“Ngày 11–17 tháng Mười Hai. Khải Huyền 6–14: ‘Chúng Đã Thắng … bởi Huyết Chiên Con,’” Hãy Đến Mà Theo Ta—Dành Cho Trường Chủ Nhật: Kinh Tân Ước năm 2023 (năm 2022)
“Ngày 11–17 tháng Mười Hai. Khải Huyền 6–14,” Hãy Đến Mà Theo Ta—Dành Cho Trường Chủ Nhật: năm 2023
Ngày 11–17 tháng Mười Hai
Khải Huyền 6–14
“Chúng Đã Thắng … bởi Huyết Chiên Con”
Joseph Smith đã nói rằng sách Khải Huyền “là một trong những sách thuần túy nhất mà Thượng Đế từng cho viết ra” (trong Journal, tháng Mười Hai năm 1842–tháng Sáu năm 1844; Quyển 2, ngày 10 tháng Ba năm 1843–ngày 14 tháng Bảy năm 1843, trang 98, JosephSmithPapers.org). Bằng cách nào anh chị em có thể giúp các học viên tìm thấy các lẽ thật thuần túy trong những chương này?
Mời Chia Sẻ
Để giúp các học viên ôn lại một số những hiểu biết sâu sắc họ có được khi học Khải Huyền 6–14, hãy viết các con số từ 6 đến 14 lên trên bảng. Các học viên có thể viết bên cạnh mỗi số bất kỳ hiểu biết sâu sắc nào họ tìm thấy trong chương tương ứng liên quan đến người nào đó đang sống trong những ngày sau.
Giảng Dạy Giáo Lý
Chúa Giê Su Ky Tô mở ấn của cuốn sách.
-
Để giúp các học viên hình dung ra quyển sách có bảy ấn (xin xem Khải Huyền 5:1), anh chị em có thể giải thích rằng những cuộn sách cổ thường được niêm phong bằng một chút đất sét hoặc sáp. Một chiếc nhẫn hoặc con dấu được ép vào đất sét hoặc sáp trước khi nó cứng lại, thể hiện thẩm quyền của người niêm phong cuộn sách đó và không cho phép người nào không có thẩm quyền được mở ra. Sau đó các học viên có thể chia sẻ bất kỳ ý nghĩ hoặc ấn tượng nào họ đã có trong khi đọc về sách này trong Khải Huyền 6; Giáo Lý và Giao Ước 77:6–7; và đại cương tuần này trong tài liệu Hãy Đến Mà Theo Ta—Dành Cho Cá Nhân và Gia Đình. Anh chị em nghĩ tại sao việc biết ý nghĩa biểu tượng của sách này là điều quan trọng? Anh chị em nghĩ tại sao việc biết rằng Đấng Cứu Rỗi là Đấng mở mỗi ấn của cuốn sách là điều quan trọng? (xin xem Khải Huyền 5:1–9).
“Nước của thế gian thuộc về Chúa chúng ta.”
-
Khải Huyền 7–11 có thể rất khó hiểu. Một phước lành của lớp học Trường Chủ Nhật là các học viên có thể cùng giúp nhau hiểu thánh thư. Anh chị em có thể lập một bản liệt kê những câu hỏi của các học viên về các chương này và mời họ chia sẻ những hiểu biết sâu sắc với nhau. Khuyến khích tất cả các học viên—những người mà có thể cảm thấy hiểu biết nhiều hơn và những người mà có thể cảm thấy là không hiểu biết nhiều như vậy—chia sẻ những hiểu biết sâu sắc của họ về các chương này.
-
Anh chị em có thể bắt đầu một cuộc thảo luận bằng cách hỏi các học viên xem họ tìm thấy những chủ đề nào được lặp đi lặp lại trong Khải Huyền 7–11. Họ có thể chia sẻ các câu có các chủ đề này và giải thích tại sao các chủ đề này là quan trọng. Nếu họ cần giúp đỡ, anh chị em có thể đề nghị họ nên đọc Khải Huyền 11:15–17. Họ đã tìm thấy những chủ đề nào trong các câu này, và chủ đề này được thể hiện trong các câu khác trong Khải Huyền 7–11 như thế nào? Mặc dù các chương này mô tả về chiến tranh và những tai vạ, nhưng chúng ta tìm thấy điều gì mà mang đến cho chúng ta niềm hy vọng và sự tin tưởng nơi Chúa Giê Su Ky Tô?
Chúng ta chiến thắng Sa Tan “bởi huyết Chiên Con và bởi lời làm chứng của [chúng ta].”
-
Việc học về Chiến Tranh trên Thiên Thượng có thể giúp chúng ta hiểu hơn về cuộc sống trên trần thế. Các học viên có thể đọc Bản Dịch Joseph Smith, Khải Huyền 12:7–11 (trong Sách Hướng Dẫn Thánh Thư) và nhận ra cách chúng ta chiến thắng Sa Tan và quân của nó. Chúng ta đạt được sự hiểu biết sâu sắc nào khác từ Cuộc Chiến trên Thiên Thượng trong Sách Hướng Dẫn Thánh Thư? Chúng ta học được điều gì mà có thể giúp chúng ta chiến thắng kẻ nghịch thù?
-
Cuộc chiến giữa điều xấu xa và điều tà ác được mô tả trong Khải Huyền 13–14. Chương 13 dạy chúng ta điều gì về cách con rồng chiến đấu trong cuộc chiến này? Dựa theo chương 14, Chiên Con chiến đấu trong cuộc chiến này như thế nào? Có thể là thú vị để lập một danh sách liệt kê những cách thức mà mỗi bên chiến đấu trong cuộc chiến này dựa trên hai chương này. Chúng ta thấy những điểm gì giống nhau và điểm gì khác nhau?
-
Ý nghĩa của việc Chiên Con “đã bị giết từ buổi sáng thế” là gì? (Khải Huyền 13:8; xin xem thêm Khải Huyền 5:6). Hãy cân nhắc việc giúp các học viên tìm những câu trả lời cho câu hỏi này bằng cách đọc Mô Si A 3:13 và Môi Se 7:47 cùng cả lớp. Ý nghĩa của việc chiến thắng Sa Tan “bởi huyết Chiên Con” là gì? (Khải Huyền 12:11).
“Tôi thấy một thiên sứ khác có tin lành đời đời.”
-
Đại cương tuần này trong tài liệu Hãy Đến Mà Theo Ta—Dành Cho Cá Nhân và Gia Đình gợi ý học về một vài thiên sứ mà đã phục hồi “tin lành đời đời, đặng rao truyền cho dân cư trên đất” (Khải Huyền14:6). Mời học viên chia sẻ điều họ học được. Giáo Lý và Giao Ước 133:36–40 dạy cho chúng ta điều gì về Khải Huyền 14:6–7? Chúng ta tham gia vào công việc của thiên sứ được đề cập đến trong Khải Huyền 14:6–7 bằng cách nào?