Hãy Đến Mà Theo Ta
Ngày 5–11 tháng Tám. Rô Ma 1–6: ‘Quyền Phép của Đức Chúa Trời để Cứu Rỗi’


“Ngày 5–11 tháng Tám. Rô Ma 1–6: ‘Quyền Phép của Đức Chúa Trời để Cứu Rỗi’” Hãy Đến Mà Theo Ta—Dành Cho Trường Chủ Nhật: Kinh Tân Ước năm 2019 (2019)

“Ngày 5–11 tháng Tám. Rô Ma 1–6,” Hãy Đến Mà Theo Ta—Dành Cho Trường Chủ Nhật: năm 2019

Phao Lô đang viết một bức thư

Ngày 5–11 tháng Tám

Rô Ma 1–6

“Quyền Phép của Đức Chúa Trời để Cứu Rỗi”

Hãy thành tâm đọc Rô Ma 1–6 và nghĩ về các học viên trong tâm trí. Điều này sẽ giúp anh chị em nhạy bén với những thúc giục của Thánh Linh khi anh chị em chuẩn bị giảng dạy.

Ghi Lại Những Ấn Tượng của Anh Chị Em

hình biểu tượng chia sẻ

Mời Chia Sẻ

Cân nhắc việc cho các học viên một ít phút để tìm trong Rô Ma 1–6 một câu thánh thư mà họ đặc biệt thích. Rồi họ có thể chia sẻ câu thánh thư họ chọn với một ai đó ngồi gần.

hình biểu tượng giảng dạy

Giảng Dạy Giáo Lý

Rô Ma 1:16–17

“Tôi không hổ thẹn về Tin Lành đâu.”

  • Các học viên của anh chị em có bao giờ đối mặt với sự nhạo báng vì niềm tin của họ không? Hãy mời họ đọc Rô Ma 1:16–17 và nghĩ về các ví dụ từ sách Công Vụ Các Sứ Đồ khi Phao Lô cho thấy rằng ông không hổ thẹn về phúc âm. Một số điều nào khiến chúng ta không hổ thẹn là tín hữu của Giáo Hội Các Thánh Hữu Ngày Sau của Chúa Giê Su Ky Tô? Mời các học viên chia sẻ những kinh nghiệm khi họ hoặc những người khác cho thấy rằng họ không hổ thẹn về phúc âm của Chúa Giê Su Ky Tô.

Rô Ma 1:16–17; 2:28–29; 6:1–11

Vai trò môn đồ chân chính được thể hiện ở sự cam kết bên trong, chứ không chỉ qua những hành động của chúng ta.

  • Chúng ta đánh giá như thế nào về vai trò môn đồ của chính mình? Lời khuyên dạy của Phao Lô cho những người La Mã có thể giúp chúng ta nhớ tập trung không chỉ vào việc hoàn tất một bản liệt kê những nhiệm vụ phải làm mà còn vào “trong lòng [và] làm theo cách thiêng liêng” (Rô Ma 2:29). Để giúp cả lớp hiểu được lời khuyên dạy của Phao Lô, anh chị em có thể viết đoạn Rô Ma 2:28–29 lên trên bảng. Thay từ Giu Đa bằng Thánh Hữu Ngày Sau và từ phép cắt bì bằng giao ước. Việc thay đổi này bổ sung gì vào sự hiểu biết của chúng ta về những lời dạy của Phao Lô? Anh chị em cũng có thể thảo luận các ví dụ về những việc chúng ta làm với tư cách là tín hữu Giáo Hội mà có ý nghĩa và quyền năng lớn lao hơn khi được làm “trong lòng, làm theo cách thiêng liêng” (Rô Ma 2:29). Ví dụ, xin xem bài nói chuyện của Anh Cả Jeffrey R. Holland về việc giảng dạy tại gia, “Những Người Đại Diện của Giáo Hội” (Liahona, tháng Mười Một năm 2016, trang 61–67), hoặc bài nói chuyện của Anh Cả Neil L. Andersen về công việc truyền giáo, “Làm Nhân Chứng cho Thượng Đế” (Liahona, tháng Mười Một năm 2016, trang 35–38).

Rô Ma 3–6

“Nơi nào tội lỗi đã gia thêm, thì ân điển lại càng dư dật hơn nữa.”

