Giáo Lý và Giao Ước năm 2021
Ngày 26 tháng Bảy–Ngày 1 tháng Tám. Giáo Lý và Giao Ước 84: “Quyền Năng của Sự Tin Kính”


“Ngày 26 tháng Bảy–Ngày 1 tháng Tám. Giáo Lý và Giao Ước 84: ‘Quyền Năng của Sự Tin Kính,’” Hãy Đến Mà Theo Ta—Dành Cho Trường Chủ Nhật: Giáo Lý và Giao Ước năm 2021 (năm 2020)

“Ngày 26 tháng Bảy–Ngày 1 tháng Tám. Giáo Lý và Giao Ước 84,” Hãy Đến Mà Theo Ta—Dành Cho Trường Chủ Nhật: năm 2021

Hình Ảnh
Joseph Smith tiếp nhận Chức Tư Tế Mên Chi Xê Đéc

Sự Phục Hồi, tranh do Liz Lemon Swindle họa

Ngày 26 tháng Bảy–Ngày 1 tháng Tám

Giáo Lý và Giao Ước 84

“Quyền Năng của Sự Tin Kính”

Anh chị em sẽ làm gì để mời các thành viên trong lớp học của mình chia sẻ điều họ học được trong khi họ học Giáo Lý và Giao Ước 84?

Ghi Lại Những Ấn Tượng của Anh Chị Em

Hình Ảnh
hình biểu tượng chia sẻ

Mời Chia Sẻ

Mời các thành viên trong lớp học chia sẻ với một thành viên khác một lẽ thật họ tìm thấy trong tiết 84 mà đã soi dẫn họ hoặc giúp họ hiểu rõ hơn chức tư tế của Thượng Đế. Rồi mời một vài người chia sẻ với lớp học.

Hình Ảnh
hình biểu tượng giảng dạy

Giảng Dạy Giáo Lý

Giáo Lý và Giao Ước 84:1–5, 17–28, 31–42

Tất cả chúng ta đều được tiếp cận với quyền năng của chức tư tế và các phước lành của Thượng Đế.

  • Chúa bắt đầu “điều mặc khải về chức tư tế” (Giáo Lý và Giao Ước 84, tiêu đề của tiết) bằng cách dạy rằng một đền thờ sẽ được xây cất ở Si Ôn (xin xem các câu 1–5). Làm thế nào anh chị em có thể giúp các thành viên trong lớp học hiểu được mối liên hệ giữa các mục đích thiêng liêng của đền thờ và chức tư tế? Anh chị em có thể bắt đầu viết một câu hỏi lên trên bảng chẳng hạn như Các mục đích của chức tư tế là gì? rồi sau đó mời các thành viên trong lớp học tìm kiếm các câu trả lời trong Giáo Lý và Giao Ước 84:17–28, 31–42. Đền thờ và các giáo lễ đền thờ giúp chúng ta làm tròn các mục đích này như thế nào?

  • Để giúp các thành viên trong lớp học hiểu quyền năng của chức tư tế có thể có trong cuộc sống của họ, anh chị em có thể mời họ đọc Giáo Lý và Giao Ước 84:17–28 và cân nhắc xem cuộc sống của họ sẽ khác biệt như thế nào nếu thiếu chức tư tế của Thượng Đế. Khuyến khích họ chia sẻ lý do tại sao họ biết ơn về chức tư tế, cùng với những kinh nghiệm họ đã có với quyền năng chức tư tế—trong gia đình, trong các chức vụ kêu gọi, hoặc cuộc sống cá nhân của họ. Làm thế nào chúng ta tiếp cận được với quyền năng của chức tư tế?

  • Lời thề và giao ước của chức tư tế (xin xem Giáo Lý và Giao Ước 84:31–42) có áp dụng đặc biệt cho những người được sắc phong một chức phẩm chức tư tế. Nhưng nhiều phước lành đã được hứa trong các câu này đều có sẵn cho tất cả mọi người. Để giúp các thành viên trong lớp học thấy được những lời hứa này áp dụng cho họ như thế nào, anh chị em có thể mời họ đọc các câu 33–42 và nói về những cách thức chúng ta có thể “tiếp nhận” chức tư tế (câu 35), các tôi tớ của Chúa, và Chúa. Họ cũng có thể đọc những lời phát biểu trong phần “Những Nguồn Tài Liệu Bổ Sung” để tìm ra điều gì họ cần phải làm để tiếp nhận các phước lành của chức tư tế. Anh chị em có thể giúp các thành viên trong lớp học nghĩ về điều gì có thể được bao gồm trong “tất cả những gì [Đức Chúa] Cha có” (câu 38), chẳng hạn như các thuộc tính của Ngài và cuộc sống mà Ngài yêu thích. Chúng ta còn có ấn tượng gì khác nữa về các câu này và lời phát biểu này?

