Kinh Tân Ước năm 2023
Ngày 1–7 tháng Năm. Lu Ca 12–17; Giăng 11: “Hãy Chung Vui với Ta, vì Ta Đã Tìm Được Con Chiên Bị Mất”


“Ngày 1–7 tháng Năm. Lu Ca 12–17; Giăng 11: ‘Hãy Chung Vui với Ta, vì Ta Đã Tìm Được Con Chiên Bị Mất,’” Hãy Đến Mà Theo Ta—Dành Cho Trường Chủ Nhật: Kinh Tân Ước năm 2023 (năm 2022)

“Ngày 1–7 tháng Năm. Lu Ca 12–17; Giăng 11,” Hãy Đến Mà Theo Ta—Dành Cho Trường Chủ Nhật: năm 2023

người đàn ông ôm chặt con trai mình

The Prodigal Son (Đứa Con Trai Hoang Phí), do Liz Lemon Swindle họa

Ngày 1–7 tháng Năm

Lu Ca 12–17; Giăng 11

“Hãy Chung Vui với Ta, vì Ta Đã Tìm Được Con Chiên Bị Mất”

Hãy bắt đầu sự chuẩn bị của anh chị em bằng cách thành tâm học Lu Ca 12–17Giăng 11. Có “con chiên bị mất” nào ở trong lớp học đến với tâm trí anh chị em không? Sử dụng Hãy Đến Mà Theo Ta—Dành Cho Cá Nhân và Gia Đình và đại cương này khi anh chị em tìm kiếm sự chỉ dẫn của Chúa về cách tốt nhất để đáp ứng nhu cầu của các học viên, ngay cả khi họ không tham dự lớp học.

hình biểu tượng chia sẻ

Mời Chia Sẻ

Áp dụng là một phần quan trọng của việc học hỏi, vì thế hãy mời các học viên chia sẻ về cách họ đã chọn để sống theo điều nào đó đã học được từ thánh thư trong tuần này.

hình biểu tượng giảng dạy

Giảng Dạy Giáo Lý

Lu Ca 14:15–24

Không có lý do nào là đủ cho việc từ chối phúc âm.

  • Để giúp các học viên học câu chuyện ngụ ngôn về bữa tiệc lớn, anh chị em có thể mời họ đến dự một bữa tiệc tưởng tượng do anh chị em tổ chức. Hãy để họ chia sẻ một số lý do tại sao họ có thể hoặc không thể tham dự. Hãy cùng nhau đọc Lu Ca 14:15–24, và thảo luận các lý do mà những người trong câu chuyện ngụ ngôn này đưa ra khi họ được mời đến bữa tiệc mà tượng trưng cho các phước lành của phúc âm. Người ta hay lấy những lý do nào cho việc không chấp nhận lời của Đấng Cứu Rỗi mời nhận các phước lành từ Cha Thiên Thượng? Có lẽ các học viên có thể chia sẻ những phước lành họ nhận được khi họ có những sự hy sinh cần thiết để sống theo các nguyên tắc phúc âm nào đó.

Lu Ca 15

Chúng ta có thể tìm ra những người đã bị thất lạc và vui mừng cùng Cha Thiên Thượng khi họ quay trở lại.

  • Anh chị em sẽ tạo cơ hội như thế nào để cho các học viên chia sẻ những điều họ học được về ba truyện ngụ ngôn trong Lu Ca 15? Cân nhắc chỉ định cho mỗi học viên một trong các truyện ngụ ngôn để xem lại. Họ có thể tìm và chia sẻ câu trả lời cho những câu hỏi giống như sau: Những từ nào trong truyện ngụ ngôn tiết lộ cảm nghĩ của Cha Thiên Thượng về những người bị lạc lối? Những câu chuyện ngụ ngôn gợi ý điều gì về cách chúng ta nên tìm đến tất cả các con cái của Thượng Đế? Các học viên có thể chia sẻ cách Đấng Cứu Rỗi đã tìm thấy họ khi họ cảm thấy lạc lối.

  • Việc cùng nhau hát bài “Dear to the Heart of the Shepherd (Tấm Lòng Yêu Mến Của Đấng Chăn Lành)” (Hymns, số 221) có thể là một sinh hoạt bổ sung ý nghĩa cho phần giảng dạy về các câu chuyện ngụ ngôn này.

