Kinh Cựu Ước năm 2022
Ngày 29 tháng Tám–ngày 4 tháng Chín. Châm Ngôn 1–4; 15–16; 22; 31; Truyền Đạo 1–3; 11–12: “Kính Sợ Đức Giê Hô Va, Ấy Là Khởi Đầu Sự Khôn Ngoan”


“Ngày 29 tháng Tám–ngày 4 tháng Chín. Châm Ngôn 1–4; 15–16; 22; 31; Truyền Đạo 1–3; 11–12: ‘Kính Sợ Đức Giê Hô Va, Ấy Là Khởi Đầu Sự Khôn Ngoan,’” Hãy Đến Mà Theo Ta—Dành Cho Trường Chủ Nhật: Kinh Cựu Ước năm 2022 (năm 2021)

“Ngày 29 tháng Tám–ngày 4 tháng Chín. Châm Ngôn 1–4; 15–16; 22; 31; Truyền Đạo 1–3; 11–12,” Hãy Đến Mà Theo Ta—Dành Cho Trường Chủ Nhật: năm 2022

Hình Ảnh
người đàn ông đang học thánh thư

Ngày 29 tháng Tám–ngày 4 tháng Chín

Châm Ngôn 1–4; 15–16; 22; 31; Truyền Đạo 1–3; 11–12

“Kính Sợ Đức Giê Hô Va, Ấy Là Khởi Đầu Sự Khôn Ngoan”

Các sứ điệp trong sách Châm Ngôn và Truyền Đạo có thể ban phước cho cuộc sống của những người mà anh chị em giảng dạy như thế nào? Hãy làm theo những sự thúc giục và những ấn tượng anh chị em nhận được khi anh chị em học tập và chuẩn bị để giảng dạy.

Ghi Lại Những Ấn Tượng Của Anh Chị Em

Hình Ảnh
hình biểu tượng chia sẻ

Mời Chia Sẻ

Có rất nhiều sứ điệp đầy ý nghĩa và mạnh mẽ trong sách Châm Ngôn và Truyền Đạo. Trước khi thảo luận các sứ điệp cụ thể, như các sứ điệp được gợi ý ở dưới đây, hãy mời học viên chia sẻ một số sứ điệp mà họ ưa thích khi họ học thánh thư riêng cá nhân và chung với gia đình tuần này.

Hình Ảnh
hình biểu tượng giảng dạy

Giảng Dạy Giáo Lý

Châm Ngôn 1–4; 15–16; Truyền Đạo 1–3; 11–12

“Để lắng tai nghe sự khôn ngoan.”

  • Lời mời để tìm kiếm sự khôn ngoan và thấu hiểu đã được lặp đi lặp lại trong khắp sách Châm Ngôn. Làm thế nào anh chị em có thể giúp học viên chia sẻ những điều họ học được về sự khôn ngoan trong khi họ học tập? Một cách có thể là viết từ sự khôn ngoan lên trên bảng và mời học viên thêm vào số câu hoặc các cụm từ trong sách Châm Ngôn hoặc Truyền Đạo mà họ cảm thấy cung cấp sự hiểu biết sâu sắc về sự khôn ngoan. (Nếu hữu ích, anh chị em có thể đề nghị các học viên tra cứu Châm Ngôn 1–4; 15–16; Truyền Đạo 1–3; 11–12.) Chúng ta học được gì về sự khôn ngoan từ những câu thánh thư này? Chúng ta được ban phước như thế nào khi chúng ta tìm kiếm sự khôn ngoan từ Thượng Đế?

Châm Ngôn 1:7; 2:5; 3:7; 8:13; 15:33; 16:6; 31:30; Truyền Đạo 12:13

“Chớ khôn ngoan theo mắt mình; Hãy kính sợ Đức Giê Hô Va.”

  • Một chủ đề khác được tìm thấy trong khắp sách Châm Ngôn và Truyền Đạo là “kính sợ Đức Giê Hô Va” (Châm Ngôn 1:7; xin xem thêm Châm Ngôn 2:5; 3:7; 8:13; 15:33; 16:6; 31:30; Truyền Đạo 12:13). Có lẽ các học viên có thể đọc một số các câu này và chia sẻ xem họ cảm thấy ý nghĩa của sự kính sợ Chúa là gì. Sự kính sợ Chúa khác với các loại kính sợ khác như thế nào? Anh chị em có thể chia sẻ những hiểu biết sâu sắc về lời giải thích của Anh Cả David A. Bednar được tìm thấy trong “Những Nguồn Tài Liệu Bổ Sung.”

Hình Ảnh
phụ nữ với hoa

Learning to Trust the Lord (Học Cách Tin Cậy Chúa), tranh do Kathleen Peterson họa

Châm Ngôn 3:5–7

“Hãy hết lòng tin cậy Đức Giê Hô Va.”

