“Ngày 20–26 tháng Năm. Ma Thi Ơ 21–23; Mác 11; Lu Ca 19–20; Giăng 12: ‘Này, Vua Ngươi Đến’” Hãy Đến Mà Theo Ta—Dành Cho Trường Chủ Nhật: Kinh Tân Ước năm 2019 (2019)
“Ngày 20–26 tháng Năm. Ma Thi Ơ 21–23; Mác 11; Lu Ca 19 –20; Giăng 12,” Hãy Đến Mà Theo Ta—Dành Cho Trường Chủ Nhật: năm 2019
Ngày 20–26 tháng Năm
Ma Thi Ơ 21–23; Mác 11; Lu Ca 19–20; Giăng 12
“Này, Vua Ngươi Đến”
Khi anh chị em đọc Ma Thi Ơ 21–23; Mác 11; Lu Ca 19–20; và Giăng 12, hãy nghĩ về các câu hỏi anh chị em có thể đặt ra mà sẽ giúp đáp ứng nhu cầu của các học viên. Đức Thánh Linh sẽ soi dẫn cho anh chị em biết câu hỏi nào và nguyên tắc nào, gồm cả những điều đã được nhắc đến trong đại cương này, mà sẽ đáp ứng tốt nhất cho các nhu cầu đó.
Ghi Lại Những Ấn Tượng của Anh Chị Em
Mời Chia Sẻ
Trong tuần trước khi lớp học bắt đầu, hãy mời một vài học viên chuẩn bị để chia sẻ một kinh nghiệm họ đã có với việc học các chương được chỉ định của tuần này. Các phước lành nào đến với họ khi họ học tập thánh thư trong tuần?
Giảng Dạy Giáo Lý
Đấng Cứu Rỗi biết mỗi cá nhân chúng ta.
-
Các học viên có lẽ từng cảm thấy đôi khi bị soi mói hoặc bị phớt lờ trong cuộc sống của họ. Câu chuyện của Xa Chê có thể giúp họ hiểu rằng Cha Thiên Thượng và Chúa Giê Su Ky Tô biết họ và quan tâm đến họ. Để giúp các học viên áp dụng câu chuyện này vào cuộc sống của họ, hãy mời họ tưởng tượng họ là Xa Chê. Anh chị em nghĩ ông ta đã học được điều gì về Đấng Cứu Rỗi từ kinh nghiệm của mình? Chúng ta có thể học được điều gì từ nỗ lực của Xa Chê khi tìm kiếm Đấng Cứu Rỗi?
-
Cũng có thể hữu ích để yêu cầu các học viên nghĩ về các ví dụ khác trong thánh thư khi Chúa gọi người ta bằng tên của họ. (Một vài ví dụ được cung cấp trong “Những Nguồn Tài Liệu Bổ Sung.”) Anh chị em cũng có thể mời các học viên chia sẻ những kinh nghiệm xác nhận với họ rằng Chúa biết từng người họ.
Ma Thi Ơ 21:1–11; Mác 11:1–11; Lu Ca 19:29–44; Giăng 12:12–16
Chúa Giê Su Ky Tô là Vua của chúng ta.
-
Một sinh hoạt đơn giản có thể giới thiệu cuộc thảo luận về sự kiện Đấng Cứu Rỗi tiến vào thành Giê Ru Sa Lem đầy đắc thắng: Một vài học viên có thể vẽ lên trên bảng những vật đi kèm với một vị vua, như là vương miện hoặc ngai vàng, trong khi đó những người còn lại đoán xem họ đang vẽ gì. Rồi các học viên khác có thể vẽ một con lừa con và các nhánh cây. Những thứ này liên quan gì đến một vị vua? Rồi anh chị em có thể cho thấy một bức hình khi Đấng Cứu Rỗi đắc thắng tiến vào thành Giê Ru Sa Lem từ đại cương tuần này trong Hãy Đến Mà Theo Ta—Dành Cho Cá Nhân và Gia Đình và mời các hộc viên đọc Mác 11:1–11. Bằng cách nào những người này đã công nhận Chúa Giê Su là Vua của họ? Chúng ta thờ phượng Chúa Giê Su Ky Tô là Vua của chúng ta bằng lời nói và hành động như thế nào?
