Hãy Đến Mà Theo Ta
Ngày 24–30 tháng Sáu. Ma Thi Ơ 28; Mác 16; Lu Ca 24; Giăng 20–21: ‘Ngài Sống Lại Rồi’


“Ngày 24–30 tháng Sáu. Ma Thi Ơ 28; Mác 16; Lu Ca 24; Giăng 20–21: ‘Ngài Sống Lại Rồi’” Hãy Đến Mà Theo Ta—Dành Cho Trường Chủ Nhật: Kinh Tân Ước năm 2019 (2019)

“Ngày 24–30 tháng Sáu. Ma Thi Ơ 28; Mác 16; Lu Ca 24; Giăng 20–21,” Hãy Đến Mà Theo Ta—Dành Cho Trường Chủ Nhật: năm 2019

Hình Ảnh
Chúa Giê Su đang phán cùng Phi E Rơ

Feed My Sheep (Hãy Chăn Chiên Ta), tranh của Kamille Corry

Ngày 24–30 tháng Sáu

Ma Thi Ơ 28; Mác 16; Lu Ca 24; Giăng 20–21

“Ngài Sống Lại Rồi”

Trước khi khám phá các ý kiến để giảng dạy trong đại cương này, hãy đọc Ma Thi Ơ 28; Mác 16; Lu Ca 24; và Giăng 20–21, rồi suy ngẫm làm thế nào các chương này có thể được sử dụng để củng cố đức tin của những người anh chị em giảng dạy.

Ghi Lại Những Ấn Tượng của Anh Chị Em

Hình Ảnh
biểu tượng chia sẻ

Mời Chia Sẻ

Để giúp các học viên chia sẻ điều họ đã học trong khi học tập riêng cá nhân và chung với gia đình, hãy yêu cầu họ viết xuống một lẽ thật từ bài đọc chỉ định tuần này mà họ cảm thấy nên được chia sẻ “khắp thế gian” (xin xem Mác 16:15). Vào cuối giờ học, hỏi họ có tìm thấy thêm các lẽ thật nào mà họ muốn chia sẻ không.

Hình Ảnh
hình biểu tượng giảng dạy

Giảng Dạy Giáo Lý

Ma Thi Ơ 28; Mác 16; Lu Ca 24; Giăng 20

Bởi vì Chúa Giê Su Ky Tô đã được phục sinh, nên chúng ta cũng sẽ được phục sinh.

  • Để giúp cho càng nhiều người càng tốt cơ hội để chia sẻ điều họ học về Sự Phục Sinh, anh chị em có thể cho các học viên một vài phút ôn lại bài chỉ định đọc tuần này và “Phục Sinh, Sự” trong Sách Hướng Dẫn Thánh Thư rồi viết xuống các lẽ thật họ đã học về Sự Phục Sinh. Hãy để họ chia sẻ điều họ đã viết, và khuyến khích các học viên giơ tay lên khi họ nghe ai đó chia sẻ một lẽ thật tương tự với điều họ đã viết xuống. Tại sao các lẽ thật này là quan trọng đối với chúng ta? Việc biết rằng chúng ta sẽ được phục sinh ảnh hưởng như thế nào đến các cảm nghĩ của chúng ta về Cha Thiên Thượng và Chúa Giê Su Ky Tô? Việc chiếu video ca nhạc “He Is Risen” (Ngài Phục Sinh) (LDS.org) có thể giúp mời Thánh Linh vào cuộc thảo luận này.

Lu Ca 24:13–35

Chúng ta có thể mời Đấng Cứu Rỗi “ở lại với chúng [ta].”

  • Để giúp các học viên thấy sự liên kết giữa các kinh nghiệm của họ và kinh nghiệm của các môn đồ trên đường đi đến Em Ma Út, hãy vẽ một con đường lên trên bảng, và mời các học viên viết những chi tiết của câu chuyện trong Lu Ca 24:13–35 lên một bên bảng. Rồi, ở bên kia bảng, họ có thể viết các sự tương đồng họ thấy trong chính các kinh nghiệm của họ với tư cách là những người noi theo Chúa Giê Su Ky Tô. Ví dụ, họ có thể viết Mắt hai người ấy bị che khuất (Lu Ca 24:16) lên một bên bảng, và Chúng ta đôi khi không nhận ra ảnh hưởng của Chúa trong cuộc sống của chúng ta lên bên kia bảng.

  • Có hai bài thánh ca dựa trên Lu Ca 24:13–35: “Abide with Me: ‘Tis Eventide”“Abide with Me!” sách Hymns, số 165, 166. Anh chị em sẽ sử dụng những bài thánh ca này như thế nào để giúp các học viên tìm thấy ý nghĩa sâu sắc trong câu chuyện thánh thư này?

