“Ngày 12–18 tháng Bảy. Giáo Lý và Giao Ước 77–80: ‘Ta Sẽ Hướng Dẫn Các Ngươi Đi,’” Hãy Đến Mà Theo Ta—Dành Cho Trường Chủ Nhật: Giáo Lý và Giao Ước năm 2021 (năm 2020)
“Ngày 12–18 tháng Bảy. Giáo Lý và Giao Ước 77–80,” Hãy Đến Mà Theo Ta—Dành Cho Trường Chủ Nhật: năm 2021
Ngày 12–18 tháng Bảy
Giáo Lý và Giao Ước 77–80
“Ta Sẽ Hướng Dẫn Các Ngươi Đi”
Hãy nhớ rằng các sinh hoạt trong đại cương này chỉ là gợi ý. Khi anh chị em thành tâm học Giáo Lý và Giao Ước 77–80, Thánh Linh sẽ hướng dẫn anh chị em biết cách tốt nhất để giảng dạy các thành viên trong lớp học của mình.
Ghi Lại Những Ấn Tượng của Anh Chị Em
Mời Chia Sẻ
Một số thành viên trong lớp học của anh chị em có thể sẽ dễ dàng chia sẻ những hiểu biết sâu sắc của họ nếu anh chị em hỏi họ trước. Cân nhắc việc liên lạc với một vài người mấy ngày trước khi lớp học bắt đầu để hỏi xem họ có thể sẵn sàng chia sẻ một điều gì đó mà làm họ cảm thấy ấn tượng từ Giáo Lý và Giao Ước 77–80.
Giảng Dạy Giáo Lý
Thượng Đế mặc khải những điều kín nhiệm của Ngài cho những ai tìm cách để biết những điều đó.
-
Các thành viên trong lớp học có thể chia sẻ những hiểu biết sâu sắc mà họ tìm thấy về những biểu tượng trong sách Khải Huyền trong khi họ học tiết 77 tuần này. Việc nói về những câu trả lời mà Joseph Smith nhận được có thể dẫn đến một cuộc thảo luận về cách mà các thành viên trong lớp học có thể tìm kiếm sự hiểu biết khi họ học thánh thư. Chúng ta học được điều gì từ những loại câu hỏi mà Joseph đã hỏi? Các thành viên trong lớp học có thể sẵn lòng chia sẻ những kinh nghiệm khi mà những câu hỏi của họ về phúc âm dẫn đến sự hiểu biết sâu rộng hơn.
Chúa sẽ hướng dẫn chúng ta đi.
-
Để bắt đầu một cuộc thảo luận về Giáo Lý và Giao Ước 78:17–19, anh chị em có thể cho xem ảnh của một vài thành viên trong lớp học khi còn bé (hỏi họ trước để họ mang ảnh của mình đến lớp). Để cho lớp học đoán xem ai ở trong mỗi tấm ảnh. Các thành viên trong lớp học mang ảnh đến lớp có thể nói về việc họ đã thay đổi như thế nào từ khi chụp bức ảnh đó. Sau đó cả lớp có thể đọc Giáo Lý và Giao Ước 78:17–19 và suy ngẫm các câu hỏi như sau: Chúng ta giống như trẻ nhỏ đối với Chúa như thế nào? Trong những phương diện nào Ngài muốn chúng ta trở nên giống như trẻ nhỏ (xin xem Mô Si A 3:19), và trong những phương diện nào Ngài muốn chúng ta tăng trưởng? Ngài ban cho chúng ta lời khuyên bảo nào trong những câu này để giúp chúng ta tăng trưởng?
Để mở mang sự hiểu biết của các thành viên trong lớp học của anh chị em về cách Chúa có thể “hướng dẫn [chúng ta] đi” (câu 18), hãy cân nhắc việc chia sẻ lời phát biểu trong phần Những Nguồn Tài Liệu Bổ Sung.
