Hãy Đến Mà Theo Ta
Ngày 15–21 tháng Bảy. Công Vụ Các Sứ Đồ 10–15: ‘Đạo Đức Chúa Trời Tấn Tới Rất Nhiều, Càng Ngày Càng Tràn Thêm Ra’


“Ngày 15–21 tháng Bảy. Công Vụ Các Sứ Đồ 10–14: “Đạo Đức Chúa Trời Tấn Tới Rất Nhiều, Càng Ngày Càng Tràn Thêm Ra’” Hãy Đến Mà Theo Ta—Dành Cho Trường Chủ Nhật: Kinh Tân Ước năm 2019 (2019)

“Ngày 15–21 tháng Bảy. Công Vụ Các Sứ Đồ 10–15,” Hãy Đến Mà Theo Ta—Dành Cho Trường Chủ Nhật: năm 2019

Hình Ảnh
Cọt Nây trò chuyện với Phi E Rơ

Ngày 15–21 tháng Bảy

Công Vụ Các Sứ Đồ 10–15

“Đạo Đức Chúa Trời Tấn Tới Rất Nhiều, Càng Ngày Càng Tràn Thêm Ra”

Việc thành tâm học Công Vụ Các Sứ Đồ 10–15 trước khi đọc đại cương này sẽ giúp anh chị em nhận được các ấn tượng từ Chúa. Các ý kiến sau đây chỉ là gợi ý.

Ghi Lại Những Ấn Tượng của Anh Chị Em

Hình Ảnh
hình biểu tượng chia sẻ

Mời Chia Sẻ

Mời các học viên chia sẻ, với một người nào đó ngồi gần bên, một kinh nghiệm truyền giáo từ Công Vụ Các Sứ Đồ 10–15 mà gây ấn tượng cho họ. Mời một vài người chia sẻ những hiểu biết sâu sắc của họ với cả lớp.

Hình Ảnh
hình biểu tượng giảng dạy

Giảng Dạy Giáo Lý

Công Vụ Các Sứ Đồ 10; 11:1–18; 15:1–25

Cha Thiên Thượng dạy dỗ chúng ta từng hàng chữ một qua sự mặc khải.

  • Một số học viên có thể có quan niệm sai về tiến trình nhận được sự mặc khải. Có thể hữu ích cho họ để thảo luận cách sự mặc khải đến với Phi E Rơ và cách họ có thể tiến bước mà “chớ hồ nghi” (Công Vụ Các Sứ Đồ 10:20), khi sự mặc khải dường như không trọn vẹn hoặc mơ hồ. Cân nhắc việc vẽ một đường thẳng lên trên bảng và viết ở cuối đường này Phúc âm là để được thuyết giảng cho Dân Ngoại. Cùng cả lớp, hãy ôn lại Công Vụ Các Sứ Đồ 1011:1–18, và rồi thêm vào các điểm trên đường thẳng mà cho thấy cách Chúa mặc khải cho Phi E Rơ từng bước một rằng đã đến lúc thuyêt giảng phúc âm cho Dân Ngoại. Ví dụ, anh chị em có thể bắt đầu với một điểm tên là “Cọt Nây đã thấy một khải tượng” (Công Vụ Các Sứ Đồ 10:1–6) hoặc thậm chí bắt đầu với lệnh truyền của Đấng Cứu Rỗi cho các môn đồ của Ngài “hãy dạy dỗ muôn dân” trong Ma Thi Ơ 28:19. Chúng ta có thể học được điều gì về sự mặc khải qua kinh nghiệm của Phi E Rơ? Những lời giảng dạy của Nê Phi về sự mặc khải trong 2 Nê Phi 28:30 và những lời giảng dạy từ Anh Cả David A. Bednar và Anh Cả Dallin H. Oaks trong “Những Nguồn Tài Liệu Bổ Sung” thêm gì vào cuộc thảo luận này?

  • Làm thế nào anh chị em có thể giúp các học viên suy ngẫm sâu hơn về cách họ nhận được sự mặc khải? Anh chị em có thể học các ví dụ trong thánh thư cho thấy Chúa đã dạy dân chúng từng hàng chữ một. Ngoài kinh nghiệm của Phi E Rơ trong Công Vụ Các Sứ Đồ 10, các học viên có thể ôn lại các kinh nghiệm của Nê Phi (1 Nê Phi 18:1–3), An Ma (An Ma 7:8; 16:20); và Mặc Môn (3 Nê Phi 28:17, 36–40). Còn có các ví dụ nào nữa mà học viên có thể nghĩ ra cho thấy người ta nhận được sự chỉ dẫn thuộc linh “nơi này một ít, nơi kia một ít”? (2 Nê Phi 28:30). Tại sao đôi khi Chúa có thể chọn để mặc khải theo cách thức này thay vì cho chúng ta tất cả các câu trả lời cùng một lúc? (xin xem GLGƯ 50:40; 98:12). Phép so sánh như sau có thể giúp ích: Giả sử một ai đó đề nghị các anh chị em học một lớp toán giải tích trước khi học lớp toán đại số hoặc hình học. Các anh chị em sẽ trả lời như thế nào? Điều này liên quan như thế nào đến mẫu mực của Chúa về việc mặc khải lẽ thật?