Ma Thi Ơ 28:16–20; Mác 4:14–20; Lu Ca 24:44–53

Chúng ta được truyền lệnh thuyết giảng phúc âm đến khắp thế gian.

  • Lệnh truyền mà Đấng Cứu Rỗi đã được phục sinh ban cho Các Sứ Đồ của Ngài là hãy thuyết giảng phúc âm của Ngài cũng có thể áp dụng cho chúng ta ngày nay. Làm thế nào anh chị em có thể giúp đỡ các học viên thấy được vai trò của họ trong việc thuyết giảng phúc âm? Có lẽ anh chị em có thể mời họ tưởng tượng rằng họ đang đưa ra một số lời khuyên cho một người trong gia đình hoặc bạn bè mà người đó sắp đi phục vụ truyền giáo toàn thời gian. Chúng ta có thể chia sẻ điều gì từ những lời của Đấng Cứu Rỗi phán cùng Các Sứ Đồ của Ngài? Làm thế nào chúng ta có thể áp dụng cùng những lời này trong các nỗ lực của chúng ta để chia sẻ phúc âm với những người khác?

Giăng 20:19–28

“Vì ngươi đã thấy ta, nên ngươi tin. Phước cho những kẻ chẳng từng thấy mà đã tin vậy!”

  • Anh chị em có thể có các học viên cảm thấy đồng cảm với Thô Ma, người đã khao khát được thấy Chúa sống lại trước khi ông tin. Lớp học Trường Chủ Nhật của anh chị em có thể là một nơi cho các học viên củng cố đức tin của nhau nơi những điều họ không thấy được. Có lẽ anh chị em có thể bắt đầu bằng cách yêu cầu ai đó tóm tắt kinh nghiệm của Thô Ma trong Giăng 20:19–28. Anh chị em cũng có thể cho xem video “Blessed Are They That Have Not Seen, and Yet Have Believed” (Phước Cho Những Kẻ Chẳng Từng Thấy Mà Đã Tin Vậy!) (LDS.org). Các học viên có thể liệt kê lên trên bảng một số điều Thượng Đế đã yêu cầu chúng ta tin mà không cần phải thấy. Rồi anh chị em có thể yêu cầu họ chia sẻ các kinh nghiệm đã giúp củng cố đức tin của họ về những điều này. Các phước lành nào đã đến với các học viên khi họ thực hành đức tin?

Hình Ảnh
Chúa Giê Su Ky Tô hiện ra cùng Các Sứ Đồ

Chúa Giê Su đã dạy cho Thô Ma rằng: “Chớ cứng lòng, song hãy tin!” (Giăng 20:27).

Giăng 21:3–17

Đấng Cứu Rỗi mời chúng ta chăn chiên Ngài.

  • Điều gì có thể giúp các học viên chấp nhận lời mời của Đấng Cứu Rỗi để “chăn chiên [Ngài]”? Anh chị em có thể bắt đầu bằng cách mời họ đọc thầm Giăng 21:15–17, thay tên của Si Môn bằng tên của chính họ và thay “những chiên con ta” cùng “chiên ta” với tên của những người họ cảm thấy Chúa muốn họ phục vụ—ví dụ, những người mà họ giảng dạy tại gia hoặc thăm viếng giảng dạy, hàng xóm, hoặc những người họ quen biết tại chỗ làm việc hoặc trường học. Sau một vài phút, các học viên có thể chia sẻ những ấn tượng họ đã có. Việc chăn các chiên con và chiên của Đấng Cứu Rỗi có nghĩa là gì? Các câu phát biểu của Chủ Tịch Thomas S. Monson và Anh Cả Marvin J. Ashton trong “Những Nguồn Tài Liệu Bổ Sung” có thể giúp trả lời câu hỏi này.

Hình Ảnh
biểu tượng học hỏi

Khuyến Khích Học Hỏi tại Nhà

Để tạo cảm hứng cho các học viên đọc Công Vụ Các Sứ Đồ 1–5 tuần này, hãy yêu cầu họ chú ý đến cách làm thế nào một người đánh cá không được học hành đã trở thành vị lãnh đạo của Giáo Hội của Đấng Ky Tô khi giáo hội phát triển trên khắp thế gian. Khi họ học những chương này, họ sẽ thấy cách mà sự thay đổi này xảy ra.

Hình Ảnh
hình biểu tượng các nguồn tài liệu

Những Nguồn Tài Liệu Bổ Sung

Ma Thi Ơ 28; Mác 16; Lu Ca 24; Giăng 20–21

Chăn chiên của Đấng Cứu Rỗi có nghĩa là gì?

