Giáo Lý và Giao Ước năm 2021
Ngày 19–25 tháng Bảy. Giáo Lý và Giao Ước 81–83: “Được Ban Cho Nhiều Thì Sẽ Được Đòi Hỏi Nhiều”


“Ngày 19–25 tháng Bảy. Giáo Lý và Giao Ước 81–83: ‘Được Ban Cho Nhiều Thì Sẽ Được Đòi Hỏi Nhiều,’” Hãy Đến Mà Theo Ta—Dành Cho Trường Chủ Nhật: Giáo Lý và Giao Ước năm 2021 (năm 2020)

“Ngày 19–25 tháng Bảy. Giáo Lý và Giao Ước 81–83,” Hãy Đến Mà Theo Ta—Dành Cho Trường Chủ Nhật: năm 2021

Hình Ảnh
Đấng Ky Tô và người trai trẻ giàu có

Đấng Ky Tô và Người Trai Trẻ Giàu Có,, tranh do Heinrich Hoffman họa

Ngày 19–25 tháng Bảy

Giáo Lý và Giao Ước 81–83

“Được Ban Cho Nhiều Thì Sẽ Được Đòi Hỏi Nhiều”

Hãy nhớ rằng các thành viên trong lớp học của anh chị em đang có những kinh nghiệm thuộc linh khi họ học thánh thư ở nhà. Thành tâm cân nhắc cách thức anh chị em có thể khuyến khích họ chia sẻ kinh nghiệm của họ để nâng đỡ lẫn nhau.

Ghi Lại Những Ấn Tượng của Anh Chị Em

Hình Ảnh
hình biểu tượng chia sẻ

Mời Chia Sẻ

Mời các thành viên trong lớp học chọn ra một cụm từ trong mỗi phần sau đây mà sẽ là một tựa đề lý tưởng cho tiết: Giáo Lý và Giao Ước 81, 82, và 83. Tại sao họ chọn những tựa đề này?

Hình Ảnh
hình biểu tượng giảng dạy

Giảng Dạy Giáo Lý

Giáo Lý và Giao Ước 81:5; 82:18–19

Mỗi chúng ta đều phải tìm kiếm “điều lợi ích cho người lân cận [của chúng ta].”

  • Đại cương của tuần này trong tài liệu Hãy Đến Mà Theo Ta—Dành Cho Cá Nhân và Gia Đình gợi ý những câu hỏi để suy ngẫm về Giáo Lý và Giao Ước 81:5. Các câu hỏi này cũng là những câu hỏi lý tưởng để thảo luận cho lớp học của anh chị em. Cũng hãy cân nhắc việc chia sẻ một kinh nghiệm cá nhân khi anh chị em cảm thấy “yếu đuối” trong một phương diện nào đó và sự phục vụ của một người nào đó đã nâng đỡ hoặc củng cố anh chị em. Các thành viên trong lớp học có thể có những kinh nghiệm tương tự của riêng họ để chia sẻ. Anh chị em cũng có thể chia sẻ lời phát biểu của Chủ Tịch M. Russell Ballard trong phần “Những Nguồn Tài Liệu Bổ Sung.”

  • Cân nhắc việc yêu cầu các thành viên trong lớp học Giáo Lý và Giao Ước 82:18–19, tìm kiếm những nguyên tắc nhằm giúp họ hiểu mục đích và phước lành của việc phục vụ người khác. Sau đó để họ chia sẻ điều họ học được.

Giáo Lý và Giao Ước 82:8–10

“Ta, là Chúa, bị ràng buộc khi các ngươi làm theo những điều ta phán.”

  • Để giúp các thành viên trong lớp học hiểu mối liên hệ giữa sự sẵn lòng vâng lời của chúng ta với các phước lành đã được hứa của Thượng Đế, anh chị em có thể đọc Giáo Lý và Giao Ước 1:37–38; 82:10; 130:20–21 cùng với nhau hoặc theo các nhóm nhỏ. Các câu thánh thư này dạy chúng ta điều gì về Chúa? Có lẽ các thành viên trong lớp học có thể liệt kê những từ mô tả thuộc tính của Ngài, dựa vào các câu này.

  • Sau khi đọc câu 10, các thành viên trong lớp học có thể nói về những điều Chúa đã hứa với chúng ta và cách Chúa giữ lời hứa của Ngài. Câu chuyện của Chị Virginia H. Pearce được tìm thấy trong phần “Những Nguồn Tài Liệu Bổ Sung” có thể giúp các thành viên trong lớp học thấy rằng Chúa ban phước cho chúng ta tùy theo sự thông sáng của Ngài, chứ không phải lúc nào cũng theo cách chúng ta muốn hoặc kỳ vọng.