  • Khi anh chị em cùng nhau ôn lại truyện ngụ ngôn về đứa con trai hoang đàng, các học viên có thể được lợi ích từ việc tập trung vào những từ ngữ, hành động và niềm tin của mỗi người trong truyện ngụ ngôn đó. Chúng ta học được điều gì từ mỗi người? Có lẽ các học viên có thể viết phần kết thúc thay thế cho câu chuyện ngụ ngôn mà trong đó người anh dành một thái độ khác cho em mình. Lời khuyên nhủ của người cha trong truyện ngụ ngôn này dạy chúng ta điều gì về cách chúng ta nên cảm thấy về những người bị lạc lối và những người quay trở lại với phúc âm? (Xin xem thêm câu phát biểu của Anh Cả Jeffrey R. Holland trong “Những Nguồn Tài Liệu Bổ Sung.”) Hoặc anh chị em có thể yêu cầu các học viên tưởng tượng rằng họ là người cha trong câu chuyện này. Họ sẽ cho người con trai lớn thêm lời khuyên nào để giúp nó vui mừng với sự tiến bộ hoặc thành công của những người khác?

Lu Ca 17:11–19

Việc biết ơn về các phước lành của tôi sẽ mang tôi đến gần Thượng Đế hơn.

  • Mời các học viên chia sẻ điều họ học được về lòng biết ơn từ việc nghiên cứu Lu Ca 17:11–19. Người bị bệnh phong biết ơn đã được phước như thế nào vì đã bày tỏ lòng biết ơn của ông? Chúng ta được phước như thế nào khi bày tỏ lòng biết ơn? Các học viên có thể gợi ý những cách thức chúng ta có thể bày tỏ lòng biết ơn đối với Thượng Đế và những người khác.

Giăng 11:1–46

Chúa Giê Su Ky Tô là Sự Phục Sinh và Sự Sống.

  • Một cách để nghiên cứu Giăng 11:1–46 là yêu cầu các học viên lần lượt đọc các câu thánh thư và mời họ dừng lại và thảo luận mỗi khi tìm thấy bằng chứng về đức tin nơi Chúa Giê Su Ky Tô. Anh chị em cũng có thể yêu cầu các học viên xem xét quan điểm của những người có liên quan trong câu chuyện—gồm cả Đấng Cứu Rỗi, Các Sứ Đồ, Ma Thê, Ma Ri, và La Xa Rơ. Chúng ta học được điều gì từ mỗi người này? Có lẽ các học viên có thể chia sẻ kinh nghiệm khi đức tin của họ nơi Chúa Giê Su Ky Tô đã được củng cố khi trải qua một thử thách.

hình biểu tượng các nguồn tài liệu

Những Nguồn Tài Liệu Bổ Sung

Học hỏi từ người con trai còn lại.

Anh Cả Jeffrey R. Holland đã đưa ra lời nhận xét này về anh trai của người con trai hoang đàng: “Người con trai này không tức giận vì người em đã về nhà bằng việc cha mẹ của anh ta quá vui mừng về điều đó. … Anh ta vẫn cần phát triển lòng trắc ẩn và thương xót, là những cảm xúc chín chắn sâu sắc và viễn cảnh cần thiết để thấy rằng đây không phải là sự trở về để đối đầu. Đây là em trai anh ta. Như điều người cha đã nài xin anh ta nhận ra, đây là người đã chết mà giờ đây lại sống. Đây là người đã lạc mất mà giờ đây lại tìm thấy được” (“The Other Prodigal,” Ensign, tháng Năm năm 2002, trang 63).

Cải Thiện Việc Giảng Dạy Của Chúng Ta

Tìm đến người thất lạc. Cũng như người chăn chiên trong truyện ngụ ngôn của Đấng Cứu Rỗi (xin xem Lu Ca 15:4), “anh chị em có thể tìm đến những người đang vắng mặt trong lớp học của anh chị em. Các cơ hội của anh chị em để giảng dạy và nâng đỡ học viên và giúp họ đến cùng Đấng Ky Tô vượt xa khỏi những điều được giảng trong lớp học và khỏi những người tham dự các bài học chính thức của anh chị em” (Giảng Dạy theo Cách của Đấng Cứu Rỗi, trang 8).