Chủ Tịch Russell M. Nelson đã chia sẻ những sự hiểu biết sâu sắc này từ đoạn thánh thư Giăng 21 bằng tiếng Hy Lạp cổ xưa:

“Trong [Giăng 21:15], từ chăn xuất phát từ thuật ngữ Hy Lạp bosko, có nghĩa là ‘nuôi dưỡng hoặc cho ăn cỏ.’ Từ chiên con xuất phát từ một thuật ngữ với nghĩa được giảm nhẹ arnion, tức là ‘chiên còn nhỏ.’ …

“Trong [Giăng 21:16], từ chăn xuất phát từ một thuật ngữ khác poimaino, có nghĩa là ‘chăn dắt, giữ gìn, hoặc chăm sóc.’ Từ chiên xuất phát từ thuật ngữ probaton, tức là ‘chiên đã lớn.’ …

“Trong [Giăng 21:17], từ chăn một lần nữa xuất phát từ từ Hy Lạp bosko, ý nói đến việc nuôi dưỡng. Từ chiên một lần nữa xuất phát từ thuật ngữ Hy Lạp probaton, ý nói đến các con chiên đã lớn.

“Ba câu thánh thư này, dường như rất giống nhau trong tiếng Anh, thật sự chứa đựng ba sứ điệp khác biệt nhau trong tiếng Hy Lạp:

  • Những chiên con cần được nuôi dưỡng để lớn lên;

  • Chiên thì cần được chăm sóc;

  • Chiên thì cần được nuôi dưỡng” (“Shepherds, Lambs, and Home Teachers,” Ensign, Aug. 1994, 16).

Làm thế nào chúng ta có thể “chăn chiên của [Ngài]”?

Anh Cả Marvin J. Ashton đã giải thích cách chúng ta có thể làm tròn lệnh truyền của Chúa để chăn chiên Ngài:

“Chúa Giê Su đã phán rằng: ‘Hãy chăn chiên ta.’ (Giăng 21:16.) Các anh chị em không thể chăn được chiên nếu các anh chị em không biết chúng. Các anh chị em không thể chăn được chiên nếu các anh chị em cho chúng lý do để chống lại các anh chị em. Các anh chị em không thể chăn được chiên nếu các anh chị em không có thức ăn. Các anh chị em không thể chăn được chiên nếu các anh chị em không có lòng bác ái. Các anh chị em không thể chăn được chiên nếu các anh chị em không sẵn lòng làm việc và chia sẻ. …

“Những người cần được giúp đỡ có ở mọi lứa tuổi. Một số chiên của Ngài còn trẻ, đơn độc, và bị lạc. Một số đang mỏi mệt, đau đớn, và bị kiệt quệ qua thời gian. Một số ở trong chính gia đình của chúng ta, trong chính những người lân cận của chúng ta, hoặc ở những nơi tận cùng của thế gian nơi chúng ta có thể giúp bằng các của lễ nhịn ăn. Một số đang chết dần vì thiếu thức ăn. Một số đang chết dần vì thiếu tình yêu thương và sự quan tâm.

“Nếu chúng ta cho chiên của Ngài lý do để chống lại chúng ta, tiến trình chăn chiên sẽ trở nên khó khăn, nếu không nói là không thể làm được. Không ai có thể dạy dỗ hoặc giúp đỡ với lời mỉa mai hoặc nhạo báng. Sự độc đoán hoặc cho là ‘Tôi đúng còn anh thì sai’ sẽ phủ nhận mọi nỗ lực để chăn đàn chiên đang đi lang thang. Một bức tường chống đối sẽ được dựng lên, và không một ai được lợi ích cả. …

“Bằng hành động của mình chúng ta cho thấy tình yêu thương của chúng ta. Việc bày tỏ lòng thương mến là sáo rỗng nếu không đi kèm hành động. Tất cả các chiên của Ngài đều cần được chạm đến bởi một người chăn chiên giàu lòng quan tâm” (“Give with Wisdom That They May Receive with Dignity,” Ensign, Nov. 1981, 91).

Cải Thiện Việc Giảng Dạy của Chúng Ta

Dành thời gian để các học viên chia sẻ. “Khi các học viên chia sẻ điều họ đang học, họ không những cảm nhận được Thánh Linh và củng cố chứng ngôn của họ, mà họ còn khuyến khích các học viên khác tự khám phá ra các lẽ thật. … Dành thời gian để học viên chia sẻ trong mỗi bài học—trong một số trường hợp, các anh chị em có thể thấy rằng các cuộc thảo luận này chính là bài học” (Giảng Dạy theo Cách của Đấng Cứu Rỗi, trang 30).

In