  • Có lẽ có người trong lớp học của anh chị em cần được giúp để hiểu những lời dạy của Phao Lô trong các chương này về đức tin, việc làm, và ân điển (xin xem thêm đại cương của tuần này trong Hãy Đến Mà Theo Ta—Dành Cho Cá Nhân và Gia Đình và Bản Dịch của Joseph Smith của những chương này trong Sách Hướng Dẫn Thánh Thư). Làm thế nào anh chị em có thể giúp họ học hỏi lẫn nhau? Cân nhắc việc trình bày hai tình huống sau đây để giúp các học viên hiểu rằng chúng ta không nên xem các việc làm tốt của mình là một cách chứng tỏ sự xứng đáng của chúng ta, cũng không nên xem ân điển của Đấng Ky Tô là một lý do để biện hộ cho tội lỗi và sai lầm của chúng ta. Mời các học viên tìm kiếm những lẽ thật trong Rô Ma 3:20–31; 5:1–2; 6:1–2, 21–23 mà có thể giúp Gloria và Justin. Những giáo lý chân thật nào khác trong “Những Nguồn Tài Liệu Bổ Sung” có thể giúp họ hiểu tầm quan trọng của việc thực hiện các công việc ngay chính cùng với tin cậy nơi ân điển của Đấng Ky Tô? Anh chị em có thể yêu cầu các học viên chia sẻ điều họ tìm thấy hoặc đóng diễn một cuộc trò chuyện.

Tình huống 1

Anh chị em có một người bạn tên là Gloria đang cảm thấy quá sức chịu đựng trong những nỗ lực làm một môn đồ trung tín. Cô ấy lao nhọc để làm tất cả mọi việc cô cảm thấy mình nên làm, nhưng cô thường xuyên lo lắng rằng các nỗ lực của mình vẫn không đủ. Cô ấy tự hỏi: “Tôi có đủ tốt không?” “Chúa sẽ chấp nhận tôi không?”

Tình huống 2

Anh chị em có một người bạn tên là Justin không lo lắng quá nhiều về việc đưa ra những lựa chọn ngay chính. Anh ấy tin vào Chúa Giê Su Ky Tô, anh tham dự các buổi họp giáo hội, và anh là một người cha đầy yêu thương và cũng là một người láng giềng tốt. Tuy nhiên, anh chọn không sống theo các tiên chuẩn mà sẽ giúp anh đủ điều kiện có được một giấy giới thiệu đi đền thờ. Khi gia đình và bạn bè cố gắng khuyến khích anh chuẩn bị cho việc đi đền thờ, anh đáp: “Tôi là một người tốt. Tôi có đức tin nơi Chúa Giê Su Ky Tô. Ngài đã trả giá cho những tội lỗi của tôi, và tôi không nghĩ rằng Ngài sẽ ngăn cản tôi vào vương quốc thượng thiên bởi những vấn đề cỏn con như vậy.”

hình biểu tượng học tập

Khuyến Khích Việc Học tại Nhà

Để khích lệ các học viên đọc Rô Ma 7–16, anh chị em có thể nói với họ rằng Phao Lô đã mô tả một cuộc chiến nội tâm của ông—và của tất cả chúng ta. Trong Rô Ma 7–16, chúng ta tìm hiểu được cuộc chiến đó là gì và cách để chiến thắng.

hình biểu tượng các nguồn tài liệu

Những Nguồn Tài Liệu Bổ Sung

Rô Ma 1–6

Đức tin, ân điển, và việc làm.

Trong khi chúng ta nên nỗ lực để tuân theo các lệnh truyền, thì việc chỉ vâng theo các luật pháp của Thượng Đế sẽ không cứu được chúng ta (xin xem Rô Ma 3:27–31). Ngay cả với các nỗ lực tốt nhất của mình, chúng ta “đều đã phạm tội, thiếu mất sự vinh hiển của Đức Chúa Trời” (Rô Ma 3:23). Vì lý do đó, tất cả chúng ta đều cần Chúa Giê Su Ky Tô, với ân điển của Ngài cho phép chúng ta được tha thứ khỏi các tội lỗi và giúp chúng ta có thể tiếp tục những việc làm tốt. Như Phao Lô đã dạy: “Nhưng nơi nào tội lỗi đã gia thêm, thì ân điển lại càng dư dật hơn nữa” (Rô Ma 5:20).

