“Ngày 5–11 tháng Bảy. Giáo Lý và Giao Ước 76: ‘Phần Thưởng của Họ Sẽ Vĩ Đại và Vinh Quang của Họ Sẽ Vĩnh Cửu,’” Hãy Đến Mà Theo Ta—Dành Cho Trường Chủ Nhật: Giáo Lý và Giao Ước năm 2021 (năm 2020)
“Ngày 5–11 tháng Bảy. Giáo Lý và Giao Ước 76,” Hãy Đến Mà Theo Ta—Dành Cho Trường Chủ Nhật: năm 2021
Ngày 5–11 tháng Bảy
Giáo Lý và Giao Ước 76
“Phần Thưởng của Họ Sẽ Vĩ Đại và Vinh Quang của Họ Sẽ Vĩnh Cửu”
Giống như nhiều khải tượng được chép trong thánh thư, khải tượng trong tiết 76 đã đến khi Joseph Smith và Sidney Rigdon “suy ngẫm về” thánh thư (câu 19). Anh chị em cũng có thể nhận được điều mặc khải—kể cả sự hướng dẫn về cách để giảng dạy—khi anh chị em suy ngẫm Giáo Lý và Giao Ước 76.
Ghi Lại Những Ấn Tượng của Anh Chị Em
Mời Chia Sẻ
Để giúp các thành viên trong lớp kể về điều họ đọc được trong Giáo Lý và Giao Ước 76, anh chị em có thể mời họ tưởng tượng rằng một người bạn thuộc tín ngưỡng khác hỏi xem chúng ta tin tưởng điều gì về cuộc sống sau khi chết. Họ sẽ chia sẻ với người bạn của mình các câu nào trong tiết 76? Các thành viên trong lớp học cũng có thể chia sẻ một điều gì đó từ “Tiếng Nói của Sự Phục Hồi: Các Chứng Ngôn về ‘Khải Tượng’” mà đã gây cảm hứng cho họ.
Giảng Dạy Giáo Lý
Sự cứu rỗi xảy ra được là nhờ Chúa Giê Su Ky Tô, Con Trai của Thượng Đế.
-
Nhiều người, khi họ nghĩ tới tiết 76, thường nghĩ về kế hoạch cứu rỗi và ba vương quốc vinh quang. Làm thế nào anh chị em có thể giúp các thành viên trong lớp học thấy được rằng nhân vật chính trong khải tượng này chính là Đấng Cứu Rỗi Chúa Giê Su Ky Tô? Anh chị em có thể yêu cầu các thành viên trong lớp học chia sẻ một câu được tìm thấy trong tiết 76 mà đã củng cố đức tin của họ nơi Chúa Giê Su Ky Tô. Nếu họ cần giúp đỡ, anh chị em có thể chỉ cho họ thấy các câu như 1–5, 20–24, 39–43, 69, 107–8.
-
Để giúp các thành viên trong lớp học khám phá những khác biệt giữa những người thừa hưởng ba vương quốc vinh quang, viết lên trên bảng Thượng Thiên Giới, các câu 50–70, 92–96; Trung Thiên Giới, các câu 71–79, 97; và Hạ Thiên Giới, các câu 81–90, 98–106, 109–12. Các thành viên trong lớp học có thể chọn ra một trong ba nhóm câu thánh thư và tìm các cụm từ mô tả mối quan hệ giữa Chúa Giê Su Ky Tô và những người thừa hưởng đẳng cấp tương ứng. Các cụm từ này dạy chúng ta điều gì về việc trở thành môn đồ của Chúa Giê Su Ky Tô? Làm thế nào chúng ta có thể củng cố mối quan hệ của mình với Ngài và với Đức Chúa Cha? Hai Ngài tìm đến chúng ta bằng cách nào? Trở nên “quả cảm trong việc làm chứng về Chúa Giê Su” có nghĩa là gì? (câu 79).
Giáo Lý và Giao Ước 76:5–10, 113–18
Những điều kín nhiệm của Thượng Đế chỉ có thể hiểu được “qua quyền năng của Thánh Linh.”
-
Có thể thú vị đối với các thành viên trong lớp học của anh chị em để biết rằng không phải tất cả các tín hữu của Giáo Hội đều dễ dàng chấp nhận điều mặc khải trong tiết 76. Ví dụ, Brigham Young nói rằng: “Truyền thống của tôi là như sau, là khi Khải Tượng lần đầu đến với tôi, ngay lập tức nó đã trái ngược và đối lập với sự hiểu biết trước đây của tôi. Tôi nói, Khoan đã. Tôi đã không chối bỏ nó; nhưng tôi không thể thấu hiểu nó.” Ông giải thích rằng ông đã phải “suy nghĩ và cầu nguyện, đọc và suy nghĩ, cho đến khi tôi biết và hoàn toàn tự mình thấu hiểu nó” (trong “The Vision,” Revelations in Context, trang 150). Chúng ta học được điều gì từ kinh nghiệm của ông mà có thể giúp chúng ta khi Thượng Đế mặc khải những điều khác với sự hiểu biết hiện tại của chúng ta? Giáo Lý và Giao Ước 76:5–10, 113–18 dạy chúng ta điều gì về cách chúng ta có thể nhận được “những bí mật của ý muốn của [Thượng Đế]”? (câu 10).
Giáo Lý và Giao Ước 76:50–70, 92–95
Thượng Đế mong muốn tất cả con cái Ngài vui hưởng vinh quang thượng thiên với Ngài.
-
Đối với nhiều người, có thể rất nản chí hoặc choáng ngợp khi nghĩ tới mọi điều đòi hỏi ở chúng ta để hội đủ điều kiện cho vương quốc thượng thiên. Cân nhắc cách anh chị em có thể giúp các thành viên trong lớp học tìm thấy hy vọng “nhờ Giê Su là Đấng trung gian” (câu 69). Ví dụ, anh chị em có thể mời họ đọc các câu 50–70 và 92–95. Mời họ chia sẻ cách họ có thể đáp lại một người nào đó mà nói rằng: “Sống theo phúc âm trong thế giới ngày nay là quá khó; tôi không chắc là có đáng bõ công không” hoặc là “Tôi không đủ tư cách cho vương quốc thượng thiên.” Chúng ta có thể nói gì để soi dẫn hoặc khuyến khích người này?