  • Chúng ta học được điều gì từ Giáo Lý và Giao Ước 82:8–10 về lý do tại sao Cha Thiên Thượng ban cho chúng ta các giáo lệnh? Có lẽ các thành viên trong lớp học có thể tìm thấy những sự hiểu biết sâu sắc trong các câu này để sử dụng trong việc giúp đỡ một người bạn hoặc một đứa trẻ mà cho rằng các giáo lệnh là hạn chế. Hoặc họ có thể chia sẻ những kinh nghiệm mà đã dạy họ xem các giáo lệnh như là các phước lành.

Hình Ảnh
hình biểu tượng những nguồn tài liệu bổ sung

Những Nguồn Tài Liệu Bổ Sung

Sự tin đạo thanh sạch.

Chủ Tịch M. Russell Ballard đã dạy:

“Trong vai trò môn đồ của chúng ta, chúng ta có nhiều điều được đòi hỏi, nỗi lo lắng, và công việc được chỉ định. Tuy nhiên, một số sinh hoạt luôn luôn phải là trọng tâm của vai trò tín hữu của chúng ta trong Giáo Hội. Chúa truyền lệnh: ‘Vậy nên, hãy trung thành; hãy đứng vững trong chức vụ mà ta đã chỉ định cho ngươi; hãy cứu giúp kẻ yếu, nâng đỡ những bàn tay rũ rượi, và làm vững mạnh những đầu gối suy nhược’ [Giáo Lý và Giao 81:5; chữ nghiêng được thêm vào].

“Đây là công việc của Giáo Hội! Đây là tôn giáo thanh khiết! Đây là ý nghĩa thực sự của phúc âm khi chúng ta trợ giúp, nâng đỡ, và củng cố những người có nhu cầu về phần thuộc linh và vật chất! Việc làm như vậy đòi hỏi chúng ta phải thăm viếng họ và hỗ trợ họ [xin xem Gia Cơ 1:27], để chứng ngôn của họ về đức tin nơi Cha Thiên Thượng và Chúa Giê Su Ky Tô và Sự Chuộc Tội của Ngài sẽ ghi sâu vào lòng họ” (“Các Ân Tứ Quý Báu từ Thượng Đế,” Liahona, tháng Năm năm 2018, trang 11).

Chúa ban phước cho chúng ta theo những cách thức kỳ diệu riêng của Ngài.

Chị Virginia H. Pearce, cựu thành viên của Chủ Tịch Đoàn Trung Ương Hội Thiếu Nữ, kể về một chị phụ nữ lo lắng về con cái bướng bỉnh của mình. Chị đặt ra một mục tiêu đầy tham vọng là tham dự đền thờ nhiều hơn và cảm thấy chắc chắn rằng Chúa sẽ làm vinh hiển sự hy sinh đáng kể này bằng cách thay đổi lòng của con cái chị. Chị phụ nữ ấy báo cáo:

“Sau mười năm tham dự đền thờ nhiều hơn và liên tục cầu nguyện, tôi rất tiếc phải báo cáo là sự lựa chọn của con cái tôi không thay đổi. …

“Nhưng tôi thì có. Tôi là một người phụ nữ khác. … Tôi không còn giới hạn thời gian nữa và tôi có thể chờ đợi Chúa. … Những kỳ vọng của tôi đã thay đổi. Thay vì kỳ vọng là con cái tôi sẽ thay đổi, thì tôi kỳ vọng những tấm lòng thương xót dịu dàng thường xuyên này và hoàn toàn biết ơn về chúng. … Chúa làm việc theo những cách thức huyền diệu, và tôi thực sự tràn ngập sự bình an mà vượt quá tất cả mọi sự thấu hiểu” (trong “Prayer: A Small and Simple Thing,” At the Pulpit [2017], 288–89).

Cải Thiện Việc Giảng Dạy Của Chúng Ta

Mời giới trẻ tham gia vào bài học của anh chị em. Hãy cho giới trẻ cơ hội để giảng dạy lẫn nhau. Việc lắng nghe chứng ngôn hoặc kinh nghiệm của nhau có thể có ảnh hưởng lớn lao. Khi cần, hãy giúp giới trẻ chuẩn bị để giảng dạy, và chỉ cho họ thấy ý nghĩa của việc giảng dạy theo cách của Đấng Cứu Rỗi (xin xem Giảng Dạy theo Cách của Đấng Cứu Rỗi, trang 27–28).

In