“Ngày 21–27 tháng Tám. 1 Cô Rinh Tô 1–7: ‘Phải Hiệp Ý Một Lòng Cùng Nhau,’” Hãy Đến Mà Theo Ta—Dành Cho Trường Chủ Nhật: Kinh Tân Ước năm 2023 (năm 2022)
“Ngày 21–27 tháng Tám. 1 Cô Rinh Tô 1–7,” Hãy Đến Mà Theo Ta—Dành Cho Trường Chủ Nhật: năm 2023
Ngày 21–27 tháng Tám
1 Cô Rinh Tô 1–7
“Phải Hiệp Ý Một Lòng Cùng Nhau”
Anh Cả Jeffrey R. Holland dạy rằng hầu hết mọi người “đến [với giáo hội] để tìm kiếm một kinh nghiệm thuộc linh” (“A Teacher Come from God,” Ensign, tháng Năm năm 1998, trang 26). Khi anh chị em đọc 1 Cô Rinh Tô 1–7, hãy thành tâm cân nhắc điều anh chị em có thể làm để giúp tạo ra những kinh nghiệm thuộc linh trong lớp học.
Mời Chia Sẻ
Cân nhắc việc mời các học viên viết xuống cách họ đã hành động theo điều họ đang học được từ thánh thư. Yêu cầu một vài học viên chia sẻ những điều họ đã viết.
Giảng Dạy Giáo Lý
Các tín hữu của Giáo Hội của Đấng Ky Tô cố gắng để được đoàn kết.
-
Việc thảo luận một số chương đầu tiên trong 1 Cô Rinh Tô có thể là một cơ hội để xây đắp sự đoàn kết mạnh mẽ hơn giữa các tín hữu tiểu giáo khu. Anh chị em có thể bắt đầu bằng việc yêu cầu các học viên nói về một câu lạc bộ, hội nhóm, hoặc tổ chức khác họ thuộc về mà có tinh thần đoàn kết lớn lao. Tại sao nhóm này cảm thấy đoàn kết đến như vậy? Rồi anh chị em có thể khám phá một số lời dạy của Phao Lô về sự đoàn kết trong 1 Cô Rinh Tô 1:10–13; 3:1–11. Những câu này, cùng với kinh nghiệm của chúng ta, dạy gì về điều giúp tạo nên sự đoàn kết và điều đe dọa sự đoàn kết? Chúng ta cần thực hiện những sự hy sinh nào để có được sự đoàn kết? Những phước lành nào đến với những ai biết đoàn kết? Xin xem thêm phép so sánh của Chị Sharon Eubank trong “Những Nguồn Tài Liệu Bổ Sung.”
-
Phao Lô sử dụng hình ảnh của một căn nhà để khích lệ sự đoàn kết trong 1 Cô Rinh Tô 3:9–17. Làm thế nào sự so sánh này có thể giúp lớp học của anh chị em hiểu rõ hơn về sự đoàn kết? Ví dụ, sau khi cùng nhau đọc các câu thánh thư này, anh chị em có thể cho mỗi học viên một cái khối vuông và hãy để họ cùng nhau làm việc để xây dựng lên một thứ gì đó. Trong ý nghĩa nào mà chúng ta là “nhà của Đức Chúa Trời xây”? (1 Cô Rinh Tô 3:9). Thượng Đế đang xây dựng mỗi cá nhân chúng ta như thế nào? Chúng ta đang cùng nhau xây dựng gì với cùng tư cách là Các Thánh Hữu? Chúng ta có thể làm gì với tư cách là một tiểu giáo khu đoàn kết mà chúng ta sẽ không thể làm được riêng cá nhân?
1 Cô Rinh Tô 1:17–31; 2; 3:18–20
Để hoàn thành công việc của Thượng Đế, chúng ta cần sự thông sáng của Ngài.
