Hãy Đến Mà Theo Ta
Ngày 1–7 tháng Bảy. Công Vụ Các Sứ Đồ 1–5: ‘Các Ngươi Sẽ Làm Chứng về Ta’


“Ngày 1–7 tháng Bảy. Công Vụ Các Sứ Đồ 1–5: ‘Các Ngươi Sẽ Làm Chứng về Ta’” Hãy Đến Mà Theo Ta—Dành Cho Trường Chủ Nhật: Kinh Tân Ước năm 2019 (2019)

“Ngày 1–7 tháng Bảy. Công Vụ Các Sứ Đồ 1–5,” Hãy Đến Mà Theo Ta—Dành Cho Trường Chủ Nhật: năm 2019

Hình Ảnh
ngày lễ Ngũ Tuần

Day of Pentecost (Ngày Lễ Ngũ Tuần), tranh do Sidney King họa

Ngày 1–7 tháng Bảy

Công Vụ Các Sứ Đồ 1–5

“Các Ngươi Sẽ Làm Chứng về Ta”

Nếu anh chị em đọc Công Vụ Các Sứ Đồ 1–5 và tìm sự hướng dẫn của Thánh Linh, thì anh chị em sẽ nhận được sự soi dẫn về các lẽ thật trong những chương này mà sẽ giúp học viên của mình nương cậy trọn vẹn hơn nơi Đức Thánh Linh và là các nhân chứng trung tín của Chúa Giê Su Ky Tô.

Ghi Lại Những Ấn Tượng của Anh Chị Em

Hình Ảnh
hình biểu tượng chia sẻ

Mời Chia Sẻ

Có nhiều đoạn thánh thư và nguyên tắc đầy ý nghĩa trong Công Vụ Các Sứ Đồ 1–5. Một cách tuyệt vời để khám phá xem điều gì có giá trị và liên quan nhất đến các học viên là để cho họ nói cho anh chị em biết điều gì nổi bật đối với họ khi họ học tập. Anh chị em sẽ mời họ chia sẻ điều này bằng cách nào? Có thể chỉ đơn giản là cho họ một vài phút để tìm kiếm và chia sẻ một câu từ Công Vụ Các Sứ Đồ 1–5 mà làm họ cảm thấy như tiếng nói của Chúa đang phán cùng mình.

Hình Ảnh
hình biểu tượng giảng dạy

Giảng Dạy Giáo Lý

Công Vụ Các Sứ Đồ 1:1–8; 2:37–39; 4:1–16, 31–33

Chúa Giê Su Ky Tô hướng dẫn Giáo Hội của Ngài qua Đức Thánh Linh.

  • Việc đọc về những kinh nghiệm của Các Vị Sứ Đồ có thể giúp học viên của anh chị em thấy được cách mà họ có thể nhận được quyền năng và sự hướng dẫn từ Đức Thánh Linh cho những sự kêu gọi của họ trong Giáo Hội. Một cách để ôn lại những kinh nghiệm này trong Công Vụ Các Sứ Đồ 1–5 là viết lên bảng Đức Thánh Linh có thể giúp tôi trong sự kêu gọi của tôi bằng cách: và rồi mời học viên tìm trong Công Vụ Các Sứ Đồ 1:1–8; 2:36–39; và 4:1–16, 31–33, để kiếm ra những cách nhằm hoàn tất câu này. Tại sao Các Vị Sứ Đồ cần Đức Thánh Linh?

  • Với cả lớp, anh chị em cũng có thể khám phá cách mà Chúa Giê Su Ky Tô hướng dẫn Giáo Hội của Ngài trong thời của chúng ta qua Đức Thánh Linh. Để làm điều này, anh chị em có thể liên lạc trước với một số học viên và yêu cầu họ ôn lại các câu chuyện trong Công Vụ Các Sứ Đồ 1:1–8; 2:37–39; 4:1–16, 31–33 và chuẩn bị trước để chia sẻ các kinh nghiệm cá nhân giống với kinh nghiệm của Các Vị Sứ Đồ. Ví dụ, họ có thể chia sẻ về một dịp mà Đức Thánh Linh giúp họ làm chứng về một nguyên tắc phúc âm hoặc trả lời cho câu hỏi của một ai đó. Họ đã làm gì để nhận được sự hướng dẫn của Đức Thánh Linh?

Công Vụ Các Sứ Đồ 1:15–26

Các Vị Sứ Đồ của Chúa Giê Su Ky Tô được kêu gọi bởi Thượng Đế qua sự mặc khải.