Chủ Tịch David O. McKay chia sẻ một điều tương tự về một chú bé sắp chết đuối trong khi đang bơi cùng bạn bè: “May mắn thay, có một cậu bé tỉnh táo và hành động mau lẹ, đã giật mạnh một nhánh cây dài từ hàng rào cây liễu và chìa một đầu cây hướng về chú bé sắp chết đuối là người đã nắm được nhánh cây, bám chặt và được cứu.

“Tất cả các cậu bé tuyên bố rằng chú bé gặp nguy hiểm đã nợ mạng sống mình vào cậu bé đã tạo ra phương tiện giải cứu.

Đây là một sự thật không còn gì để nghi ngờ; và mặc dù vậy nếu cậu bé đó đã không sử dụng phương tiện được tạo ra cho mình, nếu cậu ta không nỗ lực hết sức mình, thì cậu ta chắc hẳn đã chết đuối, dù là người bạn của cậu có hành động anh hùng đi chăng nữa” (David O. McKay, “The Gospel of Work,” Instructor, tháng Một năm 1955, trang 1).

Khi đề cập đến câu hỏi liệu chúng ta được cứu bởi đức tin hay việc làm, tác giả Ky Tô Giáo C. S. Lewis đã viết: “[Dường như] đối với tôi điều đó giống như hỏi rằng cái lưỡi nào của cây kéo thì quan trọng nhất” (Mere Christianity, trang 148).

Tình huống 1

“Sự cứu rỗi không thể đạt được bằng sự vâng lời; mà đạt được bằng máu của Vị Nam Tử của Thượng Đế [xin xem Công Vụ Các Sứ Đồ 20:28]. …

“Ân điển là một ân tứ của Thượng Đế, và ước muốn để vâng theo mỗi một giáo lệnh của Thượng Đế là cách chúng ta để cho Cha Thiên Thượng biết chúng ta muốn nhận được ân tứ thiêng liêng này” (Dieter F. Uchtdorf, “Ân Tứ về Ân Điển,” Liahona, tháng Năm năm 2015, trang 109–110).

Tình huống 2

“Nếu ân điển là một ân tứ của Thượng Đế, vậy thì tại sao việc vâng theo các giáo lệnh của Thượng Đế lại quan trọng như vậy? Tại sao phải bận tâm với các giáo lệnh của Thượng Đế—hoặc sự hối cải, về vấn đề đó? …

“Việc tuân theo các giáo lệnh của Thượng Đế giống như kết quả tự nhiên của tình yêu thương và lòng biết ơn vô tận của chúng ta đối với lòng nhân từ của Thượng Đế. Hình thức về tình yêu chân thật và lòng biết ơn này sẽ làm cho các công việc của chúng ta với ân điển của Thượng Đế được hợp nhất một cách kỳ diệu” (Dieter F. Uchtdorf, “Ân Tứ về Ân Điển,” Liahona, tháng Năm năm 2015, trang 109).

Nhu cầu về ân điển liên tục của chúng ta.

“Ngoài việc cần ân điển cho sự cứu rỗi cuối cùng của mình, các anh chị em còn cần có quyền năng lớn lao này trong cuộc sống hằng ngày. Khi các anh chị em đến gần Cha Thiên Thượng trong sự siêng năng, khiêm nhường, và hiền lành, thì Ngài sẽ nâng cao và củng cố các anh chị em qua ân điển của Ngài (xin xem Châm Ngôn 3:34; 1 Phi E Rơ 5:5; GLGƯ 88:78; 106:7–8). Việc trông cậy vào ân điển của Ngài làm cho các anh chị em có thể tiến triển và tăng trưởng trong sự ngay chính” (Trung Thành với Đức Tin, trang 78).

Cải Thiện Việc Giảng Dạy Của Chúng Ta

Sự kêu gọi của anh chị em là được soi dẫn. Với tư cách là một giảng viên, anh chị em đã được kêu gọi bởi Chúa để ban phước cho con cái của Ngài. Chúa muốn anh chị em thành công, vì thế khi anh chị em sống xứng đáng với sự giúp đỡ của Ngài, Ngài sẽ ban cho anh chị em sự mặc khải mà anh chị em tìm kiếm. (Xin xem Giảng Dạy theo Cách của Đấng Cứu Rỗi, trang 5.)