Hãy Đến Mà Theo Ta
Ngày 6–12 tháng Năm. Lu Ca 12–17; Giăng 11: ‘Hãy Chung Vui với Ta, vì Ta Đã Tìm Được Con Chiên Bị Mất’


“Ngày 6–12 tháng Năm. Lu Ca 12–17; Giăng 11: ‘Hãy Chung Vui với Ta, vì Ta Đã Tìm Được Con Chiên Bị Mất’” Hãy Đến Mà Theo Ta—Dành Cho Trường Chủ Nhật: Kinh Tân Ước năm 2019 (2019)

“Ngày 6–12 tháng Năm. Lu Ca 12–17; Giăng 11,” Hãy Đến Mà Theo Ta—Dành Cho Trường Chủ Nhật: năm 2019

Hình Ảnh
người cha ôm lấy đứa con trai của mình

The Prodigal Son (Đứa Con Trai Hoang Phí), tranh của Liz Lemon Swindle

Ngày 6–12 tháng Năm

Lu Ca 12–17; Giăng 11

“Hãy Chung Vui với Ta, vì Ta Đã Tìm Được Con Chiên Bị Mất’”

Hãy bắt đầu sự chuẩn bị của anh chị em bằng cách thành tâm học Lu Ca 12–17Giăng 11. Có “con chiên bị mất” nào ở trong lớp học đến với tâm trí anh chị em không? Sử dụng Hãy Đến Mà Theo Ta—Dành Cho Cá Nhân và Gia Đình và đại cương này khi anh chị em tìm kiếm sự chỉ dẫn của Chúa về cách tốt nhất để đáp ứng nhu cầu của các học viên, ngay cả khi họ không tham dự lớp học.

Ghi Lại Những Ấn Tượng của Anh Chị Em

Hình Ảnh
biểu tượng chia sẻ

Mời Chia Sẻ

Áp dụng là một phần quan trọng của việc học hỏi, vì thế hãy mời các học viên chia sẻ về cách họ đã chọn để sống theo điều nào đó đã học được từ thánh thư trong tuần này.

Hình Ảnh
hình biểu tượng giảng dạy

Giảng Dạy Giáo Lý

Lu Ca 14:15–24

Không có lý do nào là đủ cho việc từ chối phúc âm.

  • Để giúp các học viên học câu chuyện ngụ ngôn về bữa tiệc lớn, anh chị em có thể mời họ đến dự một bữa tiệc tưởng tượng do anh chị em tổ chức. Hãy để họ chia sẻ một số lý do tại sao họ có thể hoặc không thể tham dự. Hãy cùng nhau đọc Lu Ca 14:15–24, và thảo luận các lý do của những người trong câu chuyện ngụ ngôn này đưa ra khi họ được mời đến bữa tiệc mà tượng trưng cho các phước lành của phúc âm. Người ta hay lấy những lý do nào cho việc không chấp nhận lời của Đấng Cứu Rỗi mời nhận các phước lành từ Cha Thiên Thượng? Có lẽ các học viên có thể chia sẻ những phước lành họ nhận được khi họ có những sự hy sinh cần thiết để sống theo các nguyên tắc phúc âm nào đó.

Lu Ca 15

Chúng ta cần phải tìm ra những người đã bị thất lạc và vui mừng cùng Cha Thiên Thượng khi họ quay trở lại.

  • Làm thế nào anh chị em có thể tạo cảm hứng cho các học viên của mình để tìm ra những người “bị mất” bởi vì họ không có các phước lành của phúc âm và mời họ quay trở lại? Anh chị em có thể mời các học viên suy nghĩ trong ít phút về “con chiên bị mất” mà họ biết và rồi đọc Lu Ca 15:1–7 trong lúc nghĩ về người đó. Họ cảm thấy được soi dẫn để làm gì để tìm đến người đó với tình yêu thương và sự nhạy cảm? Câu chuyện của Chủ Tịch Thomas S. Monson trong “Những Nguồn Tài Liệu Bổ Sung” hoặc bài nói chuyện của Anh Cả Mervyn B. Arnold “Đi Giải Cứu: Chúng Ta Có Thể Làm Điều Đó” (Liahona, tháng Năm năm 2016, trang 53-55) có thể giúp cho cuộc thảo luận này.

