Giáo Lý và Giao Ước năm 2021
Ngày 17–23 tháng Năm. Giáo Lý và Giao Ước 51–57: “Một Quản Gia Trung Thành, Công Bình, và Khôn Ngoan”


“Ngày 17–23 tháng Năm. Giáo Lý và Giao Ước 51–57: ‘Một Quản Gia Trung Thành, Công Bình, và Khôn Ngoan,’” Hãy Đến Mà Theo Ta—Dành Cho Trường Chủ Nhật: Giáo Lý và Giao Ước năm 2021 (năm 2020)

“Ngày 17–23 tháng Năm. Giáo Lý và Giao Ước 51–57,” Hãy Đến Mà Theo Ta—Dành Cho Trường Chủ Nhật

Hình Ảnh
người nông dân với con bò

Luống Đất Đầu Tiên, tranh do James Taylor Harwood họa

Ngày 17–23 tháng Năm

Giáo Lý và Giao Ước 51–57

“Một Quản Gia Trung Thành, Công Bình, và Khôn Ngoan”

Đôi khi cảm hứng về điều để giảng dạy có thể đến khi anh chị em thảo luận thánh thư với một thành viên trong gia đình hoặc bạn bè.

Ghi Lại Những Ấn Tượng của Anh Chị Em

Hình Ảnh
hình biểu tượng chia sẻ

Mời Chia Sẻ

Cân nhắc việc chia sẻ những lời sau đây từ Anh Cả Quentin L. Cook: “Hy vọng của tôi là mỗi người chúng ta sẽ xem xét lại riêng bản thân và chung với gia đình mình cương vị quản lý mà chúng ta phải có trách nhiệm và chịu trách nhiệm.” (“Cương Vị Quản Lý—Một Sự Tin Cậy Thiêng Liêng,” Liahona, tháng Mười Một năm 2009, trang 94). Sau đó anh chị em có thể hỏi các thành viên trong lớp học điều họ học được từ các tiết 51–57 về cương vị quản lý của họ.

Hình Ảnh
hình biểu tượng giảng dạy

Giảng Dạy Giáo Lý

Giáo Lý và Giao Ước 51:9, 15–20

Chúa muốn chúng ta trở thành những người quản gia trung thành, công bình, và khôn ngoan.

  • Làm thế nào anh chị em có thể giúp các thành viên trong lớp học cân nhắc những lời Chúa phán trong tiết 51 áp dụng đối với họ như thế nào? Anh chị em có thể viết lên trên bảng Chúa đã giao phó cho tôi điều gì? và mời các thành viên trong lớp học liệt kê những câu trả lời của họ (xin xem phần “Những Nguồn Tài Liệu Bổ Sung” để có ý kiến). Sau đó họ có thể tìm kiếm các nguyên tắc trong các câu 9, 15–20 mà giảng dạy họ cách trở thành những người quản lý tài giỏi hơn cho những điều có trong bản liệt kê của họ. Hoặc anh chị em có thể tập trung vào những từ “trung thành,” “công bình,” và “khôn ngoan” trong câu 19, thảo luận về việc làm thế nào mỗi từ này có thể hướng dẫn chúng ta trong việc làm tròn cương vị quản lý của mình. Nếu cần, hãy cùng nhau ôn lại định nghĩa của từ “Quản Gia, Quản Lý” trong Sách Hướng Dẫn Thánh Thư (scriptures.ChurchofJesusChrist.org).

Hình Ảnh
cánh đồng xanh ngát

Các tín hữu sống theo luật dâng hiến đều hiến tặng tất cả những gì họ có cho Giáo Hội.

Giáo Lý và Giao Ước 52:10; 53:3; 55:1–3

Ân tứ Đức Thánh Linh được tiếp nhận qua phép đặt tay lên đầu.

  • Nhiều câu trong các điều mặc khải này đề cập đến việc tiếp nhận Đức Thánh Linh qua phép đặt tay lên đầu. Nếu việc thảo luận về đề tài này sẽ có ý nghĩa cho lớp học của anh chị em, thì anh chị em có thể hỏi các thành viên trong lớp học đã học được điều gì từ Giáo Lý và Giao Ước 52:10; 53:3; 55:1–3 về ân tứ Đức Thánh Linh. Để tìm hiểu thêm về đề tài này, xin xem Công Vụ Các Sứ Đồ 8:14–17; 19:1–6. Có lẽ các thành viên trong lớp học có thể nói về kinh nghiệm của họ trong việc tiếp nhận ân tứ Đức Thánh Linh hoặc điều họ có thể làm để tiếp tục nhận được sự ảnh hưởng của Ngài trong cuộc sống của họ.

Giáo Lý và Giao Ước 52:9–11, 22–27

Chúng ta có thể chia sẻ phúc âm bất kể chúng ta đang ở đâu.

