2021 (năm 2020)

“Ngày 28 tháng Sáu–Ngày 4 tháng Bảy. Giáo Lý và Giao Ước 71–75,” Hãy Đến Mà Theo Ta—Dành Cho Trường Chủ Nhật: năm 2021

Hình Ảnh
Chúa Giê Su cùng với đàn chiên

Tấm Lòng Yêu Mến Của Đấng Chăn Lành, tranh do Simon Dewey họa

Ngày 28 tháng Sáu–Ngày 4 tháng Bảy

Giáo Lý và Giao Ước 71–75

“Chẳng Một Vũ Khí Nào Được Dùng Để Chống Lại Các Ngươi Mà Sẽ Hiệu Quả”

Khi anh chị em đọc Giáo Lý và Giao Ước 71–75, hãy nghĩ đến những người mà anh chị em giảng dạy. Anh chị em biết gì về họ? Họ cần điều gì?

Ghi Lại Những Ấn Tượng của Anh Chị Em

Hình Ảnh
hình biểu tượng chia sẻ

Mời Chia Sẻ

Mời các thành viên trong lớp học chia sẻ một số lẽ thật họ tìm được trong khi học Giáo Lý và Giao Ước 71–75. Họ đã có những kinh nghiệm nào với các lẽ thật này?

Hình Ảnh
hình biểu tượng giảng dạy

Giảng Dạy Giáo Lý

Giáo Lý và Giao Ước 71

Chúng ta có thể tuân theo sự hướng dẫn của Đức Thánh Linh khi chúng ta bênh vực cho niềm tin của mình.

  • Có bao giờ chúng ta cảm thấy sợ hãi hoặc lo lắng về việc bênh vực cho niềm tin của mình chưa? Có lẽ anh chị em có thể mời các thành viên trong lớp học viết lên trên bảng những từ hoặc cụm từ họ tìm được trong Giáo Lý và Giao Ước 71 mà mô tả cách Chúa đã yêu cầu Joseph và Sidney đáp ứng với những lời chỉ trích của Ezra Booth và những người khác. Sau đó các thành viên trong lớp học có thể thảo luận trong nhóm nhỏ về những chỉ dẫn này có thể có ý nghĩa gì cho chúng ta ngày nay. Tại sao việc chúng ta hành động “theo một phần Thánh Linh” mà Chúa ban cho chúng ta là điều quan trọng? (câu 1).

Giáo Lý và Giao Ước 72:8–16

Giám trợ là những người quản lý đối với vấn đề thuộc linh và thế tục trong vương quốc của Chúa.

  • Làm thế nào những lời chỉ dẫn của Chúa cho Newel K. Whitney, khi ông được kêu gọi làm giám trợ ở Kirtland, giúp những người mà anh chị em giảng dạy biết ơn các vị giám trợ đã được kêu gọi để phục vụ họ? Anh chị em có thể yêu cầu các thành viên trong lớp học tra cứu Giáo Lý và Giao Ước 72:8–16, tìm kiếm một số trách nhiệm của Giám Trợ Whitney rồi sau đó so sánh chúng với những trách nhiệm của giám trợ ngày nay (xin xem phần mô tả của Chủ Tịch Gordon B. Hinckley về trách nhiệm của một vị giám trợ trong phần “Những Nguồn Tài Liệu Bổ Sung”). Có lẽ các thành viên trong lớp học có thể chia sẻ cách mà họ đã được ban phước nhờ sự phục vụ của vị giám trợ. Chúng ta có thể làm gì để tán trợ vị giám trợ của mình một cách trọn vẹn hơn?

    Hình Ảnh
    thùng và bao tải đựng thức ăn

    Giám trợ giúp các tín hữu đáp ứng những nhu cầu về mặt thế tục.

Giáo Lý và Giao Ước 73

Chúng ta có thể tìm kiếm cơ hội để chia sẻ phúc âm.

