Giáo Lý và Giao Ước năm 2021
Ngày 9–15 tháng Tám. Giáo Lý và Giao Ước 88: “Hãy Thiết Lập … Ngôi Nhà của Thượng Đế”


“Ngày 9–15 tháng Tám. Giáo Lý và Giao Ước 88: ‘Thiết Lập … Ngôi Nhà của Thượng Đế,’” Hãy Đến Mà Theo Ta—Dành Cho Trường Chủ Nhật: Giáo Lý và Giao Ước năm 2021 (năm 2020)

“Ngày 9–15 tháng Tám. Giáo Lý và Giao Ước 88,” Hãy Đến Mà Theo Ta—Dành Cho Trường Chủ Nhật: năm 2021

Hình Ảnh
căn phòng với những cái ghế và băng ghế

Ngày 9–15 tháng Tám

Giáo Lý và Giao Ước 88

“Hãy Thiết Lập … Ngôi Nhà của Thượng Đế”

Là một giảng viên phúc âm, anh chị em có trách nhiệm giúp lớp học của mình “giảng dạy lẫn nhau về giáo lý của vương quốc” và “dạy cho nhau lời thông sáng” (Giáo Lý và Giao Ước 88:77, 118). Ngoài việc chia sẻ những điều anh chị em được soi dẫn để giảng dạy từ Giáo Lý và Giao Ước 88, hãy khuyến khích các thành viên trong lớp học giảng dạy lẫn nhau điều họ học được.

Ghi Lại Những Ấn Tượng của Anh Chị Em

Hình Ảnh
hình biểu tượng chia sẻ

Mời Chia Sẻ

Đôi khi một hình ảnh có thể thúc giục việc chia sẻ. Anh chị em có thể trưng bày một tấm hình cây ô liu (hoặc vẽ một cây lên trên bảng) và mời các thành viên trong lớp học chia sẻ các câu trong Giáo Lý và Giao Ước 88 mà giúp họ hiểu tại sao Joseph Smith có thể đã gọi điều mặc khải này là một “‘lá ô liu’ … , sứ điệp hòa bình của Chúa gửi đến chúng ta” (tiêu đề của tiết).

Hình Ảnh
hình biểu tượng giảng dạy

Giảng Dạy Giáo Lý

Giáo Lý và Giao Ước 88:6–50

Ánh sáng và luật pháp đều đến từ Chúa Giê Su Ky Tô.

  • Để giúp lớp học của anh chị em hiểu Giáo Lý và Giao Ước 88:6–50, anh chị em có thể viết ánh sángluật pháp lên trên bảng và chia lớp học ra thành hai nhóm. Một nhóm có thể xem lại Giáo Lý và Giao Ước 88:6–13, 40–50, tìm kiếm những điều họ học được về Chúa Giê Su Ky Tô từ những đoạn ám chỉ ánh sáng trong các câu này. Nhóm kia có thể tra cứu các câu 13–26, 34–42, và tìm kiếm điều họ học được về tầm quan trọng của việc tuân theo luật pháp của Ngài. Các lẽ thật về ánh sáng và luật pháp trong tiết 88 dạy chúng ta điều gì về Đấng Cứu Rỗi? Làm thế nào các lẽ thật đó soi dẫn chúng ta để trở nên giống như Ngài?

Giáo Lý và Giao Ước 88:62–76, 119–26

Chúng ta có thể trở nên thanh sạch qua Sự Chuộc Tội của Chúa Giê Su Ky Tô.

  • Lệnh truyền của Chúa phải “tự thánh hóa mình” xuất hiện hai lần trong tiết 88 (các câu 68, 74). Nếu anh chị em cảm thấy được soi dẫn để thảo luận ý nghĩa của điều đó, anh chị em có thể bắt đầu bằng cách cùng nhau tìm hiểu định nghĩa của từ thánh hóa hoặc xem lại một số đoạn được liệt kê dưới mục “Thánh Hóa” trong Sách Hướng Dẫn Thánh Thư (scriptures.ChurchofJesusChrist.org). Anh chị em cũng có thể mời các thành viên trong lớp đọc Giáo Lý và Giao Ước 88:62–76, 119–26 và thảo luận những câu hỏi như sau với một thành viên khác trong lớp: Chúng ta trở nên được thánh hóa bằng cách nào? Chúng ta tìm thấy những lời hứa nào từ Chúa trong các câu này? Tại sao Chúa muốn chúng ta phải trở nên thanh sạch? Họ cũng có thể tìm những câu trả lời cho những câu hỏi này trong sứ điệp của Chủ Tịch Dallin H. Oaks, “Được Thanh Tẩy nhờ vào Sự Hối Cải” (Liahona, tháng Năm năm 2019, trang 91–94; xin xem thêm “Các Nguồn Tài Liệu Bổ Sung”).