    Hình Ảnh
    một phụ nữ đang dự phần Tiệc Thánh

    Các giáo lễ chức tư tế ban phước cho tất cả con cái của Thượng Đế.

Giáo Lý và Giao Ước 84:61-88

Chúa sẽ chấp nhận những người phục vụ Ngài.

  • Mặc dù các câu này nhắm vào những người “đi thuyết giảng phúc âm này của vương quốc” (câu 80), nhiều nguyên tắc chứa đựng trong đó có thể áp dụng cho bất cứ ai đang phục vụ Thượng Đế. Anh chị em có thể đưa cho mỗi thành viên trong lớp học một phần của Giáo Lý và Giao Ước 84:61–88 để đọc và yêu cầu họ chia sẻ với một thành viên khác trong lớp học điều họ học được mà có thể áp dụng cho bất cứ người nào phục vụ Chúa. Các thành viên trong lớp học có thể chọn ra một câu ưa thích hoặc một nhóm câu để học thuộc lòng hoặc trưng bày câu đó lên để họ thấy nó mỗi ngày. Họ phấn khởi nhất về những lời hứa nào? Chúng ta sẽ chia sẻ điều gì từ các câu này để gây cảm hứng cho những người truyền giáo toàn thời gian hiện tại hoặc những người đang chuẩn bị để phục vụ?

Hình Ảnh
hình biểu tượng những nguồn tài liệu bổ sung

Những Nguồn Tài Liệu Bổ Sung

Tất cả mọi người đều có thể tiếp nhận tất cả những gì Đức Chúa Cha có.

Chủ tịch M. Russell Ballard đã dạy: “Tất cả những người đã lập các giao ước thiêng liêng với Chúa và tôn trọng các giao ước đều có đủ điều kiện để nhận được sự mặc khải cá nhân, để được ban phước bởi sự phục sự của các thiên sứ, để giao tiếp với Thượng Đế, để nhận được phúc âm trọn vẹn, và cuối cùng, để trở thành người thừa kế cùng với Chúa Giê Su Ky Tô tất cả những gì Đức Chúa Cha chúng ta có” (“Men and Women and Priesthood Power,” Ensign, tháng Chín năm 2014, trang 32).

Chủ tịch đoàn đầu tiên của Hội Phụ Nữ của Giáo Khu Salt Lake đã viết vào năm 1878: “Chúng tôi cảm thấy thật sự biết ơn rằng qua phước lành của Cha Thiên Thượng của chúng ta, chúng tôi, các tôi tớ gái của Ngài được kêu gọi để trở thành những người đồng lao nhọc với các anh em của chúng tôi trong việc xây đắp vương quốc của Thượng Đế trên thế gian, trong việc phụ giúp xây cất các Đền Thờ, mà trong đó chúng tôi có thể nhận được các phước lành cho thời tại thế lẫn thời vĩnh cửu. Trong tất cả các giáo lễ nhận được trong Nhà của Chúa, người nữ đứng bên cạnh người nam, cả cho người sống lẫn người chết, cho thấy rằng chẳng phải đàn bà ngoại đàn ông cũng chẳng phải đàn ông ngoại đàn bà trong Chúa” (Mary Isabella Horne, Elmina S. Taylor, và Serepta M. Heywood, “To the Presidents and Members of the Relief Society of Salt Lake Stake of Zion, Greeting!Woman’s Exponent, ngày 15 tháng Một năm 1878, trang 123).

Cải Thiện Việc Giảng Dạy của Chúng Ta

Tập trung việc giảng dạy của anh chị em vào giáo lý. Hãy đảm bảo các cuộc thảo luận của lớp tập trung vào giáo lý nền tảng trong thánh thư. Anh chị em có thể làm điều này bằng cách yêu cầu các thành viên trong lớp đọc thánh thư và sau đó chia sẻ những lẽ thật mà họ tìm thấy, cũng như những kinh nghiệm từ việc sống theo các lẽ thật đó. (Xin xem Giảng Dạy theo Cách của Đấng Cứu Rỗi, trang 20–21.)

In