“Ngày 7–13 tháng Tám. Rô Ma 1–6: ‘Quyền Phép của Đức Chúa Trời để Cứu Rỗi,’” Hãy Đến Mà Theo Ta—Dành Cho Trường Chủ Nhật: Kinh Tân Ước năm 2023 (năm 2022)
“Ngày 7–13 tháng Tám. Rô Ma 1–6,” Hãy Đến Mà Theo Ta—Dành Cho Trường Chủ Nhật: năm 2023
Ngày 7–13 tháng Tám
Rô Ma 1–6
“Quyền Phép của Đức Chúa Trời để Cứu Rỗi”
Hãy thành tâm đọc Rô Ma 1–6 và nghĩ về các học viên trong tâm trí. Điều này sẽ giúp anh chị em nhạy bén với những thúc giục của Thánh Linh khi anh chị em chuẩn bị giảng dạy.
Mời Chia Sẻ
Cân nhắc việc cho các học viên một ít phút để tìm trong Rô Ma 1–6 một câu thánh thư mà Đức Thánh Linh đã giúp họ hiểu rõ hơn. Rồi họ có thể chia sẻ câu thánh thư họ chọn với một ai đó ngồi gần.
Giảng Dạy Giáo Lý
“Tôi không hổ thẹn về Tin Lành đâu.”
-
Nhiều người đã có những kinh nghiệm khi họ bị chế giễu vì niềm tin của họ. Để giúp các học viên khi họ gặp phải những kinh nghiệm như vậy, anh chị em có thể mời họ đọc Rô Ma 1:16–17 và suy nghĩ về các ví dụ từ sách Công Vụ Các Sứ Đồ khi Phao Lô cho thấy rằng ông không hổ thẹn về phúc âm. Có lẽ các học viên cũng có thể chia sẻ lý do họ cảm thấy không hổ thẹn về phúc âm của Chúa Giê Su Ky Tô. Hoặc họ có thể chia sẻ kinh nghiệm khi họ hoặc những người khác cho thấy rằng họ không hổ thẹn về phúc âm.
Vai trò môn đồ chân chính được thể hiện ở sự cam kết bên trong, chứ không chỉ qua những hành động của chúng ta.
-
Chúng ta đánh giá như thế nào về vai trò môn đồ của chính mình? Lời khuyên bảo của Phao Lô cho người Rô Ma có thể giúp chúng ta nhớ phải tập trung nhiều hơn vào “trong lòng [và] cách thiêng liêng” (Rô Ma 2:29) hơn là những hành động bên ngoài. Để giúp cả lớp hiểu được lời khuyên dạy của Phao Lô, anh chị em có thể viết đoạn Rô Ma 2:28–29 lên trên bảng. Thay từ Giu Đa bằng Thánh Hữu Ngày Sau và từ phép cắt bì bằng giao ước. Việc thay đổi này bổ sung gì vào sự hiểu biết của chúng ta về những lời dạy của Phao Lô? Anh chị em cũng có thể thảo luận các ví dụ về những việc chúng ta làm với tư cách là tín hữu Giáo Hội mà có ý nghĩa và quyền năng lớn lao hơn khi được làm “trong lòng, làm theo cách thiêng liêng” (Rô Ma 2:29).
“Nơi nào tội lỗi đã gia thêm, thì ân điển lại càng dư dật hơn nữa.”
-
Làm cách nào anh chị em có thể giúp các học viên của mình hiểu những lời giảng dạy của Phao Lô về đức tin, các công việc, và ân điển? Cân nhắc chia sẻ hai tình huống sau đây để giúp các học viên hiểu rằng chúng ta không nên xem các việc làm tốt của mình là một cách chứng tỏ sự xứng đáng của chúng ta, cũng như không nên xem ân điển của Đấng Ky Tô là một lý do để biện hộ cho sai lầm và tội lỗi của chúng ta. Các học viên có thể tìm kiếm những lẽ thật trong Rô Ma 3:20–31; 5:1–2; 6:1–2, 21–23 mà có thể giúp đỡ Xuân và Nam. Những lẽ thật nào khác trong “Những Nguồn Tài Liệu Bổ Sung” có thể giúp học viên hiểu tầm quan trọng của các công việc ngay chính lẫn ân điển của Đấng Ky Tô?
Những Nguồn Tài Liệu Bổ Sung
Đức tin, ân điển, và việc làm.
Tình huống 1
-
J. Devn Cornish, “Tôi Có Là Người Đủ Tốt? Để Vào Được Thượng Thiên Giới Không?,” Liahona, tháng Mười Một năm 2016, trang 32–34
-
Chủ Tịch Dieter F. Uchtdorf đã dạy: “Sự cứu rỗi không có thể đạt được bằng sự vâng lời; mà đạt được bằng máu của Vị Nam Tử của Thượng Đế. … Ân điển là một ân tứ của Thượng Đế, và ước muốn để vâng theo mỗi một giáo lệnh của Thượng Đế là cách chúng ta để cho Cha Thiên Thượng biết chúng ta muốn nhận được ân tứ thiêng liêng này” (“Ân Tứ về Ân Điển,” Liahona, tháng Năm năm 2015, trang 109–110).
Tình huống 2
-
D. Todd Christofferson, “Ở trong Sự Yêu Thương Ta,” Liahona, tháng Mười Một năm 2016, trang 48–51
-
Chủ Tịch Uchtdorf đã dạy: “Nếu ân điển là một ân tứ của Thượng Đế, vậy thì tại sao việc vâng theo các giáo lệnh của Thượng Đế lại quan trọng như vậy? Tại sao phải bận tâm với các giáo lệnh của Thượng Đế—hoặc sự hối cải, về vấn đề đó? … Việc tuân theo các giáo lệnh của Thượng Đế giống như kết quả tự nhiên của tình yêu thương và lòng biết ơn vô tận của chúng ta đối với lòng nhân từ của Thượng Đế. Hình thức về tình yêu chân thật và lòng biết ơn này sẽ làm cho các công việc của chúng ta với ân điển của Thượng Đế được hợp nhất một cách kỳ diệu” (“Ân Tứ về Ân Điển,” trang 109).