-
Để giúp các học viên hiểu rằng Chúa Giê Su Ky Tô là Vua của chúng ta, anh chị em có thể yêu cầu họ xem lại bài thánh ca “Giê Su Xưa Sinh Chỗ Thấp Hèn,” Thánh Ca và Các Bài Ca Thiếu Nhi, số 20, hoặc một bài thánh ca khác về Chúa Giê Su là Vua của chúng ta. Những lời nào từ bài thánh ca nhắc chúng ta về các lẽ thật trong Ma Thi Ơ 21:1–11; Mác 11:1–11; Lu Ca 19:29–44; và Giăng 12:12–16?
Hai lệnh truyền lớn là yêu mến Thượng Đế và yêu thương người lân cận như mình.
-
Chủ Tịch Dieter F. Uchtdorf đã dạy rằng việc làm cho những điều khác với hai giáo lệnh lớn thành trọng tâm trong cuộc sống chúng ta cũng giống như bắn tên vào tường trống và rồi vẽ các bia vòng quanh mũi tên (xin xem Nhắm vào Trong Tâm,” Liahona, tháng Giêng năm 2017, trang 4–5). Việc khám phá lối so sánh tương đồng này sẽ giúp các học viên hiểu Ma Thi Ơ 22:34–40 không? Một cách để làm điều này là trải một tấm giấy lớn lên sàn nhà và cho các học viên lần lượt thả một cây bút bi hay bút chì lên đó. Rồi họ có thể vẽ các bia vòng quanh nơi cây bút bi hay bút chì rơi trên giấy và ghi tên mỗi cái bia với một lệnh truyền. Sau khi cùng nhau đọc Ma Thi Ơ 22:34–40, anh chị em có thể vẽ một cái bia mới bao quanh tất cả các bia khác và ghi tên là “Yêu Mến Thượng Đế và Yêu Người Lân Cận.” Làm thế nào việc tập trung vào hai lệnh truyền lớn này giúp chúng ta vâng theo các lệnh truyền khác của Thượng Đế? Làm thế nào chúng ta có thể đảm bảo rằng chúng ta tập trung sự vâng lời vào hai lệnh truyền này?
Chúng ta sẽ được bảo vệ khi chúng ta tránh làm theo lời kẻ mù dẫn đường.
-
Các học viên sẽ có lợi ích không khi thảo luận cụm từ “kẻ mù dẫn đường,” mà Đấng Cứu Rỗi đã dùng để mô tả những thầy thông giáo và người Pha Ri Si mù về mặt thuộc linh? (Ma Thi Ơ 23:16). Anh chị em có thể nghĩ về một cách để minh họa điều có thể xảy ra cho một người nào đó mà đi theo một người không thể thấy đường. Hoặc lớp học có thể liệt kê lên trên bảng các đặc điểm của một người mù dẫn đường, như được mô tả trong Ma Thi Ơ 23:13–33. Để bổ sung cho bản liệt kê, cân nhắc việc xem các thánh thư bổ sung dạy về sự mù quáng về mặt thuộc linh, như 2 Cô Rinh Tô 4:3–4; 2 Nê Phi 9:28–32; và Gia Cốp 4:14. Làm thế nào chúng ta có thể nhận ra và tránh bị kẻ mù dẫn đường?
-
Anh chị em có thể muốn giúp các học viên hiểu rằng các thầy thông giáo và người Pha Ri Si tập trung nhiều vào vàng và của lễ trong đền thờ hơn là ý nghĩa thật sự của đền thờ (xin xem Ma Thi Ơ 23:16–22). Để làm điều này, cân nhắc việc chia sẻ truyện ngụ ngôn về viên ngọc trai và cái hộp của Chủ Tịch Boyd K. Packer trong “Những Nguồn Tài Liệu Bổ Sung.” Điều gì có thể làm chúng ta xao lãng khỏi việc vui hưởng các phước lành thật sự của đền thờ? của buổi lễ Tiệc Thánh?