  • Có thể hữu ích cho học viên để ghi chú rằng những thành viên mới của Nhóm Túc Số Mười Hai Vị Sứ Đồ trong Giáo Hội thời xưa đã được kêu gọi bằng sự mặc khải, giống như ngày nay. Cân nhắc việc mời các học viên giải thích cách một doanh nghiệp sẽ làm để chọn người thay thế cho một chức vụ điều hành, chẳng hạn như nhìn vào trình độ học vấn, kinh nghiệm, và vân vân. Yêu cầu họ so sánh việc này với cách mà Sứ Đồ Ma Thia được kêu gọi trong Công Vụ Các Sứ Đồ 1:15–26 (xin xem thêm 1 Sa Mu Ên 16:1–13). Câu trích dẫn từ Chủ Tịch Gordon B. Hinckley trong phần “Những Nguồn Tài Liệu Bổ Sung” có thể giúp học viên hiểu biết thêm như thế nào? (xin xem thêm Russell M. Nelson, “Tán Trợ Các Vị Tiên Tri,” Liahona, tháng Mười Một năm 2014, trang 74–77). Sự hiểu biết này ảnh hưởng như thế nào đến đức tin của chúng ta nơi các vị lãnh đạo mà Chúa đã kêu gọi? Bằng cách nào anh chị em đạt được lời chứng của mình về các vị tiên tri và sứ đồ ngày nay?

Công Vụ Các Sứ Đồ 2:22–47; 3:13–26; 4:5–12

Chúng ta nhận được các phước lành của Sự Chuộc Tội khi sống theo những nguyên tắc và giáo lễ đầu tiên của phúc âm.

  • Làm thế nào những người anh chị em giảng dạy tìm được quyền năng và ý nghĩa trong các lẽ thật đơn giản mà Phi E Rơ và Giăng đã dạy (đức tin nơi Chúa Giê Su Ky Tô, sự hối cải, phép báp têm, ân tứ Đức Thánh Linh, và kiên trì đến cùng)? Có một cách là khám phá tầm quan trọng của những nguyên tắc và giáo lễ này, mà đôi khi được gọi là giáo lý của Đấng Ky Tô (xin xem 2 Nê Phi 31). Anh chị em có thể mang năm tấm áp phích đến lớp và viết lên phần trên của mỗi tấm áp phích một trong các khía cạnh sau đây của giáo lý của Đấng Ky Tô: Đức Tin nơi Chúa Giê Su Ky Tô, Sự Hối Cải, Phép Báp Têm, Ân Tứ Đức Thánh Linh, Kiên Trì Đến Cùng. Chia lớp học ra thành năm nhóm, và đưa cho mỗi nhóm một tấm áp phích. Mời các nhóm ôn lại định nghĩa của đề tài trên áp phích của họ trong Sách Hướng Dẫn Thánh Thư hoặc Thuyết Giảng Phúc Âm của Ta. Rồi họ có thể ôn lại những lời giảng dạy của Phi E Rơ trong Công Vụ Các Sứ Đồ 2:22–47; 3:13–26; và 4:5–12 và viết lên trên tấm áp phích của họ các ví dụ về đề tài được chỉ định cho họ từ thánh thư. Các nguyên tắc và giáo lễ này của phúc âm giúp chúng ta có được những phước lành của Sự Chuộc Tội của Đấng Cứu Rỗi như thế nào? Các nguyên tắc và giáo lễ này đóng những vai trò nào trong kế hoạch cứu rỗi của Cha Thiên Thượng?

  • Anh chị em có thể yêu cầu một vài người truyền giáo toàn thời gian, mới trở về, hoặc người truyền giáo địa phương dành ít phút để giải thích cách họ dạy những người khác về giáo lý của Đấng Ky Tô theo bài học số 3 trong Thuyết Giảng Phúc Âm của Ta. Tại sao giáo lý của Đấng Ky Tô là sứ điệp chính của những người truyền giáo? Một người mà đã chịu phép báp têm và tiếp nhận ân tứ Đức Thánh Linh tiếp tục áp dụng giáo lý của Đấng Ky Tô bằng cách nào?

Công Vụ Các Sứ Đồ 2:37–47

Đức Thánh Linh soi dẫn chúng ta để hành động theo điều chúng ta học được.