  • Đôi khi các tín hữu có thắc mắc hoặc quan tâm về những thay đổi trong các chính sách và chương trình trong Giáo Hội. Có thể hữu ích cho họ để thảo luận cách mà sự mặc khải để bắt đầu thuyết giảng phúc âm cho Dân Ngoại (xin xem Công Vụ Các Sứ Đồ 10) thay thế cho những chỉ thị trước đó của Chúa cho các môn đồ của Ngài (xin xem Ma Thi Ơ 10:1, 5–6). Các học viên có thể trả lời thế nào cho một ai đó trong thời của Phi E Rơ khi mà người này không đồng ý với sự hướng dẫn của Phi E Rơ bởi vì nó trái ngược với các lối thực hành trước đó? Làm thế nào điều mặc khải trong Công Vụ Các Sứ Đồ 10 giúp chúng ta chú ý đến sự mặc khải liên tục của Chúa qua vị tiên tri của Ngài?

  • Có thể thú vị để ôn lại buổi bàn bạc cùng nhau giữa các Vị Sứ Đồ, như được mô tả trong Công Vụ Các Sứ Đồ 15:1–22, và lá thư họ đã viết cho Các Thánh Hữu (xin xem các câu 23–29).   Các môn đồ này đã có câu hỏi gì? Họ đã tìm kiếm câu trả lời bằng cách nào? Câu phát biểu của Chủ Tịch Gordon B. Hinckley trong “Những Nguồn Tài Liệu Bổ Sung” có thể làm rõ thêm cách Chúa dẫn dắt Giáo Hội của Ngài qua sự mặc khải cho các vị sứ đồ và các vị tiên tri.

Công Vụ Các Sứ Đồ 10:9–48

“Thượng Đế chẳng hề vị nể ai.”

  • Các học viên sẽ được lợi ích từ một cuộc thảo luận về ý nghĩa của việc “chẳng hề vị nể ai” không? Anh chị em có thể bắt đầu bằng việc mời cả lớp đọc các thánh thư dạy rằng Thượng Đế chẳng hề vị nể ai, như là Rô Ma 2:1–11; 1 Nê Phi 17:34–40; 2 Nê Phi 26:32–33; An Ma 5:33; Mô Rô Ni 8:12; và Giáo Lý và Giao Ước 1:34–35. Yêu cầu các học viên viết các định nghĩa có thể dùng cho “chẳng hề vị nể ai,” dựa theo điều họ đọc, và rồi chia sẻ điều họ đã viết. Anh chị em có thể cần giúp các học viên hiểu rằng việc “chẳng hề vị nể ai” không có nghĩa rằng Thượng Đế ban phước cho mỗi người bằng nhau bất kể những hành động của chúng ta. Ngài muốn tất cả con cái của Ngài chấp nhận phúc âm của Ngài, nhưng sự trọn vẹn các phước lành của phúc âm chỉ dành cho những ai lập và tuân giữ các giao ước với Ngài. Các sự kiện và các nguyên tắc trong Công Vụ Các Sứ Đồ 10:34–48 cho thấy rằng Đức Chúa Trời chẳng hề vị nể ai như thế nào? Làm thế nào người ngay chính được “đẹp lòng” Ngài và được Ngài “ưu đãi” mặc dù Ngài chẳng hề vị nể ai? (xin xem Công Vụ Các Sứ Đồ 10:34–35; 1 Nê Phi 17:35).

Công Vụ Các Sứ Đồ 12:1–17

Lời cầu nguyện của người ngay chính có thể mang lại các phép lạ lớn lao.

  • Câu chuyện về Phi E Rơ được giải thoát khỏi ngục tù trong Công Vụ Các Sứ Đồ 12:1–17 có thể giúp các học viên xây đắp đức tin về quyền năng của lời cầu nguyện. Có lẽ một học viên có thể chuẩn bị trước để chia sẻ các chi tiết của câu chuyện này và chứng ngôn của người đó về lời cầu nguyện. Hoặc anh chị em có thể mời một hoặc nhiều hơn các tín hữu tiểu giáo khu hoặc chi nhánh chia sẻ kinh nghiệm mà họ cảm thấy hoặc chứng kiến quyền năng của những lời cầu nguyện đoàn kết của các tín hữu. Anh chị em cũng có thể hát các bài thánh ca về lời cầu nguyện (như “Ta Có Nhớ Nguyện Cầu?” Thánh Ca và Các Bài Ca Thiếu Nhi, số 58) và thảo luận các bài thánh ca này dạy gì về quyền năng của lời cầu nguyện.