  • Chúa phán bảo Joseph Smith và Sidney Rigdon hãy thuyết giảng phúc âm “nếu có thể được” (Giáo Lý và Giao Ước 73:4) trong khi đang làm công việc phiên dịch Kinh Thánh. Có lẽ các thành viên trong lớp học có thể chia sẻ một số cách thức họ thấy là “thực hiện được”—hoặc thiết thực—để chia sẻ phúc âm giữa các trách nhiệm khác của họ. Họ có thể tìm thấy một số lời khuyên bảo hữu ích trong sứ điệp của Anh Cả Dieter F. Uchtdorf “Công Việc Truyền Giáo: Chia Sẻ Những Gì Trong Đáy Lòng Anh Chị Em” (Liahona, tháng Năm năm 2019, trang 15–18).

Giáo Lý và Giao Ước 75:2–16

Thượng Đế muốn chúng ta “lao nhọc với hết sức lực của [chúng ta].”

  • Những lời chỉ dạy của Chúa cho một vài anh cả về cách để chia sẻ phúc âm có thể soi dẫn các thành viên trong lớp học để siêng năng chia sẻ phúc âm hơn. Anh chị em có thể viết lên trên bảng Lao Nhọc Với Hết Sức Lực của Mình và yêu cầu các thành viên trong lớp học liệt kê những từ và cụm từ đến với tâm trí họ khi họ nghĩ về một người nào đó lao nhọc với hết sức lực của họ trong việc chia sẻ phúc âm. Họ cũng có thể thảo luận ý nghĩa của việc “ở lại” hoặc “biếng nhác” trong việc chia sẻ phúc âm. Giáo Lý và Giao Ước 75:2–16 dạy chúng ta điều gì về cách Đấng Cứu Rỗi hỗ trợ những người phục vụ Ngài một cách trung tín?

Hình Ảnh
hình biểu tượng những nguồn tài liệu bổ sung

Những Nguồn Tài Liệu Bổ Sung

Trách nhiệm của một giám trợ.

Chủ Tịch Gordon B. Hinckley đã dạy:

“Tôi giữ trong lòng một sự biết ơn sâu sắc đối với các giám trợ của chúng ta. Tôi vô cùng biết ơn về sự mặc khải của Đấng Toàn Năng mà trong đó chức vụ này đã được tạo ra và thực hiện. …

“… Chúng tôi kỳ vọng anh em phục vụ với tư cách là thầy tư tế thượng phẩm chủ tọa của tiểu giáo khu, là cố vấn cho mọi người, là người bênh vực và giúp đỡ cho những người đang gặp hoạn nạn, là người an ủi cho những ai đang buồn phiền, là người cung cấp cho những ai đang túng thiếu. Chúng tôi kỳ vọng anh em phục vụ với tư cách là người giám hộ và bảo vệ về giáo lý được giảng dạy trong tiểu giáo khu của anh em, hoặc về chất lượng giảng dạy, về việc bổ nhiệm cho nhiều chức vụ nào cần thiết. …

“… Anh em phải bảo đảm rằng không có ai bị đói khát hoặc không có quần áo mặc hoặc không có chỗ ở. Anh em phải biết rõ hoàn cảnh của tất cả những người mà anh em chủ tọa.

“Anh em phải là người an ủi và hướng dẫn cho các tín hữu của mình. Anh em phải sẵn sàng đón nhận bất cứ người nào đang đau khổ. Anh em phải sẵn sàng giúp đỡ người khác. Anh em phải tìm đến với tình yêu thương, ngay cả với những người làm điều sai trái” (“The Shepherds of the Flock,” Ensign, tháng Năm năm 1999, trang 52–53).

Cải Thiện Việc Giảng Dạy Của Chúng Ta

Trở thành một giảng viên giống như Đấng Ky Tô hơn. Cân nhắc việc sử dụng các câu hỏi đánh giá cá nhân ở trang 37 của sách Giảng Dạy theo Cách của Đấng Cứu Rỗi để giúp anh chị em học cách giảng dạy giống như Đấng Cứu Rỗi hơn.

In