Hãy Đến Mà Theo Ta
Ngày 19–25 tháng Tám. 1 Cô Rinh Tô 1–7: ‘Phải Hiệp Ý Một Lòng Cùng Nhau’


“Ngày 19–25 tháng Tám. 1 Cô Rinh Tô 1–7: ‘Phải Hiệp Ý Một Lòng Cùng Nhau’” Hãy Đến Mà Theo Ta—Dành Cho Trường Chủ Nhật: Kinh Tân Ước năm 2019 (2019)

“Ngày 19–25 tháng Tám. 1 Cô Rinh Tô 1–7.” Hãy Đến Mà Theo Ta—Dành Cho Trường Chủ Nhật: năm 2019

Thành Cô Rinh Tô

Corinth, Southern Greece, the Forum and Civic Center, tranh do Balage Balogh họa

Ngày 19–25 tháng Tám

1 Cô Rinh Tô 1–7

“Phải Hiệp Ý Một Lòng Cùng Nhau”

Anh Cả Jeffrey R. Holland dạy rằng hầu hết mọi người “đến [với giáo hội] để tìm kiếm một kinh nghiệm thuộc linh” (“A Teacher Come from God,” Ensign, tháng Năm năm 1998, trang 26). Khi anh chị em đọc 1 Cô Rinh Tô 1–7, hãy thành tâm cân nhắc điều anh chị em có thể làm để giúp tạo ra những kinh nghiệm thuộc linh trong lớp học.

Ghi Lại Những Ấn Tượng của Anh Chị Em

hình biểu tượng chia sẻ

Mời Chia Sẻ

Cân nhắc việc mời các học viên viết xuống cách họ đã hành động theo điều họ đang học từ thánh thư. Yêu cầu một vài học viên chia sẻ những điều họ đã viết.

hình biểu tượng giảng dạy

Giảng Dạy Giáo Lý

1 Cô Rinh Tô 1:10–173

Các tín hữu của giáo hội của Đấng Ky Tô phải đoàn kết với nhau.

  • Việc thảo luận một số chương đầu tiên trong 1 Cô Rinh Tô có thể là một cơ hội để xây đắp sự đoàn kết lớn hơn giữa các tín hữu tiểu giáo khu. Anh chị em có thể bắt đầu bằng việc yêu cầu các học viên nói về một câu lạc bộ, nhóm, hoặc đội họ thuộc về mà có tinh thần đoàn kết lớn lao. Tại sao nhóm này cảm thấy đoàn kết đến như vậy? Rồi anh chị em có thể khám phá một số lời dạy của Phao Lô về sự đoàn kết trong 1 Cô Rinh Tô 1:10–13; 3:1–11. Những câu này, cùng với kinh nghiệm của chúng ta, dạy gì về điều giúp tạo nên sự đoàn kết và điều đe dọa sự đoàn kết? Những phước lành nào đến với những ai biết đoàn kết? Các câu chuyện do Chủ Tịch Henry B. Eyring chia sẻ trong phần “Những Nguồn Tài Liệu Bổ Sung” cũng có thể giúp cuộc thảo luận này.

  • Phao Lô sử dụng hình ảnh của một căn nhà để khích lệ sự đoàn kết trong 1 Cô Rinh Tô 3:9–17. Làm thế nào sự so sánh này có thể giúp lớp học của anh chị em hiểu rõ hơn về sự đoàn kết? Ví dụ, sau khi cùng nhau đọc các câu thánh thư này, anh chị em có thể cho mỗi học viên một khối và cùng nhau làm việc để xây một thứ gì đó. Trong ý nghĩa nào mà chúng ta là “nhà của Đức Chúa Trời xây”? (1 Cô Rinh Tô 3:9). Thượng Đế đang xây dựng mỗi cá nhân chúng ta như thế nào? Chúng ta đang cùng nhau xây dựng gì với cùng tư cách là Các Thánh Hữu? Chúng ta có thể làm gì với tư cách là một tiểu giáo khu đoàn kết mà chúng ta sẽ không thể làm được riêng cá nhân?

1 Cô Rinh Tô 1:17–31; 2; 3:18–20

Để hoàn thành công việc của Thượng Đế, chúng ta cần sự thông sáng của Ngài.

