Kinh Tân Ước năm 2023
Ngày 10–16 tháng Bảy. Công Vụ Các Sứ Đồ 6–9: “Chúa Muốn Con Làm Điều Gì?”


“Ngày 10–16 tháng Bảy. Công Vụ Các Sứ Đồ 6–9: ‘Chúa Muốn Con Làm Điều Gì?,’” Hãy Đến Mà Theo Ta—Dành Cho Trường Chủ Nhật: Kinh Tân Ước năm 2023 (năm 2022)

“Ngày 10–16 tháng Bảy. Công Vụ Các Sứ Đồ 6–9,” Hãy Đến Mà Theo Ta—Dành Cho Trường Chủ Nhật: năm 2023

Phao Lô ngã xuống đất

Conversion on the Way to Damascus (Sự Cải Đạo trên Con Đường đến Thành Đa Mách), tranh do Michelangelo Merisi da Caravaggio họa

Ngày 10–16 tháng Bảy

Công Vụ Các Sứ Đồ 6–9

“Chúa Muốn Con Làm Điều Gì?”

Hãy học Công Vụ Các Sứ Đồ 6–9 và ghi lại những ấn tượng của anh chị em. Việc này sẽ giúp anh chị em nhận được sự mặc khải về cách để giúp các học viên đến gần Chúa Giê Su Ky Tô hơn qua việc học tập những chương này.

hình biểu tượng chia sẻ

Mời Chia Sẻ

Trên bảng, hãy viết tên của một số người được nhắc đến trong Công Vụ Các Sứ Đồ 6–9, chẳng hạn như Ê Tiên, Sau Lơ, Phi Líp, A Na Nia, Phi E Rơ, và Ta Bi Tha hoặc Đô Ca. Mời một vài học viên chia sẻ điều gì đó họ đã học được từ một trong những người này trong khi họ học tập tuần này.

hình biểu tượng giảng dạy

Giảng Dạy Giáo Lý

Công Vụ Các Sứ Đồ 7

Việc chống lại Đức Thánh Linh có thể dẫn đến việc chối bỏ Đấng Cứu Rỗi và các tôi tớ của Ngài.

  • Anh chị em có thể bắt đầu một cuộc thảo luận về kinh nghiệm của Ê Tiên bằng cách mời các học viên xem lại những lời của Ê Tiên trong Công Vụ Các Sứ Đồ 7:37–53. Những lời của ông có thể cho chúng ta lời cảnh báo nào ngày nay? Anh chị em có thể tập trung vào câu nói của Ê Tiên trong Công Vụ Các Sứ Đồ 7:51. “Nghịch với Đức Thánh Linh” có nghĩa là gì? Để hiểu sâu hơn những lời này, học viên có thể thảo luận một hoặc nhiều hơn các đoạn này: 2 Nê Phi 28:3–6; 33:1–2; Mô Si A 2:36–37; An Ma 10:5–6; và An Ma 34:37–38. Tại sao chúng ta đôi khi “nghịch với Đức Thánh Linh”? Chúng ta có thể làm gì để nhận ra và tuân theo những thúc giục của Đức Thánh Linh một cách tốt hơn?

Công Vụ Các Sứ Đồ 8:9–24

Tấm lòng của chúng ta cần phải được “ngay thẳng trước mặt Đức Chúa Trời.”

  • Để cùng cả lớp học câu chuyện về Si Môn, anh chị em có thể viết lên trên bảng những câu hỏi Si Môn là ai? Ông đã muốn điều gì?Ông đã cố gắng đạt được điều đó bằng cách nào? Chỉ định từng học viên đọc Công Vụ Các Sứ Đồ 8:9–24, cùng tìm kiếm câu trả lời cho những câu hỏi này. Si Môn đã chưa hiểu được các lẽ thật nào? Chúng ta có thể học được điều gì từ kinh nghiệm của Si Môn? Làm thế nào chúng ta có thể làm cho tấm lòng mình “ngay thẳng trước mặt Đức Chúa Trời”? (câu 21).

  • Trong khi học tập riêng cá nhân, một số học viên có thể đã ghi lại những đức tính mà Ê Tiên và Phi Líp có nhưng Si Môn không có (xin xem đại cương tuần này trong tài liệu Hãy Đến Mà Theo Ta—Dành Cho Cá Nhân và Gia Đình). Nếu có, anh chị em có thể mời họ chia sẻ điều họ tìm được. Các học viên cũng có thể chia sẻ những tấm gương khác từ Công Vụ Các Sứ Đồ 6–9 về những người có tấm lòng ngay thẳng trước mặt Thượng Đế, như Phi Líp và người đàn ông ở Ê Thi Ô Bi (xin xem Công Vụ Các Sứ Đồ 8:26–40), Sau Lơ (xin xem Công Vụ Các Sứ Đồ 9:1–22), và Ta Bi Tha (xin xem Công Vụ Các Sứ Đồ 9:36–39).