  • Liệu sẽ hữu ích cho các học viên để hiểu các cách thức khiến cho một người có thể trở nên lạc lối? Cân nhắc việc chỉ định các nhóm học viên học một trong ba câu chuyện ngụ ngôn trong Lu Ca 15. Những câu chuyện ngụ ngôn này đề nghị gì về cách chúng ta nên cố gắng tìm kiếm những người bị thất lạc? Những từ nào trong Lu Ca 15 tiết lộ việc Cha Thiên Thượng cảm thấy như thế nào về những người bị thất lạc? Việc cùng nhau hát bài “Dear to the Heart of the Shepherd,” Hymns, số 221 có thể là một sinh hoạt bổ sung ý nghĩa cho phần giảng dạy về các câu chuyện ngụ ngôn này.

  • Các học viên có thể được lợi ích từ việc tập trung vào lời nói và hành động của người anh trong câu chuyện ngụ ngôn về người con trai hoang phí. Có lẽ họ có thể viết phần kết thúc thay thế cho câu chuyện ngụ ngôn mà trong đó người anh dành một thái độ khác cho em mình. Lời khuyên nhủ của người cha trong truyện ngụ ngôn này dạy chúng ta điều gì về cách chúng ta nên cảm thấy về những người bị thất lạc và những người quay trở lại với phúc âm? (Xin xem thêm câu phát biểu của Anh Cả Jeffrey R. Holland trong “Những Nguồn Tài Liệu Bổ Sung.”) Hoặc anh chị em có thể yêu cầu các học viên tưởng tượng rằng họ là người cha trong câu chuyện này. Họ sẽ cho người con trai lớn thêm lời khuyên nào đó để giúp nó vui mừng với sự tiến bộ hoặc thành công của những người khác?

Giăng 11:1–46

Chúa Giê Su Ky Tô là Đấng Cứu Rỗi và Sự Sống.

  • Khi họ đọc về sự sống lại của La Xa Rơ tuần này, có học viên nào tìm được bất cứ điều gì mà củng cố đức tin của họ rằng Chúa Giê Su Ky Tô là Vị Nam Tử của Thượng Đế và là Đấng Mê Si đã được hứa? Mời họ chia sẻ điều họ tìm được. Có các kinh nghiệm nào khác giúp xây đắp đức tin của họ nơi Chúa Giê Su Ky Tô không? Anh chị em có thể muốn chỉ ra rằng vào lúc phép lạ này xảy ra, La Xa Rơ không phải được phục sinh mà được mang trở lại với cuộc sống trần thế.

    Hình Ảnh
    Chúa Giê Su Ky Tô khóc

    Jesus Wept (Chúa Giê Su Khóc), tranh của James Tissot

  • Một cách để xem xét Giăng 11:1–46 là yêu cầu các học viên lần lượt đọc các câu thánh thư và mời họ dừng lại khi tìm thấy bằng chứng về đức tin nơi Chúa Giê Su Ky Tô. Yêu cầu họ thảo luận điều họ đã tìm thấy. Làm thế nào các thử thách và những yếu đuối có thể củng cố đức tin của chúng ta nơi Chúa Giê Su Ky Tô?

  • Một cách khác để đọc câu chuyện này là chỉ định một vài học viên xem xét các khía cạnh của những người có liên quan—như là Đấng Cứu Rỗi, Các Vị Sứ Đồ, Ma Thê, Ma Ri, và La Xa Rơ. Chúng ta có thể học được điều gì từ mỗi khía cạnh đó? Chúng ta có thể học được điều gì về Đấng Cứu Rỗi từ Giăng 11:33–35? Tại sao là quan trọng để biết những điều đó về Ngài?

Hình Ảnh
biểu tượng học hỏi

Khuyến Khích Học Hỏi tại Nhà

Để khuyến khích các học viên đọc Ma Thi Ơ 19–20; Mác 10; và Lu Ca 18, anh chị em có thể đặt ra một câu hỏi như “Anh chị em sẽ cảm thấy như thế nào nếu anh chị em làm việc cả ngày và được trả tiền bằng với người mà làm việc chỉ có một giờ?” Hãy nói với họ rằng có một câu chuyện ngụ ngôn trong bài đọc tuần sau sẽ chỉ ra cách làm thế nào điều này có thể được xem là công bằng.

