Hãy Đến Mà Theo Ta
Ngày 15–21 tháng Tư. Lễ Phục Sinh: ‘Hỡi Sự Chết, Sự Thắng của Mày Ở Đâu?’


“Ngày 15–21 tháng Tư. Lễ Phục Sinh: ‘Hỡi Sự Chết, Sự Thắng của Mày Ở Đâu?’“ Hãy Đến Mà Theo Ta—Dành Cho Trường Chủ Nhật: Kinh Tân Ước năm 2019 (2019)

“Ngày 15–21 tháng Tư. Lễ Phục Sinh,” Hãy Đến Mà Theo Ta—Dành Cho Trường Chủ Nhật: năm 2019

Ngôi Mộ Vườn

Ngày 15–21 tháng Tư

Lễ Phục Sinh

“Hỡi Sự Chết, Sự Thắng của Mày Ở Đâu?”

Khi anh chị em chuẩn bị để giảng dạy tuần này, hãy xem xét bằng cách nào cuộc thảo luận của lớp học vào ngày Chủ Nhật Phục Sinh có thể xây đắp đức tin nơi Chúa Giê Su Ky Tô và Sự Chuộc Tội của Ngài.

Ghi Lại Những Ấn Tượng của Anh Chị Em

biểu tượng chia sẻ

Mời Chia Sẻ

Hỏi các học viên cách họ sẽ đáp lại các câu hỏi như “Sự Chuộc Tội của Chúa Giê Su Ky Tô là gì?” và “Làm thế nào tôi có thể nhận được các phước lành từ Sự Chuộc Tội của Đấng Ky Tô?” Họ đã có đọc bất kỳ câu thánh thư nào tuần này mà giúp trả lời các câu hỏi này không?

hình biểu tượng giảng dạy

Giảng Dạy Giáo Lý

Chúa Giê Su Ky Tô mang chúng ta ra khỏi tội lỗi và cái chết, củng cố chúng ta trong những sự yếu kém, và an ủi chúng ta trong những thử thách của chúng ta.

  • Các học viên của anh chị em có hiểu được rằng ngoài việc vượt qua tội lỗi và cái chết, Chúa Giê Su Ky Tô còn có thể an ủi chúng ta trong những thử thách và củng cố chúng ta trong những sự yếu kém của mình không? Một cách để giúp họ khám phá ra các nguyên tắc này có thể là viết những từ này lên trên bảng: Tội Lỗi, Cái Chết, Những Thử Thách, Những Sự Yếu Kém. Yêu cầu mỗi học viên đọc một trong các câu thánh thư được liệt kê trong “Những Nguồn Tài Liệu Bổ Sung” và suy ngẫm cách Đấng Cứu Rỗi giúp chúng ta vượt qua hoặc kiên trì trong những điều này. Các học viên có thể viết điều họ học từ các thánh thư này bên dưới từng tiêu đề và chia sẻ chứng ngôn của họ về Đấng Cứu Rỗi và Sự Chuộc Tội của Ngài.

  • Những câu thánh thư này dạy gì về cái giá Chúa Giê Su Ky Tô đã trả cho sự cứu rỗi của chúng ta? Ví dụ, xin xem Lu Ca 22: 39–44, Mô Si A 3:7, và Giáo Lý và Giao Ước 19:16–19. Cha Thiên Thượng của chúng ta đã trả cái giá nào? (xin xem Giăng 3:16).

    Đấng Ky Tô bị Đóng Đinh Trên Cây Thập Tự

    The Crucfixion of Christ, (Đấng Ky Tô bị Đóng Đinh Trên Cây Thập Tự) tranh của Louise Parker

  • Trước giờ học, hãy cân nhắc việc mời một vài học viên mang theo một câu trích dẫn từ một sứ điệp đại hội và mô tả Đấng Cứu Rỗi ban phước cho chúng ta như thế nào qua Sự Chuộc Tội của Ngài (để có vài ví dụ, xin xem “Những Nguồn Tài Liệu Bổ Sung”). Những lời giảng dạy của các vị tiên tri thời hiện đại mở rộng sự hiểu biết của chúng ta về các phước lành của Sự Chuộc Tội của Đấng Cứu Rỗi như thế nào? Làm thế nào những lời đó làm củng cố chứng ngôn của chúng ta về quyền năng của Sự Chuộc Tội của Ngài?