Hình Ảnh
hình biểu tượng học tập

Khuyến Khích Việc Học tại Nhà

Mời các học viên suy ngẫm lý do mà đôi khi chúng ta thất bại trong việc chia sẻ phúc âm với những người khác. Đề nghị rằng việc học Công Vụ Các Sứ Đồ 16–21 có thể giúp họ vượt qua các rào cản mà có thể ngăn họ không chia sẻ phúc âm.

Hình Ảnh
hình biểu tượng các nguồn tài liệu

Những Nguồn Tài Liệu Bổ Sung

Công Vụ Các Sứ Đồ 10–15

Nhận được sự mặc khải theo từng hàng chữ một.

Anh Cả David A. Bednar đã đưa ra những nhận xét sau đây về mẫu mực của Chúa cho sự mặc khải: “Nhiều người chúng ta thường giả định rằng chúng ta sẽ nhận được một câu trả lời hoặc một sự thúc giục cho những lời cầu nguyện hoặc nài xin thành khẩn nhất của mình. Và chúng ta cũng thường xuyên kỳ vọng một câu trả lời hoặc một sự thúc giục như vậy sẽ đến ngay lập tức và trong chỉ một lần. Do đó, chúng ta có khuynh hướng tin rằng Chúa sẽ ban cho chúng ta một câu trả lời lớn nhanh chóng và trong chỉ một lần. Tuy nhiên, mẫu mực được mô tả lặp lại nhiều lần trong thánh thư gợi ý rằng chúng ta nhận được ‘từng hàng chữ một, từng lời chỉ giáo một,’ hoặc nói cách khác là, nhiều câu trả lời nhỏ qua một khoảng thời gian. Việc nhận ra và hiểu được mẫu mực này là một chìa khóa quan trọng để có được sự mặc khải và giúp đỡ từ Đức Thánh Linh” (Line upon Line, Precept upon Precept,” New Era, tháng Chín năm 2010, trang 3–4).

Hình Ảnh
cô gái đang đọc thánh thư

Sự mặc khải cá nhân thường đến theo thời gian qua nỗ lực kiên trì.

Anh Cả Dallin H. Oaks đã đưa ra lời khuyên này: “Chúng ta cần phải nghiên cứu kỹ trong tâm trí mình, bằng cách sử dụng khả năng suy luận mà Đấng Sáng Tạo đã đặt vào bên trong chúng ta. Sau đó, chúng ta cần phải cầu nguyện để được hướng dẫn và hành động theo nếu nhận được hướng dẫn. Nếu không nhận được hướng dẫn, chúng ta cần phải hành động theo óc xét đoán giỏi nhất của mình” (“Our Strengths Can Become Our Downfall,” Ensign, tháng Mười năm 1994, trang 13–14).

Chủ Tịch Gordon B. Hinckley đã chia sẻ quan điểm của ông khi phục vụ trong các hội đồng chủ tọa của Giáo Hội:

“Vào lúc bắt đầu xem xét các vấn đề, có thể có những ý kiến khác nhau. Những sự khác biệt này là hoàn toàn bình thường. Những vị này có quá trình học vấn và kinh nghiệm khác nhau. Họ là những người biết tự suy nghĩ. …

“… Sau tiến trình ban đầu khi các vị này nói ra suy nghĩ của mình là việc ngồi lại và chọn lựa các ý kiến và quan điểm. Nhưng tôi chưa bao giờ thấy sự bất hòa nghiêm trọng hoặc thù hằn cá nhân giữa Các Vị Thẩm Quyền này. Thay vì vậy, tôi thấy một điều đẹp đẽ và đặc biệt—việc các quan điểm khác nhau trở nên đồng thuận với nhau, dưới ảnh hưởng dẫn dắt của Đức Thánh Linh và dưới quyền năng của sự mặc khải, cho đến khi có một sự hòa hợp trọn vẹn và đồng thuận hoàn toàn. Chỉ khi đó sự thi hành mới được thực hiện. Tôi làm chứng rằng điều đó tượng trưng cho tinh thần mặc khải được biểu lộ hết lần này đến lần khác trong khi lãnh đạo công việc của Chúa” (“God Is at the Helm,” Ensign, tháng Năm năm 1994, trang 54, 59).

Cải Thiện Việc Giảng Dạy Của Chúng Ta

Bắt đầu với thánh thư. Trước khi dùng đến các nguồn tài liệu bổ sung, hãy siêng năng học các thánh thư cổ xưa và hiện đại. Việc thành tâm học tập lời của Thượng Đế sẽ cho phép Thánh Linh giúp anh chị em rút ra được điều anh chị em đã học khi anh chị em giảng dạy (xin xem Giảng Dạy theo Cách của Đấng Cứu Rỗi, trang 12).

In