  • Khi các học viên học tập thánh thư ở nhà và cùng nhau trong lớp mỗi tuần, họ có thể thường cảm thấy “trong lòng cảm động” (Công Vụ Các Sứ Đồ 2:37). Anh chị em có thể cảm thấy được soi dẫn để giúp họ tiến thêm một bước bằng cách hỏi: “Chúng ta phải làm chi?” (Công Vụ Các Sứ Đồ 2:37). Cùng nhau đọc Công Vụ Các Sứ Đồ 2:37–47, và mời học viên tìm kiếm những điều mà nhóm 3.000 người này đã làm nhờ vào lời mời gọi của Phi E Rơ. Có lẽ họ cũng có thể chia sẻ những cách mà họ đã hành động theo sự soi dẫn từ việc họ học tập lời của Thượng Đế. Rồi anh chị em có thể dành thời gian vào cuối giờ cho mỗi người tự hỏi bản thân họ câu “Tôi phải làm chi?” và ghi lại những ấn tượng của họ.

Hình Ảnh
Phi E Rơ thuyết giảng sau khi bị đánh đập

Mặc dù bị bắt giữ và bị đánh đập, Phi E Rơ vẫn thuyết giảng phúc âm một cách dạn dĩ.

Công Vụ Các Sứ Đồ 3; 4:1–21; 5:12–42

Khi chúng ta được đầy dẫy Đức Thánh Linh, chúng ta có thể chia sẻ phúc âm một cách dạn dĩ.

  • Câu chuyện về Phi E Rơ và Giăng mạnh dạn làm chứng về Chúa Giê Su có thể tạo cảm hứng cho lớp học để không e sợ điều người khác nghĩ khi họ chia sẻ lời chứng của họ về phúc âm. Điều gì gây ấn tượng cho các học viên về sự mạnh dạn của Phi E Rơ và Giăng trong Công Vụ Các Sứ Đồ 3; 4:1–21; và 5:12–42? Có mối liên hệ nào giữa việc nhận được ân tứ Đức Thánh Linh và khả năng của chúng ta để làm chứng một cách dạn dĩ?   Các học viên cũng có thể có kinh nghiệm để chia sẻ khi họ, hoặc một ai đó họ biết, bênh vực hoặc làm chứng một cách dạn dĩ về phúc âm.

Hình Ảnh
hình biểu tượng học tập

Khuyến Khích Việc Học tại Nhà

Yêu cầu các học viên nghĩ về cách họ sẽ phản ứng nếu họ biết rằng việc sống theo phúc âm có thể đưa đến việc bị mất đi mạng sống của họ. Hãy nói với họ rằng trong Công Vụ Các Sứ Đồ 6–9 họ sẽ đọc về một người mà đã sẵn lòng để chết cho đức tin của ông ấy.

Hình Ảnh
hình biểu tượng các nguồn tài liệu

Những Nguồn Tài Liệu Bổ Sung

Công Vụ Các Sứ Đồ 1–5

Sự kêu gọi một thành viên của Nhóm Túc Số Mười Hai Vị Sứ Đồ.

Gordon B. Hinckley đã chia sẻ sự hiểu biết sâu sắc sau đây về tiến trình của việc kêu gọi một Vị Sứ Đồ mới: “Thủ tục này là riêng biệt cho Giáo Hội của Chúa. Không có việc tìm kiếm chức vụ, không có việc dùng mưu mẹo để giành ưu thế, không có cuộc vận động nào để đề cao đức hạnh của một ai đó. Cách của Chúa thật trái ngược với cách của thế gian. Cách của Chúa thì thầm lặng, đó là một cách thức bình an, không phô trương ầm ỹ hay tốn tiền của. Không có sự ích kỷ hay kiêu căng hay tham vọng. Theo kế hoạch của Chúa, những người có trách nhiệm để lựa chọn các chức sắc được chi phối bởi một câu hỏi quan trọng hơn hết thảy: “Ai là người Chúa sẽ cần?” Đó là một cuộc thảo luận không ồn ào mà rất thận trọng. Và có nhiều lời cầu nguyện để nhận được sự xác nhận của Đức Thánh Linh rằng sự lựa chọn là chính xác” (“God Is at the Helm,” Ensign, tháng Năm năm 1994, trang 53).

Cải Thiện Việc Giảng Dạy Của Chúng Ta

Tin cậy các vị lãnh đạo của anh chị em. “Các vị lãnh đạo chức tư tế và tổ chức bổ trợ của các anh chị em muốn giúp các anh chị em thành công. Hãy xin lời khuyên của họ khi các anh chị em cố gắng cải thiện với tư cách là một giảng viên và khi các anh chị em suy ngẫm về những nhu cầu của những người các anh chị em giảng dạy” (Giảng Dạy theo Cách của Đấng Cứu Rỗi, trang 5).

In