  • Có lẽ một bài học với đồ vật đơn giản có thể giúp minh họa sự khác biệt giữa việc được trong sạch khỏi tội lỗi và việc trở nên hoàn hảo: Anh chị em có thể viết lên trên bảng một vài dòng đầu tiên từ Mô Rô Ni 10:32, nhưng có cả các lỗi chính tả và ngữ pháp. Rồi mời một học viên xóa các lỗi đó. Việc này có giải quyết được vấn đề không? Chúng ta học được các bài học nào từ câu thánh thư trên và bài học với đồ vật này về tác động của Sự Chuộc Tội lên chúng ta? Câu phát biểu từ Chủ Tịch Dieter F. Uchtdorf cũng có thể hữu ích: “Nếu sự cứu rỗi chỉ có nghĩa là xóa bỏ những lỗi lầm và tội lỗi, thì sự cứu rỗi—tuyệt vời đúng như vậy—không làm tròn nguyện vọng của Đức Chúa Cha dành cho chúng ta. Mục tiêu của Ngài là cao hơn nhiều: Ngài muốn các con trai và con gái của Ngài trở thành giống như Ngài” (“Ân Tứ về Ân Điển,” Liahona, tháng Năm năm 2015, trang 108).

  • Các câu chuyện và phép so sánh có thể giúp chúng ta hiểu về Sự Chuộc Tội của Đấng Ky Tô. Ví dụ, Anh Cả Jeffrey R. Holland chia sẻ một câu chuyện về hai anh em đang leo lên một vách núi trong sứ điệp của ông “Nơi Có Công Lý, Tình Yêu Thương và Lòng Thương Xót Liên Kết Với Nhau” (Liahona, tháng Năm năm 2015, trang 104-106). Cũng có một video với cùng tựa đề trên trang mạng LDS.org. Hoặc anh chị em có thể cùng nhau xem “Handel’s Messiah: Debtor’s Prison” (LDS.org; xin xem phần mô tả trong “Những Nguồn Tài Liệu Bổ Sung”) và thảo luận bằng cách nào Sự Chuộc Tội của Chúa Giê Su giải thoát cho chúng ta khỏi ngục tù.

Các nhân chứng trong Kinh Tân Ước làm chứng rằng Chúa Giê Su Ky Tô đã chiến thắng sự chết.

  • Hãy xem xét việc ôn lại câu chuyện thánh thư về Lễ Phục Sinh đầu tiên—sự Phục Sinh của Chúa Giê Su Ky Tô. Anh chị em có thể mời một học viên kể lại câu chuyện bằng lời riêng của người ấy (xin xem Giăng 20:1–17). Anh chị em cũng có thể cho xem một video Kinh Thánh, như video “He Is Risen” (Ngài Đã Sống Lại) (LDS.org).

  • Có lẽ lớp học sẽ có được sự hiểu biết sâu sắc hơn về tầm quan trọng của các nhân chứng về Sự Phục Sinh của Chúa Giê Su Ky Tô nếu họ tưởng tượng rằng họ là các luật sư hoặc phóng viên đưa tin đang điều tra về lời tuyên bố rằng Đấng Ky Tô đã được phục sinh. Hãy mời họ tìm những người trong thánh thư mà có thể đảm trách vai trò của các nhân chứng (xin xem Ma Thi Ơ 28:1–10; Lu Ca 24:13–35; Giăng 20:19–29; 1 Cô Rinh Tô 15:3–8, 55–58). Họ thậm chí có thể viết một tóm tắt sơ lược về điều những người này có thể nói khi làm chứng ở tòa hoặc khi được phỏng vấn cho một bản tin.

  • Một cách để gia tăng lòng biết ơn của chúng ta đối với Sự Phục Sinh của Đấng Cứu Rỗi là nghĩ về cách chúng ta có thể giải thích niềm tin của mình cho những người khác. Các học viên sẽ chia sẻ chứng ngôn của họ về Chúa Giê Su Ky Tô trong các tình huống sau đây như thế nào: một người trong gia đình bị chẩn đoán mắc bệnh nặng; một người bạn vừa mất đi một người thân yêu; một người hàng xóm hỏi tại sao anh chị em ăn mừng Lễ Phục Sinh. Hãy khuyến khích họ đề cập đến thánh thư (như những câu trong “Những Nguồn Tài Liệu Bổ Sung”) khi họ hoạch định các câu trả lời của mình. Mời một vài học viên chia sẻ những ý nghĩ của mình.

Chúa Giê Su Ky Tô ban cho chúng ta hy vọng và niềm vui.

  • Tất cả chúng ta đều có thể có hy vọng và được vui mừng bởi vì Đấng Cứu Rỗi. Anh chị em có thể đọc Giăng 16:33 và thảo luận xem bằng cách nào Sự Chuộc Tội của Chúa Giê Su Ky Tô giúp chúng ta được vui mừng mặc cho các thử thách của mình. Bằng cách nào chúng ta có thể nhận được niềm vui và được hỗ trợ trong các thử thách của chúng ta?