  • Một số người cảm thấy không đủ tư cách để phục vụ trong Giáo Hội bởi vì họ thiếu học vấn hoặc huấn luyện chuyên nghiệp. Những người khác cảm thấy đủ tư cách bởi vì họ học vấn hoặc huấn luyện chuyện nghiệp. Cả hai cách nhìn phản ánh một sự hiểu biết sai lầm về điều thật sự làm chúng ta có đủ tư cách làm công việc của Thượng Đế. Đây là một ý kiến để giúp lớp học của anh chị em nương cậy vào Thượng Đế: Hãy chia các học viên ra thành nhóm và yêu cầu họ đọc lướt 1 Cô Rinh Tô 1:17–31; 2; hoặc 3:18–20 cùng tìm kiếm những từ như khôndại. Rồi họ có thể chia sẻ trong nhóm của họ điều mà các câu này dạy về việc khôn ngoan trong công việc của Chúa. Những điều gì về phúc âm mà có thể dường như là dại dột đối với một số người? Làm thế nào những điều này minh chứng cho sự khôn ngoan của Thượng Đế? Có lẽ các học viên cũng có thể chia sẻ kinh nghiệm khi họ tin cậy nơi sự khôn ngoan của Thượng Đế, thay vì của chính họ, để hoàn thành công việc của Ngài.

1 Cô Rinh Tô 6:9–20

Thể xác của chúng ta là thiêng liêng.

  • Để bắt đầu một cuộc thảo luận về các câu này, anh chị em có thể viết lên trên bảng các câu hỏi giống như sau: Chúa xem thân thể của chúng ta như thế nào? Điều này khác như thế nào với cách Sa Tan muốn chúng ta nghĩ về thân thể của chúng ta? Thân thể của chúng ta là đền thờ của Đức Thánh Linh có nghĩa là gì? Hãy mời các học viên tìm câu trả lời cho những câu hỏi này trong 1 Cô Rinh Tô 6:9–20 (xin xem thêm GLGƯ 88:15; Môi Se 6:8–9).

  • Cuộc thảo luận của anh chị em về tính thiêng liêng của thân thể có thể gồm có một cuộc chuyện trò về luật trinh khiết. Điều này có thể đặc biệt hữu ích bởi vì với tư cách là Các Thánh Hữu Ngày Sau, chúng ta thường có cơ hội giải thích niềm tin của chúng ta về sự trinh khiết cho những ai không có cùng niềm tin đó. Có lẽ anh chị em có thể hỏi các học viên điều họ học được từ Phao Lô—cũng như từ các nguồn tài liệu khác của Giáo Hội—mà có thể giúp họ giải thích cho người khác lý do tại sao sự trinh khiết là quan trọng. Một số nguồn tài liệu này có thể gồm có những tài liệu được liệt kê trong “Những Nguồn Tài Liệu Bổ Sung.”

hình biểu tượng học tập

Khuyến Khích Việc Học tại Nhà

Hãy nói với các học viên rằng nếu họ thích những ý kiến bổ sung về cách để đoàn kết hơn với người phối ngẫu, gia đình, hoặc tiểu giáo khu, thì chủ đề về sự đoàn kết tiếp tục có trong 1 Cô Rinh Tô 8–11.

hình biểu tượng các nguồn tài liệu

Những Nguồn Tài Liệu Bổ Sung

1 Cô Rinh Tô 1–7

Các tấm gương về sự đoàn kết.

Chủ Tịch Henry B. Eyring dạy rằng:

“Tôi đã được mời quỳ xuống cầu nguyện trước khi đi ngủ với một gia đình khi tôi là khách trong nhà của họ. Đứa con út được yêu cầu dâng lên lời cầu nguyện. Nó cầu nguyện giống như một vị tộc trưởng cho mỗi người trong gia đình, nêu rõ tên từng người. Tôi mở hé mắt ra để nhìn vào gương mặt của mấy đứa con khác và hai cha mẹ. Tôi có thể biết được rằng họ đều sử dụng đức tin của mình với tấm lòng được bày tỏ trong lời cầu nguyện của đứa bé trai đó.

“Một vài chị em Hội Phụ Nữ đã cùng cầu nguyện chung khi họ chuẩn bị đi thăm viếng lần đầu tiên một người góa phụ trẻ có chồng vừa đột ngột qua đời. Họ muốn biết điều phải làm và cách để cùng nhau giúp chuẩn bị nhà cửa cho gia đình và bạn bè mà sẽ đến dự tang lễ. … Một sự đáp ứng cho những lời cầu nguyện của họ đã đến. Khi họ vào đến căn nhà ấy, mỗi chị em phụ nữ nhanh chóng hoàn thành nhiệm vụ. Căn nhà ấy được chuẩn bị sẵn sàng nhanh đến nỗi một số chị em đã không thể làm thêm được việc gì nữa. Những lời an ủi được nói ra hoàn toàn phù hợp trong lúc đó. Họ đã hiệp một và đồng tâm thực hiện sự phục vụ của Chúa” (“Chúng Ta Đồng Tâm Đoàn Kết,” Liahona, tháng Mười Một năm 2008, trang 68–69).