    Phi E Rơ làm cho Ta Bi Tha sống lại

    Tabitha Arise (Ta Bi Tha Sống Lại), tranh do Sandy Freckleton Gagon họa

Công Vụ Các Sứ Đồ 8:26–39

Đức Thánh Linh sẽ giúp chúng ta dẫn những người khác đến với Chúa Giê Su Ky Tô.

  • Để giúp các học viên hiểu được cách họ có thể dẫn những người khác đến với Chúa Giê Su Ky Tô (xin xem Công Vụ Các Sứ Đồ 8:31), anh chị em có thể mời hai học viên ngồi đối diện nhau và đọc đoạn hội thoại giữa Phi Líp và người đàn ông đến từ Ê Thi Ô Bi trong Công Vụ Các Sứ Đồ 8:26–39. Một học viên thứ ba có thể đọc những phần không thuộc đoạn hội thoại. Chúng ta học được gì từ tấm gương của Phi Líp về việc dạy phúc âm cho những người khác?

  • Để khám phá các tấm gương hiện đại của câu chuyện trong Công Vụ Các Sứ Đồ 8:26–39, các học viên có thể chia sẻ kinh nghiệm mà họ có khi chia sẻ phúc âm hoặc khi gia nhập Giáo Hội. Đức Thánh Linh đã giúp đỡ họ như thế nào? Một người nào đó đã làm như thế nào để hướng dẫn cho họ? Mời các học viên suy ngẫm về người nào mà họ có thể hướng dẫn đến với phúc âm.

Công Vụ Các Sứ Đồ 9

Khi chúng ta tuân phục theo ý muốn của Chúa, chúng ta có thể trở thành công cụ trong tay của Ngài.

  • Các học viên có thể học những lẽ thật mạnh mẽ về sự cải đạo của chính họ khi học tập kinh nghiệm của Sau Lơ, kể cả lẽ thật rằng bất cứ ai cũng có thể hối cải và thay đổi nếu họ sẵn lòng. Anh chị em có thể yêu cầu các học viên so sánh kinh nghiệm của Sau Lơ với kinh nghiệm của An Ma (xin xem Mô Si A 17:1–4; 18; 26:15–21) và dân An Ti Nê Phi Lê Hi (xin xem An Ma 24:7–12). Chúa đã làm gì để giúp những người dân này trở nên được cải đạo? Làm thế nào họ đã cho thấy sự sẵn lòng của họ để thay đổi? Chúng ta tìm được sứ điệp gì cho chính cuộc sống của mình từ những câu chuyện này?

  • Để thúc đẩy cuộc thảo luận về kinh nghiệm của Sau Lơ, anh chị em có thể mời một vài học viên chuẩn bị trước để đến lớp chia sẻ điều họ học được từ mỗi phần trong bài nói chuyện của Chủ Tịch Dieter F. Uchtdorf “Chờ Đợi trên Con Đường Dẫn đến Thành Đa Mách” (Liahona, tháng Năm năm 2011, trang 70–77). Chúng ta đôi khi chờ đợi trên con đường dẫn đến Thành Đa Mách của chính mình như thế nào? Theo như Chủ Tịch Uchtdorf, điều gì có thể giúp chúng ta nghe được rõ hơn tiếng nói của Thượng Đế? Có lẽ các học viên có thể chia sẻ kinh nghiệm của họ khi tìm kiếm và làm theo ý muốn của Thượng Đế.

Cải Thiện Việc Giảng Dạy Của Chúng Ta

Làm chứng về Chúa Giê Su Ky Tô. Là giảng viên, anh chị em có thể giúp các học viên xây đắp đức tin của họ nơi Đấng Cứu Rỗi, cũng giống như Phi Líp đã hướng dẫn người đàn ông Ê Thi Ô Bi bằng cách dạy ông ấy lời của Ê Sai (xin xem Công Vụ Các Sứ Đồ 8:26–37). Để làm điều này, anh chị em cần phải có kinh nghiệm xây đắp đức tin của riêng mình ở thánh thư. Lời chứng anh chị em chia sẻ có thể là một động lực mạnh mẽ trong việc giúp đỡ các học viên củng cố chứng ngôn của họ nơi Chúa Giê Su Ky Tô.