Hình Ảnh
hình biểu tượng các nguồn tài liệu

Những Nguồn Tài Liệu Bổ Sung

Lu Ca 12–17; Giăng 11

“Giám Trợ đã tìm ra em rồi.”

Chủ Tịch Thomas S. Monson chia sẻ kinh nghiệm sau đây mà ông đã có trong khi đang phục vụ với tư cách là một giám trợ: “Vào một buổi sáng Chủ Nhật nọ, tôi để ý thấy Richard, một trong số các thầy tư tế thường không đến nhà thờ, một lần nữa đã vắng mặt trong buổi họp chức tư tế. Tôi để nhóm túc số lại cho một vị cố vấn trông coi và đi thăm nhà của Richard. Mẹ của em ấy nói rằng em ấy đang làm việc tại một hãng sửa xe hơi ở địa phương. Tôi lái xe đến hãng sửa xe để tìm Richard và nhìn quanh nhưng không thể tìm ra em ấy. Bất ngờ tôi được soi dẫn để nhìn xuống một cái hầm lỗi thời đầy dầu mỡ ở bên hông tòa nhà. Tôi có thể thấy đôi mắt lấp lánh trong bóng tối. Tôi nghe Richard nói: ‘Giám Trợ đã tìm ra em rồi! Em sẽ lên liền.’ Trong khi Richard và tôi trò chuyện, tôi nói với em ấy là chúng tôi nhớ em ấy và cần em ấy biết bao. Tôi đã có thể có được lời cam kết từ em ấy để tham dự các buổi họp của em ấy. … [Sau đó], Richard đã nói rằng bước ngoặt trong cuộc đời của em ấy là khi mà vị giám trợ của em ấy tìm ra em ấy đang trốn trong một cái hầm mỡ và đã giúp em ấy tích cực trở lại” (“Sugar Beets and the Worth of a Soul,” Ensign, July 2009,  6–7).

Học hỏi từ người con trai còn lại.

Anh Cả Jeffrey R. Holland đưa ra lời nhận xét này về người anh trai của người con trai hoang phí:

“Người con trai này không tức giận vì người em đã về nhà bằng việc cha mẹ của anh ta quá vui mừng về điều đó. Việc cảm thấy không được cảm kích và có lẽ hơn cả là cảm giác tự thương hại, người con trai biết vâng lời này—và anh ta biết vâng lời một cách tuyệt vời—đã quên mất trong giây lát rằng anh ta chưa bao giờ phải sống trong rác rưởi hoặc nỗi tuyệt vọng, sợ hãi, hoặc tự ghét bỏ chính mình. Anh ta quên mất trong giây lát rằng mọi con bò ở nông trại vốn đã là của anh, cũng như tất cả áo trong tủ và mọi chiếc nhẫn trong ngăn kéo. Anh ta quên mất trong giây lát rằng sự trung thành của anh đã, đang, và sẽ luôn luôn được ban thưởng.

“Không, anh ta là người có gần như tất cả mọi thứ, là người đã làm việc một cách siêng năng và tuyệt vời để đạt được phần thưởng đó, nhưng lại thiếu đi chỉ một điều mà có thể làm cho anh ta trở nên người toàn vẹn của Chúa mà anh ta gần đủ tư cách để trở thành. Anh ta vẫn cần phát triển lòng trắc ẩn và thương xót, là những cảm xúc chín chắn sâu sắc và viễn cảnh cần thiết để thấy rằng đây không phải là sự trở về để đối đầu. Đây là em trai anh ta. Như điều người cha đã nài xin anh ta nhận ra, đây là người đã chết mà giờ đây lại sống. Đây là người đã mất mà lại thấy được” (“The Other Prodigal,” Ensign, May 2002, 63).

Cải Thiện Việc Giảng Dạy của Chúng Ta

Tìm đến người thất lạc. Cũng như người chăn chiên trong truyện ngụ ngôn của Đấng Cứu Rỗi (xin xem Lu Ca 15:4), “anh chị em có thể tìm đến những người đang vắng mặt trong lớp học của các anh chị em. Các cơ hội của anh chị em để giảng dạy và soi dẫn học viên và giúp họ đến cùng Đấng Ky Tô vượt xa khỏi lớp học và khỏi những người tham dự các bài học chính thức của anh chị em” (Giảng Dạy theo Cách của Đấng Cứu Rỗi, trang 8).

In