Các phước lành của sự thanh khiết về mặt tình dục.

Tại một buổi họp đặc biệt Devotional Toàn Cầu dành cho Các Thành Niên Trẻ Tuổi, Chị Wendy W. Nelson đã nói:

“Sự thanh khiết cá nhân là bí quyết cho tình yêu đích thực. Các ý nghĩ và cảm nghĩ, những lời nói và hành động của các em càng thanh khiết thì khả năng của các em để cho và nhận tình yêu đích thực càng cao hơn. …

“Là một phần quan trọng để bày tỏ tình yêu của họ, Chúa muốn vợ chồng phải nhận được những điều kỳ diệu và niềm vui của sự gần gũi thân mật trong hôn nhân. …

“… Bất cứ điều gì mà mời Thánh Linh vào cuộc sống của các em, và vào đời sống của người phối ngẫu và hôn nhân của các em thì sẽ gia tăng khả năng của các em để kinh nghiệm được sự gần gũi thân mật giữa vợ chồng. … Tuy nhiên, bất cứ điều gì mà xúc phạm đến Thánh Linh đều sẽ làm giảm bớt khả năng của các em để hiệp một với người phối ngẫu của mình. …

“Sự gần gũi thân mật trong hôn nhân mà được Thánh Linh tán thành thì được Chúa ban phước và thánh hóa” (“Tình Yêu và Hôn Nhân,” Buổi Họp Đặc Biệt Devotional Toàn Cầu dành cho Các Thành Niên Trẻ Tuổi, Ngày 8 tháng Giêng năm 2017, broadcasts.lds.org).

Anh Cả Jeffrey R. Holland đã dạy:

“Tôi xin nhấn mạnh rằng sự gần gũi trai gái chỉ dành riêng cho vợ chồng bởi vì điều đó là biểu tượng lớn nhất của sự hợp nhất hoàn toàn, một sự toàn vẹn và hợp nhất được Thượng Đế quy định và đề ra. …

“Nhưng một sự hợp nhất hoàn toàn như vậy, một cam kết vững vàng như vậy giữa một người nam và một người nữ, chỉ có thể là qua sự gần gũi và lâu dài có được trong giao ước hôn nhân, với các lời hứa long trọng và lời cam kết về mọi điều họ có—với trọn tấm lòng và tâm trí của họ, với tất cả năm tháng cuộc đời cùng mọi mơ ước của họ (“Personal Purity,” Ensign, tháng Mười Một năm 1998, trang 76).

Anh Cả David A. Bednar giải thích rằng: “Mối quan hệ [tình dục] không phải chỉ là tò mò để được khám phá, một cơn thèm khát để được thỏa mãn, hoặc một loại giải trí hay vui chơi để được theo đuổi một cách ích kỷ. Những điều này không phải là một cuộc chinh phục để đạt được hoặc chỉ là một hành động để được thực hiện. Thay vì thế, trên trần thế, những điều đó là một trong những cách biểu lộ tột bậc về thiên tính và tiềm năng của chúng ta, cũng là một cách củng cố các mối ràng buộc tình cảm và tinh thần giữa vợ chồng. Chúng ta là những người được ban phước với quyền tự quyết về mặt đạo đức và được xác định bởi di sản thiêng liêng của chúng ta với tư cách là con cái của Thượng Đế—chứ không phải do hành vi tình dục, những thái độ đương thời hoặc triết lý của người đời” (“Chúng Tôi Tin Ở Sự Trinh Khiết,” Liahona, tháng Năm năm 2013, trang 42).

Cách để thanh khiết về mặt tình dục.

Cải Thiện Việc Giảng Dạy Của Chúng Ta

Hãy làm chứng về Chúa Giê Su Ky Tô. Khi anh chị em giảng dạy, hãy nhớ tấm gương của Phao Lô: ông “chẳng dùng lời cao xa hay là khôn sáng mà rao giảng … chứng cớ của Đức Chúa Trời” (1 Cô Rinh Tô 2:1). Lời chứng giản dị của anh chị em về Đấng Cứu Rỗi có thể có ảnh hưởng sâu sắc.