  • Việc đọc lời chứng của Phi E Rơ trong 1 Phi E Rơ 1:3–11 có thể gia tăng niềm hy vọng cho các học viên về Sự Chuộc Tội của Chúa Giê Su Ky Tô. Cho họ thời gian để suy ngẫm các câu này và làm việc theo từng cặp để tìm các câu thánh thư khác mà cũng mô tả cách đạt được niềm hy vọng nơi Chúa Giê Su Ky Tô (xin xem Sách Hướng Dẫn Thánh Thư, “Hy Vọng”). Họ có thể sử dụng thánh thư họ tìm được để làm một tấm bích chương trưng bày trong nhà hoặc trên trực tuyến (xin xem các ví dụ về các trích dẫn hình ảnh đầy soi dẫn trên LDS.org). Các học viên có thể suy nghĩ về những hoàn cảnh của các thành viên trong gia đình hoặc bạn bè mà có thể cần cảm thấy nhiều hy vọng hơn.

biểu tượng học hỏi

Khuyến Khích Học Hỏi tại Nhà

Điều gì sẽ tạo cảm hứng cho các học viên để đọc Ma Thi Ơ 18Lu Ca 10? Anh chị em có thể nói với họ rằng các chương này có hai câu chuyện ngụ ngôn đáng nhớ nhất của Đấng Cứu Rỗi, cả hai câu chuyện này đều mang lại các bài học quan trọng về cách chúng ta nên đối xử với nhau.

hình biểu tượng các nguồn tài liệu

Những Nguồn Tài Liệu Bổ Sung

Lễ Phục Sinh

Các thánh thư về Sự Chuộc Tội của Đấng Cứu Rỗi.

Các sứ điệp về Sự Chuộc Tội của Đấng Cứu Rỗi.

Các bài thánh ca về Sự Chuộc Tội của Đấng Cứu Rỗi.

Các học viên có thể thích hát một số bài thánh ca này và đọc các câu thánh thư liên quan được trích dẫn ở cuối trang. Một số học viên có thể đã học một vài bài thánh ca như là một phần của việc học thánh thư với gia đình tuần này; nên hãy khuyến khích họ chia sẻ kinh nghiệm của họ.

  • “Tìm Đâu Cho Thấy một Nền Vững Vàng,” Thánh Ca và Các Bài Ca Thiếu Nhi, trang 6

  • “Where Can I Turn for Peace?” Hymns, số 129

  • “Lòng Cảm Kích Vô Cùng,” Thánh Ca và Các Bài Ca Thiếu Nhi, trang 22

  • “Ngài Phục Sinh!” Thánh Ca và Các Bài Ca Thiếu Nhi, trang 55

Các video về Lễ Phục Sinh.

Mỗi năm Giáo Hội sản xuất các sứ điệp Phục Sinh, mà có sẵn tại trang mạng mormon.org/easter.

Chúa Giê Su Ky Tô làm cho chúng ta được tự do.

Vào năm 1741, George Frideric Handel soạn một bản hợp xướng về Chúa Giê Su Ky Tô cho dàn nhạc với tựa đề Messiah (Đấng Mê Si). Handel quyết định rằng số thu nhập từ một buổi trình diễn bài Messiah sẽ được quyên tặng để trả cho việc thả những người mắc nợ bị chủ nợ bỏ tù. Kết quả là hơn 140 người mà đã bị bỏ tù vì họ không thể trả được nợ đã được thả tự do. Nhận xét về sự kiện này, Chủ Tịch Russell M. Nelson đã nói: “Không có Sự Chuộc Tội của Chúa Giê Su Ky Tô, tất cả chúng ta sẽ bị mắc nợ trong vô vọng, cũng giống như những người đó khi bị chủ nợ bỏ tù. Đấng Cứu Chuộc của chúng ta, Chúa Giê Su Ky Tô, đã đến để trả một món nợ mà Ngài không mắc bởi vì chúng ta mắc một món nợ không thể trả nổi.” Để có phần video mô tả sự kiện này, xin xem “Handel’s Messiah: Debtor’s Prison” (Đấng Mê Si của Handel: Ngục Tù của Chủ Nợ) trên LDS.org.

Cải Thiện Việc Giảng Dạy của Chúng Ta

Hãy là một công cụ của Thánh Linh. Mục đích của các anh chị em với tư cách là một giảng viên không phải là đưa ra một phần trình bày, mà thay vì thế là để giúp những người khác nhận được ảnh hưởng của Đức Thánh Linh—là Đấng giảng dạy thực sự. (Xin xem Giảng Dạy theo Cách của Đấng Cứu Rỗi, trang 10.)