  • Học viên có thể thích một bài học với đồ vật mà giúp họ thấu hiểu ý nghĩa của việc “tin cậy nơi Chúa” và “chớ nương cậy nơi sự thông sáng của [chính họ]” (Châm Ngôn 3:5). Ví dụ, anh chị em có thể mời một học viên dựa vào một cái gì đó kiên cố và chắc chắn, như bức tường. Sau đó người này có thể thử dựa vào một cái gì đó không kiên cố, như cái chổi. Ví dụ này giúp chúng ta hiểu Châm Ngôn 3:5 như thế nào? Châm Ngôn 3:5–7 dạy chúng ta điều gì về ý nghĩa của việc tin cậy nơi Chúa? Tại sao tin cậy nơi sự thông sáng của chính mình là thiếu khôn ngoan? Chúng ta cảm thấy Chúa hướng dẫn con đường của chúng ta như thế nào khi chúng ta tin cậy nơi Ngài?

Châm Ngôn 15:1–2, 4, 18,28; 16:24–32

“Lời đáp êm nhẹ làm nguôi cơn giận.”

  • Để giúp học viên thảo luận cách họ có thể cảm thấy bình an nhiều hơn và ít đua tranh hơn trong cuộc sống của họ, anh chị em có thể mời họ đọc Châm Ngôn 15:1–2,18; 16:32. Sau đó họ có thể chia sẻ những kinh nghiệm họ đã có mà minh họa các lẽ thật trong các câu này. Ví dụ, có khi nào việc sử dụng “lời đáp êm nhẹ” đã giúp “làm nguôi cơn giận” không? (Châm Ngôn 15:1). Hoặc họ có thể nghĩ đến những lúc khi Đấng Cứu Rỗi nêu gương về những điều được giảng dạy trong các câu này (xin xem Giăng 8:1–11; 18:1–11). Làm thế nào chúng ta có thể noi theo gương của Ngài khi chúng ta giao tiếp với người khác?

  • Mặc dù các tác giả của sách Châm Ngôn đã không biết về nhiều cách thức truyền đạt tồn tại trong thời kỳ của chúng ta, nhưng lời khuyên bảo trong Châm Ngôn 1516 có thể áp dụng cho tất cả mọi hình thức truyền đạt. Để giúp học viên hiểu được điều này, anh chị em có thể mời mỗi người chọn ra một trong các câu thánh thư sau đây để đọc: Châm Ngôn 15:1–2, 4, 18, 28; 16:24, 27–30. Sau đó học viên có thể lặp lại câu châm ngôn của họ dưới hình thức lời khuyên bảo về việc giao tiếp với người khác qua phương tiện truyền thông xã hội, qua việc nhắn tin, hoặc trực tuyến. Họ có thể tìm thấy thêm lời khuyên bảo hữu ích trong mục “Lời Lẽ” trong tài liệu Cổ Vũ Sức Mạnh của Giới Trẻ (năm 2011), trang 20–21.

Hình Ảnh
hình biểu tượng những nguồn tài liệu bổ sung

Những Nguồn Tài Liệu Bổ Sung

“Lòng kính sợ Thượng Đế là yêu mến và tin tưởng vào Ngài.”

Anh Cả David A. Bednar đã giải thích:

“Lòng kính sợ Thượng Đế nảy sinh ra từ một sự hiểu biết đúng đắn về thiên tính và sứ mệnh của Chúa Giê Su Ky Tô, từ việc sẵn lòng để đặt ý muốn của chúng ta tuân phục theo ý muốn của Ngài, cũng như một sự hiểu biết rằng mỗi người nam và người nữ sẽ chịu trách nhiệm cho tội lỗi của chính mình trong Ngày Phán Xét.…

“Lòng kính sợ Thượng Đế là yêu mến và tin tưởng vào Ngài. Khi kính sợ Thượng Đế một cách trọn vẹn hơn, chúng ta yêu mến Ngài một cách hoàn hảo hơn. Và ‘tình thương trọn vẹn sẽ đánh đuổi được tất cả mọi sợ hãi’ (Mô Rô Ni 8:16). Tôi hứa rằng ánh sáng rực rỡ của lòng kính sợ Thượng Đế sẽ xua đuổi bóng tối của cơn sợ hãi của trần thế (xin xem Giáo Lý và Giao Ước 50:25) khi chúng ta chú tâm hướng về Đấng Cứu Rỗi, xây dựng nền móng của mình trên Ngài, và tiến tới trên con đường giao ước của Ngài với lòng cam kết tận tụy” (“Vậy Nên Họ Đã Nén Được Cơn Sợ Hãi,” Liahona, tháng Năm năm 2015, trang 48–49).

Cải Thiện Việc Giảng Dạy Của Chúng Ta

Tập Trung vào Chúa Giê Su Ky Tô. Không có cách nào tốt để gia tăng đức tin của những người anh chị em giảng dạy hơn là tập trung bài học của anh chị em vào Đấng Cứu Rỗi. Thông qua sự giảng dạy của anh chị em, hãy mời các học viên xây dựng nền móng của mình “trên đá của Đấng Cứu Chuộc chúng ta, tức là Đấng Ky Tô, Vị Nam Tử của Thượng Đế” (Hê La Man 5:12).

In