-
Đây là một ý kiến để giúp lớp học của anh chị em nương cậy vào Thượng Đế: Hãy chia các học viên ra thành các nhóm và yêu cầu họ đọc lướt 1 Cô Rinh Tô 1:17–31; 2; hoặc 3:18–20 cùng tìm kiếm những từ như khôn và dại. Rồi họ có thể chia sẻ trong nhóm của họ điều mà các câu này dạy về việc khôn ngoan trong công việc của Chúa. Những điều gì về phúc âm mà có thể dường như là dại dột đối với một số người? Làm thế nào những điều này minh chứng cho sự khôn ngoan của Thượng Đế? Có lẽ các học viên cũng có thể chia sẻ kinh nghiệm khi họ tin cậy nơi sự khôn ngoan của Thượng Đế, thay vì của chính họ, để hoàn thành công việc của Ngài.
Thể xác của chúng ta là thiêng liêng.
-
Để bắt đầu một cuộc thảo luận về các câu này, anh chị em có thể viết lên trên bảng các câu hỏi giống như sau: Chúa muốn chúng ta coi thân thể của chúng ta như thế nào? Điều này khác như thế nào với cách Sa Tan muốn chúng ta nghĩ về thân thể của chúng ta? Thân thể của chúng ta là đền thờ của Đức Thánh Linh có nghĩa là gì? Hãy mời các học viên tìm câu trả lời cho những câu hỏi này trong 1 Cô Rinh Tô 6:9–20 (xin xem thêm Giáo Lý và Giao Ước 88:15; Môi Se 6:8–9).
-
Cuộc thảo luận của anh chị em về tính thiêng liêng của thân thể có thể bao gồm một cuộc chuyện trò về luật trinh khiết. Có lẽ anh chị em có thể hỏi các học viên điều họ học được từ Phao Lô—cũng như từ các nguồn tài liệu khác của Giáo Hội—mà có thể giúp họ giải thích cho người khác lý do tại sao sự trinh khiết là quan trọng. Một số nguồn tài liệu này có thể gồm có những tài liệu được liệt kê trong “Những Nguồn Tài Liệu Bổ Sung.”
Những Nguồn Tài Liệu Bổ Sung
“Những sự khác biệt có thể được biến thành lợi thế.”
Chị Sharon Eubank mô tả cách mà các đội chèo thuyền thi đấu có thể đạt được sự đoàn kết:
“Những tay chèo phải điều khiển sự độc lập quyết liệt của họ và đồng thời giữ vững năng lực cá nhân của họ. Các cuộc đua không thắng bởi có những người giống nhau như các bản sao. Đội chèo thuyền giỏi là sự kết hợp tốt của—một người làm lãnh đạo, một người làm hậu thuẫn hỗ trợ, một người gắng sức chèo, một người giảng hòa. Không tay chèo nào có giá trị hơn tay chèo nào cả, tất cả đều là phần tử cần thiết của con thuyền, nhưng nếu họ phải cùng nhau chèo giỏi thì mỗi người phải điều chỉnh theo nhu cầu và khả năng của người khác—người có tay ngắn hơn thì cố gắng hơn một chút, người có tay dài hơn thì chậm rãi hơn một chút để thích ứng với tốc độ chèo của nhóm.
“Những sự khác biệt có thể được biến thành lợi thế thay vì bất lợi” (“Bằng Sự Đoàn Kết trong Cảm Nghĩ, Chúng Ta Nhận Được Quyền Năng với Thượng Đế,” Liahona, tháng Mười Một năm 2020, trang 56; xin xem Daniel James Brown, The Boys in the Boat: Nine Americans and Their Epic Quest for Gold at the 1936 Berlin Olympics [năm 2013], trang 161, 179).
Các phước lành của sự thanh khiết về mặt tình dục.
Jeffrey R. Holland, “Personal Purity,” Ensign, tháng Mười Một năm 1998, trang 76.
David A. Bednar, “Chúng Tôi Tin ở Sự Trinh Khiết,” Liahona, tháng Năm năm 2013, trang 42.