Hãy Đến Mà Theo Ta
Ngày 17–23 tháng Sáu. Ma Thi Ơ 27; Mác 15; Lu Ca 23; Giăng 19: ‘Mọi Việc Đã Được Trọn


“Ngày 17–23 tháng Sáu. Ma Thi Ơ 27; Mác 15; Lu Ca 23; Giăng 19: ‘Mọi Việc Đã Được Trọn’” Hãy Đến Mà Theo Ta—Dành Cho Trường Chủ Nhật: Kinh Tân Ước năm 2019 (2019)

“Ngày 17–23 tháng Sáu. Ma Thi Ơ 27; Mác 15; Lu Ca 23; Giăng 19,” Hãy Đến Mà Theo Ta—Dành Cho Trường Chủ Nhật: năm 2019

Đấng Ky Tô đứng trước Phi Lát

Ecce Homo, tranh của Antonio Ciseri

Ngày 17–23 tháng Sáu

Ma Thi Ơ 27; Mác 15; Lu Ca 23; Giăng 19

“Mọi Việc Đã Được Trọn”

Hãy bắt đầu sự chuẩn bị để giảng dạy của anh chị em bằng cách thành tâm đọc Ma Thi Ơ 27; Mác 15; Lu Ca 23; và Giăng 19. Hãy nhớ rằng anh chị em sẽ có thể đưa ra lời chứng mạnh mẽ về Đấng Cứu Rỗi và Sự Chuộc Tội của Ngài khi anh chị em sống xứng đáng với Thánh Linh.

Ghi Lại Những Ấn Tượng của Anh Chị Em

biểu tượng chia sẻ

Mời Chia Sẻ

Có thể hữu ích để viết lên trên bảng một vài từ hoặc cụm từ để nhắc các học viên về những sự kiện được mô tả trong các chương tuần này. Yêu cầu các học viên viết lên trên bảng một vài từ mô tả điều họ đã cảm thấy khi đọc về các sự kiện này. Tại sao họ đã cảm thấy như vậy?

hình biểu tượng giảng dạy

Giảng Dạy Giáo Lý

Ma Thi Ơ 27; Mác 15; Lu Ca 23; Giăng 19

Sự sẵn lòng của Chúa Giê Su Ky Tô để chịu đau đớn cho thấy tình yêu thương của Ngài dành cho Đức Chúa Cha và cho tất cả chúng ta.

  • Để giúp lớp học hiểu cách những câu chuyện về cái chết của Đấng Cứu Rỗi chứng minh cho tình yêu thương của Ngài, hãy thử một sinh hoạt như sau: Cho mỗi học viên một mảnh giấy hình trái tim, và mời họ viết lên đó một cụm từ từ 1 Cô Rinh Tô 13:4–7 mô tả lòng bác ái. Rồi yêu cầu họ tìm trong Ma Thi Ơ 27; Mác 15; Lu Ca 23; hoặc Giăng 19 và viết lên mặt kia của các trái tim một vài câu cho thấy cách Đấng Cứu Rỗi đã thể hiện tình yêu thương mà được mô tả trong cụm từ họ đã chọn. Để họ chia sẻ điều họ tìm được. Những kinh nghiệm nào đã giúp các học viên hiểu về tình yêu thương của Đấng Cứu Rỗi?

    mão gai

    Bọn lính “đương một cái mão triều bằng gai, đội trên đầu Ngài” (Mác 15:17).

  • Anh chị em có thể làm gì để khuyến khích các học viên chia sẻ chứng ngôn của họ về điều họ đã học được tuần này? Cân nhắc việc mời các học viên tìm một bài thánh ca mô tả các sự kiện họ đã đọc hoặc các cảm nghĩ của họ về nỗi đau khổ của Đấng Cứu Rỗi và Sự Đóng Đinh Ngài. Cân nhắc việc hát một hoặc vài bài thánh ca này cùng cả lớp. Làm thế nào việc học hỏi về những giờ phút cuối cùng của Đấng Cứu Rỗi soi dẫn chúng ta tin cậy và đi theo Ngài?