Sự kêu gọi để phục vụ Thượng Đế có ý nghĩa nhiều hơn là nơi nào chúng ta phục vụ.
-
Có thể có người trong lớp học của anh chị em sẽ cảm thấy chán nản lúc ban đầu với một sự kêu gọi họ nhận được trong tiểu giáo khu hoặc chi nhánh hoặc với nơi mà họ được chỉ định phục vụ với tư cách là một người truyền giáo. Một vài người có thể sẵn sàng chia sẻ kinh nghiệm của họ. Làm thế nào lời khuyên bảo của Chúa trong Giáo Lý và Giao Ước 80:3 có thể giúp chúng ta trong những hoàn cảnh này? Ý nghĩa của cụm từ “không quan hệ gì” là gì? Hoặc cụm từ “ngươi không thể đi lầm đường được”? Điều gì có thể là quan trọng nhất đối với Chúa khi nói đến những sự kêu gọi của chúng ta? Những sự hiểu biết sâu sắc của Anh Cả David A. Bednar về tiết 80 trong bài nói chuyện của ông có tựa đề “Được Kêu Gọi Để Làm Công Việc của Ngài” cũng có thể hữu ích (Liahona, tháng Năm năm 2017, trang 68).
-
Những điều mặc khải trong các tiết 79 và 80 đều đã được đưa ra trước tiên cho những người được kêu gọi để thuyết giảng phúc âm, nhưng những điều mặc khải đó có chứa đựng các nguyên tắc mà có thể áp dụng cho tất cả chúng ta trong sự phục vụ của chúng ta đối với Chúa. Để giúp các thành viên trong lớp học tìm ra các nguyên tắc này, anh chị em có thể yêu cầu họ giả vờ là họ có một người bạn mới vừa gia nhập Giáo Hội và vừa mới nhận được chức vụ kêu gọi đầu tiên của mình. Mời các thành viên trong lớp học viết cho người bạn của họ một lá thư ủng hộ và khuyên bảo, và khuyến khích họ trích dẫn từ các tiết 79 và 80 trong khi viết thư. Sau đó một vài thành viên trong lớp học có thể chia sẻ những điều họ đã viết.
Những Nguồn Tài Liệu Bổ Sung
Chúa sẽ hướng dẫn chúng ta qua Đức Thánh Linh.
Chủ Tịch Henry B. Eyring chia sẻ một kinh nghiệm mà ông đã cầu nguyện để được hướng dẫn về một quyết định quan trọng và đã học biết cách để được Chúa hướng dẫn:
“Tôi đã cầu nguyện, nhưng trong nhiều giờ dường như không có câu trả lời. Khi trời sắp sáng, một cảm giác đến với tôi. Hơn lúc nào hết kể từ khi tôi còn nhỏ, tôi đã cảm thấy mình như là một đứa trẻ. Tâm trí của tôi dường như trở nên lắng đọng. Có một sự bình an trong sự yên tĩnh nội tâm đó.
“Tôi có phần nào ngạc nhiên khi thấy mình cầu nguyện lớn tiếng: ‘Thưa Cha Thiên Thượng, điều con muốn không quan trọng. Con không quan tâm đến điều mà con muốn nữa. Con chỉ muốn rằng ý Cha được nên. Đó là điều duy nhất mà con muốn. Xin Cha cho con biết con phải làm gì.’
“Trong giây phút đó, tôi cảm thấy một sự bình tĩnh bên trong mà tôi chưa từng cảm nhận trước đó. Và tôi nhận được một sứ điệp và tôi đã biết chắc nó đến từ ai. Điều tôi nên làm đã rất rõ ràng. Tôi đã không nhận được một lời hứa nào về kết quả ra sao. Chỉ có một sự chắc chắn rằng tôi là một đứa trẻ đã được cho biết con đường nào sẽ dẫn tôi đến những gì Ngài muốn cho tôi” (“Như Trẻ Nhỏ,” Liahona, tháng Năm năm 2006, trang 16).