Giáo Lý và Giao Ước 88:77–78, 118–26

Chúa muốn chúng ta tìm kiếm sự hiểu biết bằng cách học hỏi và bằng đức tin.

  • Lời khuyên mà Chúa ban ra nhằm giúp thiết lập “trường tiên tri” ở Kirtland (câu 137) có thể giúp lớp học của anh chị em trong nỗ lực của mình để “giảng dạy lẫn nhau về giáo lý của vương quốc” (câu 77). Có lẽ anh chị em có thể tìm hiểu các câu 77–78 và 118–26 và thảo luận cách làm cho lớp học của anh chị em trở thành một “ngôi nhà học hỏi” (câu 119). Các thành viên trong lớp học có thể viết một số “điều lệ của lớp” hoặc các nguyên tắc dựa trên các câu này mà sẽ hướng dẫn việc học hỏi của anh chị em trong lớp học. Anh chị em cũng có thể yêu cầu các thành viên trong lớp học chia sẻ về việc họ đang cố gắng áp dụng các nguyên tắc này như thế nào trong khi họ “tìm kiếm sự hiểu biết” (câu 118).

    Hình Ảnh
    trẻ em đang học thánh thư

    Mái gia đình chúng ta có thể là nơi để có được sự học hỏi thuộc linh.

Giáo Lý và Giao Ước 88:119

Đền thờ là nhà của Thượng Đế.

  • Nếu có thể, trưng một tấm hình đền thờ gần nhất lên trên bảng, và mời cả lớp viết bên cạnh tấm hình những lời trong câu 119 dùng để mô tả nhà của Chúa. Mời họ chia sẻ kinh nghiệm mà cho thấy đền thờ tương ứng với mỗi lời miêu tả như thế nào. Anh chị em cũng có thể thảo luận về câu này có thể hướng dẫn cuộc sống của chúng ta như thế nào.

Hình Ảnh
hình biểu tượng những nguồn tài liệu bổ sung

Những Nguồn Tài Liệu Bổ Sung

Được thanh tẩy nhờ vào sự hối cải.

Chủ Tịch Dallin H. Oaks đã dạy:

“Sự hối cải bắt đầu với Đấng Cứu Rỗi của chúng ta, và đó là một niềm vui, chứ không phải là một gánh nặng. …

“Để được thanh tẩy nhờ vào sự hối cải, chúng ta phải từ bỏ tội lỗi của mình và thú tội với Chúa và với phán quan trần thế của Ngài khi được yêu cầu (xin xem Giáo Lý và Giao Ước 58:43). An Ma dạy rằng chúng ta cũng phải ‘làm những công việc ngay chính’ (An Ma 5:35). Tất cả những điều này là một phần của lời mời thường thấy trong thánh thư để đến cùng Đấng Ky Tô.

“Chúng ta cần dự phần Tiệc Thánh mỗi ngày Sa Bát. Trong giáo lễ đó, chúng ta lập các giao ước và tiếp nhận các phước lành mà giúp chúng ta khắc phục tất cả những hành động và ước muốn ngăn chặn chúng ta có được sự toàn hảo mà Đấng Cứu Rỗi mời chúng ta đạt đến (xin xem Ma Thi Ơ 5:48; 3 Nê Phi 12:48). Khi chúng ta ‘[tự mình] chối bỏ được tất cả mọi sự không tin kính cùng yêu mến Thượng Đế với tất cả năng lực, tâm trí và sức mạnh [của mình],’ chúng ta sẽ có thể ‘được toàn thiện trong Đấng Ky Tô’ và được ‘thánh hóa’ qua sự đổ máu của Ngài để ‘trở nên thánh thiện và không có tì vết’ (Mô Rô Ni 10:32–33). Quả là một lời hứa lớn lao! Quả là một phép lạ! Quả là một phước lành!” (“Được Thanh Tẩy nhờ vào Sự Hối Cải,” Liahona, tháng Năm năm 2019, trang 92).

Cải Thiện Việc Giảng Dạy Của Chúng Ta

Hãy tìm kiếm những nguồn tài liệu hỗ trợ cho các nguyên tắc này. Ngoài những lời đề nghị trong đại cương này, anh chị em có thể tìm những video, âm nhạc, hoặc họa phẩm của Giáo Hội để giảng dạy các nguyên tắc trong Giáo Lý và Giao Ước 88. (Xin xem Giảng Dạy theo Cách của Đấng Cứu Rỗi, trang 17–18.)

In