  • Hội họa có thể giúp các học viên hình dung một số sự kiện họ đã đọc trong tuần này (xin xem “Những Nguồn Tài Liệu Bổ Sung” để có một vài bức tranh được đề nghị). Có lẽ anh chị em có thể chia lớp học thành các nhóm và đưa cho mỗi nhóm một bức tranh. Các nhóm có thể cùng nhau đọc các câu mô tả điều được vẽ trong bức tranh của họ. Họ có thể thảo luận ý nghĩa của các câu đó và chia sẻ bằng cách nào bức tranh giúp họ hiểu rõ hơn các câu đó. Mỗi nhóm có thể chia sẻ các ý nghĩ của họ với lớp học. Anh chị em cũng có thể cân nhắc việc cho xem các video “Jesus Is Condemned before Pilate” (Chúa Giê Su Bị Buộc Tội trước Phi Lát) và “Jesus Is Scourged and Crucified” (Chúa Giê Su bị Đánh Bằng Roi và Bị Đóng Đinh) (LDS.org).

  • Anh chị em sẽ không thể thảo luận mọi chi tiết về các giờ phút cuối cùng của Đấng Cứu Rỗi với cả lớp, nhưng sau đây là một sinh hoạt có thể giúp anh chị em thảo luận các chi tiết có ý nghĩa nhất đối với các học viên. Hãy mời mỗi học viên chọn một chương từ bài đọc tuần này và dành ra một ít phút đọc lướt qua, tìm một từ, cụm từ, hoặc một chi tiết dạy cho họ một điều nào đó có ý nghĩa về Đấng Cứu Rỗi và sứ mệnh của Ngài. Cho họ cơ hội để chia sẻ điều họ đã tìm được và giải thích tại sao điều đó lại có ý nghĩa đối với họ.

Ma Thi Ơ 27:14–60

Các vị tiên tri thời xưa đã tiên đoán về nỗi đau khổ của Đấng Cứu Rỗi và Sự Đóng Đinh Ngài.

  • Đức tin của những người anh chị em giảng dạy có thể được củng cố khi họ biết rằng các vị tiên tri thời xưa đã tiên đoán về nhiều sự kiện trong những giờ phút cuối cùng của Đấng Cứu Rỗi. Một cách để giúp các học viên ôn lại những lời tiên tri này và thấy cách những lời đó được ứng nghiệm có thể là cho mỗi người một hay nhiều câu thánh thư trong “Những Nguồn Tài Liệu Bổ Sung” và yêu cầu họ tìm những câu trong Ma Thi Ơ 27 mà cho thấy cách những câu thánh thư đó đã được ứng nghiệm. Anh chị em có thể lập một biểu đồ với những lời tiên tri tương ứng với sự ứng nghiệm của những lời đó. Anh chị em có thể đề nghị các học viên viết những câu có các lời tiên tri ở bên lề sách thánh thư của họ trong Ma Thi Ơ 27. Chúng ta có thể học được gì từ những lời tiên tri này? Làm thế nào những lời tiên tri này củng cố đức tin của chúng ta nơi Chúa Giê Su Ky Tô?

Ma Thi Ơ 27:27–49; Mác 15:16–32; Lu Ca 23:11, 35–39; Giăng 19:1–5

Sự chống đối không thể chặn được công việc của Thượng Đế.

  • Một số các học viên có thể phải đối mặt với sự chống đối—như là bị xét đoán hoặc nhạo báng—khi họ bày tỏ những điều mình tin hoặc cố gắng sống theo đức tin của họ. Cân nhắc việc bắt đầu cuộc thảo luận bằng cách yêu cầu một số học viên chia sẻ các kinh nghiệm khi điều này xảy ra. Họ đã phản ứng như thế nào? Mời các học viên đọc một số câu thánh thư từ Ma Thi Ơ 27; Mác 15; Lu Ca 23; và Giăng 19 mô tả sự ngược đãi Đấng Cứu Rỗi đã đối mặt. Công việc của Thượng Đế phải đối mặt với những loại chống đối nào ngày nay? Chúng ta có thể học điều gì từ những câu trả lời của Đấng Cứu Rỗi mà có thể giúp chúng ta đối mặt với sự chống đối ngày nay? Các câu thánh thư khác có thể giúp chúng ta khi đối mặt với sự chống đối gồm có Ma Thi Ơ 5:10; Rô Ma 12:14; 2 Ti Mô Thê 3:10–12; An Ma 1:19–28; và 3 Nê Phi 12:10–12. Chúng ta có thể học được điều gì từ các câu này?

Lu Ca 23:34–43

Đấng Cứu Rỗi cung ứng cho chúng ta niềm hy vọng và sự tha thứ.