  • Khi Chúa gửi vài vị lãnh đạo Giáo Hội tới Missouri, Ngài phán bảo họ hãy tận dụng thời gian đi đường để “vừa đi vừa giảng đạo” (các câu 25–27). Việc đọc Giáo Lý và Giao Ước 52:9–11, 22–27 có thể dẫn đến một cuộc thảo luận về cách chúng ta có thể “vừa đi vừa” chia sẻ phúc âm, hoặc trong cuộc sống thường ngày. Các thành viên trong lớp học có thể nói về cách mà họ làm cho việc chia sẻ phúc âm là một phần tự nhiên của cuộc sống họ.

Giáo Lý và Giao Ước 52:14–19

Thượng Đế ban cho một mẫu mực để tránh sự lừa gạt.

  • Để giới thiệu mẫu mực mà Chúa đã mặc khải trong Giáo Lý và Giao Ước 52:14–19, anh chị em có thể chia sẻ ví dụ về những mẫu mực khác mà có thể quen thuộc đối với các thành viên trong lớp học, chẳng hạn như mẫu mực về việc xây cất hoặc mẫu mực về hành vi. Các thành viên trong lớp học có thể có những ví dụ riêng để chia sẻ. Tại sao mẫu mực là quý báu? Làm thế nào chúng ta có thể áp dụng mẫu mực trong các câu 14–19 để tránh bị lừa gạt trong thế giới ngày nay?

Giáo Lý và Giao Ước 54

Tôi có thể hướng tới Chúa khi tôi bị tổn thương vì những lựa chọn của người khác.

  • Nhiều người trong chúng ta cảm thấy thất vọng khi một người nào đó chúng ta trông cậy không giữ cam kết của họ. Chuyện này đã xảy ra với Các Thánh Hữu từ Colesville, New York, là những người được dự kiến sẽ tới định cư ở nông trại của Leman Copley ở Ohio. Để học hỏi thêm về kinh nghiệm này, các thành viên trong lớp học có thể xem lại phần tiêu đề của tiết 54 (xem thêm Các Thánh Hữu, 1:125–28). Họ có thể tưởng tượng là họ có một người bạn là một trong số Các Thánh Hữu ở Colesville rồi sau đó tìm lời khuyên bảo trong tiết 54 mà họ có thể chia sẻ với người bạn của mình. Hoặc họ có thể tìm kiếm trong điều mặc khải điều gì có thể giúp đỡ một người nào đó đang đau khổ vì lựa chọn của một người khác. (Anh chị em có thể chỉ ra lời hứa trong câu 6 cho những người tuân giữ các giao ước của mình.)

  • Giáo Lý và Giao Ước 54:10 có những cụm từ mà các thành viên trong lớp học có thể thấy có ý nghĩa, chẳng hạn như “kiên nhẫn trong cơn hoạn nạn,” “biết sớm tìm kiếm ta,” và “linh hồn họ sẽ được an nghỉ.” Các thành viên trong lớp học có thể chọn ra một cụm từ để suy ngẫm và nghiên cứu, sử dụng phần cước chú hoặc các nguồn tài liệu khác để tìm hiểu về các đoạn thánh thư liên quan. Rồi họ có thể chia sẻ suy nghĩ của họ.

Hình Ảnh
hình biểu tượng những nguồn tài liệu bổ sung

Những Nguồn Tài Liệu Bổ Sung

Cương vị quản lý của chúng ta.

Chủ Tịch Spencer W. Kimball đã giải thích: “Trong Giáo Hội, cương vị quản lý là một sự tin cậy thuộc linh thiêng liêng hoặc vật chất mà đòi hỏi phải có trách nhiệm. Bởi vì tất cả mọi sự việc đều thuộc về Chúa, nên chúng ta là những người quản lý trông nom thân thể, trí óc, gia đình, và tài sản của mình. (Xin xem Giáo Lý và Giao Ước 104:11–15.) Một người quản lý trung tín là người sử dụng quyền cai trị ngay chính, chăm sóc cho gia đình mình cùng quan tâm đến người nghèo khó và túng thiếu” (“Welfare Services: The Gospel in Action,” Ensign, tháng Mười Một năm 1977, trang 78).

Cải Thiện Việc Giảng Dạy Của Chúng Ta

Giúp các học viên hỗ trợ lẫn nhau. Tạo ra một bầu không khí trong lớp học mà trong đó các học viên hỗ trợ và khuyến khích lẫn nhau. Mời họ chia sẻ những ý kiến và phương cách nhằm làm gia tăng việc học tập riêng cá nhân và chung với gia đình của mình. (Xin xem Giảng Dạy theo Cách của Đấng Cứu Rỗi, trang 36.)

In