Lời tán dương của loài người có thể ngăn cản chúng ta trở thành các môn đồ can đảm của Chúa Giê Su Ky Tô.
-
Một số người tin vào Chúa Giê Su Ky Tô có thể không sẵn sàng để đứng lên bênh vực cho phúc âm của Ngài, đặc biệt trong các xã hội mà coi thường hoặc nhạo báng các niềm tin tôn giáo. Có những bài học gì trong Giăng 12:42–43 dành cho chúng ta ngày nay? Anh chị em có thể mời lớp học tìm kiếm các thánh thư sau và nhận ra những người muốn làm hài lòng người ta và những người muốn làm hài lòng Thượng Đế: Xuất Ê Díp Tô Ký 32:1–8; 1 Sa Mu Ên 15:18–25; Ma Thi Ơ 14:1–10; 1 Nê Phi 6:1–6; Mô Si A 17:1–12; và Mô Rô Ni 8:16. Chúng ta có thể học được gì từ những tấm gương này? Để biết nhiều hơn về trách nhiệm của chúng ta để biểu lộ đức tin trong các bối cảnh công cộng, xin xem bài của Anh Cả Robert D. Hales, “Gìn Giữ Quyền Tự Quyết, Bảo Vệ Quyền Tự Do Tôn Giáo,” Liahona, tháng Năm năm 2015, trang 111–113.
Khuyến Khích Học Hỏi tại Nhà
Đấng Cứu Rỗi đã tiên tri rằng trong những ngày sau cùng ngay cả những người được chọn lọc cũng sẽ bị lừa gạt (xin xem Joseph Smith—Ma Thi Ơ 1:22). Để tạo cảm hứng cho các học viên để đọc Joseph Smith—Ma Thi Ơ 1; Ma Thi Ơ 25; Mác 12–13; và Lu Ca 21 trong tuần tới, anh chị em có thể nói với họ rằng họ sẽ tìm trong những chương này chìa khóa để tránh bị lừa gạt trong những ngày sau cùng.
Những Nguồn Tài Liệu Bổ Sung
Cha Thiên Thượng biết từng người trong chúng ta.
Anh Cả Neal A. Maxwell đã tuyên bố: “Tôi làm chứng với các anh chị em rằng Thượng Đế đã biết từng người trong các anh chị em … từ rất, rất lâu rồi (xin xem GLGƯ 93:23). Ngài đã yêu thương các anh chị em từ rất, rất lâu rồi. Ngài không chỉ biết tên của mọi vì sao (xin xem Thi Thiên 147:4; Ê Sai 40:26); mà Ngài còn biết tên của các anh chị em và mọi nỗi đau và niềm vui của các anh chị em!” (“Hãy Ghi Nhớ Chúa Đã Giàu Lòng Thương Xót Biết Bao,” Liahona, tháng Năm năm 2004, trang 46).
Các ví dụ khi Chúa gọi người ta bằng tên của họ.
Truyện ngụ ngôn về viên ngọc trai và cái hộp.
Chủ Tịch Boyd K. Packer đã chia sẻ truyện ngụ ngôn này: “Một nhà buôn chuyên tìm các món trang sức quý giá cuối cùng đã tìm được một viên ngọc trai hoàn hảo. Ông ta thuê một người thợ thủ công giỏi nhất làm một hộp đựng trang sức tuyệt vời và lót vào đó vải nhung màu xanh dương. Ông đặt viên ngọc của mình vào đó để trưng bày hầu cho những người khác có thể chiêm ngưỡng báu vật của ông. Ông quan sát khi người ta đến coi báu vật đó. Nhưng ông nhanh chóng quay đi trong đau khổ. Người ta thán phục trước cái hộp, chứ không phải viên ngọc trai” (“The Cloven Tongues of Fire,” Ensign, May 2000, 7).