  • Liệu các học viên sẽ được lợi ích khi đọc câu chuyện về Đấng Cứu Rỗi cầu xin Đức Chúa Cha tha thứ cho những người lính và cung ứng niềm hy vọng cho tên trộm cướp trên thập tự không? Cân nhắc việc chia lớp học thành hai nhóm và chỉ định một nhóm đọc Lu Ca 23:34–38 (gồm có câu 34, phần cước chú c, mà cung cấp sự hiểu biết sâu sắc từ Bản Dịch Joseph Smith) và nhóm kia đọc Lu Ca 23:39–43. Các thành viên của mỗi nhóm có thể thảo luận điều họ học về Đấng Cứu Rỗi từ những câu này và rồi chia sẻ suy nghĩ của họ với cả lớp. Làm thế nào chúng ta có thể noi theo tấm gương của Đấng Cứu Rỗi?

  • Để giúp bất kỳ ai trong lớp học là người có thể đang gặp khó khăn để tha thứ cho những người khác giống như Chúa Giê Su, hãy cân nhắc việc chia sẻ câu phát biểu của Anh Cả Jeffrey R. Holland trong “Những Nguồn Tài Liệu Bổ Sung.”

biểu tượng học hỏi

Khuyến Khích Học Hỏi tại Nhà

Để khuyến khích các học viên đọc Ma Thi Ơ 28; Mác 16; Lu Ca 24; và Giăng 20–21 trong tuần tới, hãy yêu cầu họ nghĩ về điều họ sẽ nói với một người đã bảo rằng: “Tôi cần phải thấy mới tin được.” Hãy nói với họ rằng bài đọc của tuần sau sẽ giúp họ giải quyết thắc mắc này.

hình biểu tượng các nguồn tài liệu

Những Nguồn Tài Liệu Bổ Sung

Ma Thi Ơ 27; Mác 15; Lu Ca 23; Giăng 19

Các bức tranh về sự ngược đãi, đau đớn, và cái chết của Chúa Giê Su.

Các lời tiên tri thời xưa về nỗi thống khổ và cái chết của Chúa Giê Su Ky Tô.

Tấm gương về lòng vị tha của Đấng Cứu Rỗi.

Anh Cả Jeffrey R. Holland đã dạy:

“Liên quan chặt chẽ đến bổn phận của chính chúng ta để hối cải là lòng rộng lượng để cho phép những người khác làm giống như vậy—chúng ta cần phải tha thứ y như chúng ta được tha thứ. Trong việc này chúng ta đang tham dự vào bản chất cốt lõi của Sự Chuộc Tội của Chúa Giê Su Ky Tô. Chắc chắn rằng khoảnh khắc uy nghi của ngày thứ Sáu định mệnh ấy, khi trời đất rung động và tấm màn trong đền thờ bị xé toạc ra, chính là khoảnh khắc đầy sự thương xót không nói nên lời khi Đấng Ky Tô kêu cầu rằng: ‘Lạy Cha, xin tha cho họ, vì họ không biết mình làm điều gì.’ Là đấng biện hộ cho chúng ta với Đức Chúa Cha, Ngài vẫn đang nài xin giống như vậy ngày nay—thay cho tôi và cho các anh chị em.

“Đây, cũng như trong tất cả mọi điều, Chúa Giê Su Ky Tô đã đặt ra tiêu chuẩn cho chúng ta noi theo. Cuộc sống quá ngắn ngủi để tiếp tục nuôi dưỡng lòng hận thù. … Chúng ta không muốn Thượng Đế ghi nhớ các tội lỗi của mình, thế thì về cơ bản chúng ta đã sai khi luôn luôn cố gắng ghi nhớ tội lỗi của những người khác” (“The Peaceable Things of the Kingdom,” Ensign, Nov. 1996, 83).

Cải Thiện Việc Giảng Dạy của Chúng Ta

Sử dụng sức mạnh từ Đấng Cứu Rỗi. “Trong những nỗ lực của mình để sống và giảng dạy giống như Đấng Cứu Rỗi, các anh chị em sẽ không tránh khỏi đôi khi bị thất bại. Đừng trở nên nản lòng; mà thay vì thế, hãy để những lỗi lầm và những yếu kém của mình mang các anh chị em hướng tới Cha Thiên Thượng và Đấng Cứu Rỗi” (Giảng Dạy theo Cách của Đấng Cứu Rỗi, trang 14).