“Ngày 14–20 tháng Tám. Rô Ma 7–16: ‘Hãy Lấy Điều Thiện Thắng Điều Ác,’” Hãy Đến Mà Theo Ta—Dành Cho Trường Chủ Nhật: Kinh Tân Ước năm 2023 (năm 2022)
“Ngày 14–20 tháng Tám. Rô Ma 7–16,” Hãy Đến Mà Theo Ta—Dành Cho Trường Chủ Nhật: năm 2023
Ngày 14–20 tháng Tám
Rô Ma 7–16
“Hãy Lấy Điều Thiện Thắng Điều Ác”
Hãy đọc Rô Ma 7–16, và ghi lại những ấn tượng anh chị em nhận được về cách giúp đỡ các học viên học hỏi từ thánh thư. Khi anh chị em suy ngẫm về những ấn tượng của mình, chúng có thể dẫn đến những sinh hoạt có ý nghĩa.
Mời Chia Sẻ
Cân nhắc đọc Rô Ma 10:17 và 15:4 và yêu cầu các học viên chia sẻ các câu thánh thư trong Rô Ma 7–16 mà xây đắp đức tin của họ nơi Chúa Giê Su Ky Tô hoặc đem đến cho họ niềm hy vọng.
Giảng Dạy Giáo Lý
Chúng ta có thể trở thành “kẻ đồng kế tự với Đấng Ky Tô.”
-
Là Các Thánh Hữu Ngày Sau, chúng ta tin rằng các cụm từ như “kẻ kế tự Đức Chúa Trời” và “kẻ đồng kế tự với Đấng Ky Tô” có nghĩa rằng với sự giúp đỡ của Chúa Giê Su Ky Tô, chúng ta có thể trở nên giống như Cha Thiên Thượng và nhận được tất cả mọi thứ mà Ngài có (Rô Ma 8:17; xin xem thêm Giáo Lý và Giao Ước 132:20–21). Để giúp các học viên thấy cách giáo lý này được giảng dạy trong khắp thánh thư, anh chị em có thể mời họ nhóm thành cặp hoặc nhóm nhỏ và học một số đoạn thánh thư được liệt kê trong “Những Nguồn Tài Liệu Bổ Sung.” Sau đó các học viên có thể chia sẻ điều họ học được và thảo luận lý do tại sao giáo lý này thật là quan trọng.
-
Phép so sánh mà Chủ Tịch Dallin H. Oaks đưa ra trong “Những Nguồn Tài Liệu Bổ Sung” có thể giúp các học viên thảo luận cách chúng ta có thể chuẩn bị để trở nên “kẻ kế tự Đức Chúa Trời” (Rô Ma 8:17). Chủ Tịch Oaks nhắc đến một số “luật pháp và nguyên tắc” nào? Có điều gì khác biệt trong cuộc sống chúng ta khi biết rằng chúng ta có thể trở nên “kẻ kế tự Đức Chúa Trời và là kẻ đồng kế tự với Đấng Ky Tô”? (Rô Ma 8:17).
“Ai sẽ phân rẽ chúng ta khỏi sự yêu thương của Đấng Ky Tô?”
-
Việc cùng nhau thảo luận Rô Ma 8 có thể mang lại một cơ hội để giúp các học viên cảm nhận tình yêu thương của Đấng Cứu Rỗi. Cân nhắc việc trưng ra một bức ảnh Chúa Giê Su Ky Tô (xin xem đại cương tuần này trong tài liệu Hãy Đến Mà Theo Ta—Dành Cho Cá Nhân và Gia Đình) trong khi anh chị em đọc Rô Ma 8:18, 28, 31–39 cùng với cả lớp. Anh chị em có thể mời các học viên chia sẻ bất kỳ suy nghĩ hoặc cảm nghĩ nào mà họ có sau khi đọc các câu này. Một số người có thể sẵn sàng chia sẻ cách họ đạt được chứng ngôn về các lẽ thật họ tìm được trong các câu thánh thư này.
Tất cả các lệnh truyền của Thượng Đế được làm trọn trong lệnh truyền phải yêu thương.
-
Để giúp các học viên thấy cách tất cả các lệnh truyền “đều tóm lại trong” lệnh truyền hãy yêu người lân cận của mình (Rô Ma 13:9), hãy mời họ lập ra một bản liệt kê trên bảng về tất cả các lệnh truyền họ có thể nghĩ đến. Cùng nhau đọc Rô Ma 13:8–10 và Ma Thi Ơ 22:36–40, và cả lớp cùng nhau thảo luận về mối liên hệ giữa việc yêu thương Thượng Đế cùng người lân cận và việc tuân giữ mỗi lệnh truyền được liệt kê trên bảng. Lẽ thật này thay đổi cách chúng ta nghĩ về các lệnh truyền và sự vâng lời như thế nào? Ví dụ, lẽ thật này gợi ý điều gì về mục đích của các lệnh truyền?
“Chúng ta chớ xét đoán nhau.”
-
Để đưa ra một số văn cảnh về Rô Ma 14, anh chị em có thể chỉ ra rằng một số Thánh Hữu Rô Ma cãi vã nhau về những khác biệt trong tập quán văn hóa, như thói quen ăn uống và ăn mừng những ngày lễ. Ngày nay chúng ta đối mặt với những tình huống tương tự nào? Có lẽ các học viên có thể xem lướt qua Rô Ma 14 và tóm tắt lời khuyên dạy của Phao Lô trong một câu. Chúng ta có thể chia sẻ với nhau lời khuyên nào về cách để tránh không xét đoán? Có lẽ các học viên có thể tìm những ý tưởng trong sứ điệp của Chủ Tịch Dieter F. Uchtdorf “Những Kẻ Có Lòng Thương Xót Sẽ Được Thương Xót,” Liahona, tháng Năm năm 2012, trang 70–77.
Những Nguồn Tài Liệu Bổ Sung
Nhận được “tất cả những gì [Đức Chúa] Cha có” (Giáo Lý và Giao Ước 84:38).
Chủ Tịch Dallin H. Oaks kể lại câu chuyện ngụ ngôn sau đây:
“Một người cha giàu có biết rằng nếu ông để lại gia tài của mình cho một đứa con mà chưa phát triển được sự khôn ngoan và chín chắn cần thiết, thì của thừa kế có lẽ sẽ bị lãng phí. Người cha đã nói với đứa con rằng:
“‘Tất cả mọi thứ cha có cha đều mong muốn cho con—không chỉ của cải của cha, mà còn cả địa vị và vị thế xã hội của cha. Điều mà cha có thì cha có thể cho con dễ dàng, nhưng để trở nên con người mà cha trở thành thì con phải tự mình nỗ lực. Con sẽ đủ tư cách có được của thừa hưởng bằng việc học hỏi điều cha đã học và bằng cách sống như cha đã sống. Cha sẽ cho con các luật pháp và các nguyên tắc mà qua đó cha đã đạt được sự khôn ngoan và chín chắn cho mình. Hãy làm theo tấm gương của cha, thông thạo giống như cha, và con sẽ trở nên giống như cha, và tất cả mọi điều cha có sẽ là của con’” (“The Challenge to Become,” Ensign, tháng Mười Một năm 2000, trang 32).