Kinh Cựu Ước năm 2022
Ngày 12–18 tháng Chín. Ê Sai 13–14; 24–30; 35: “Một Công Việc Lạ Lùng và Một Điều Kỳ Diệu”


“Ngày 12–18 tháng Chín. Ê Sai 13–14; 24–30; 35: ‘Một Công Việc Lạ Lùng và Một Điều Kỳ Diệu,’” Hãy Đến Mà Theo Ta—Dành Cho Trường Chủ Nhật: Kinh Cựu Ước năm 2022 (năm 2021)

“Ngày 12–18 tháng Chín. Ê Sai 13–14; 24–30; 35,” Hãy Đến Mà Theo Ta—Dành Cho Trường Chủ Nhật: năm 2022

Hình Ảnh
Joseph Smith trông thấy Thượng Đế và Chúa Giê Su Ky Tô trong Khu Rừng Thiêng Liêng

Sacred Grove (Khu Rừng Thiêng Liêng), tranh do Brent Borup họa

Ngày 12–18 tháng Chín

Ê Sai 13–14; 24–30;35

“Một Công Việc Lạ Lùng và Một Điều Kỳ Diệu”

Trước khi anh chị em có thể giúp những người khác khám phá các lẽ thật trong sách Ê Sai, anh chị em cần phải tự mình khám phá các lẽ thật này. Khi anh chị em đọc tuần này, hãy suy ngẫm xem lẽ thật nào anh chị em cảm thấy được soi dẫn để nhấn mạnh đến trong lớp học.

Ghi Lại Những Ấn Tượng Của Anh Chị Em

Hình Ảnh
hình biểu tượng chia sẻ

Mời Chia Sẻ

Để khuyến khích học viên chia sẻ những điều họ đang học được từ Ê Sai, anh chị em có thể hỏi xem họ sẽ phản ứng ra sao khi có người nào đó nói rằng “Sách Ê Sai thật là khó để hiểu.” Điều gì đã giúp chúng ta tìm hiểu ý nghĩa trong những lời giảng dạy của Ê Sai? Đoạn thánh thư nào đã soi dẫn cho chúng ta?

Hình Ảnh
hình biểu tượng giảng dạy

Giảng Dạy Giáo Lý

Ê Sai 24:21–23; 25:6–8; 26:19; 28:16

Những bản ghi chép của Ê Sai hướng cho chúng ta đến với Chúa Giê Su Ky Tô.

  • Giống như Nê Phi, học viên trong lớp của anh chị em có thể vui mừng trước sự làm chứng của Ê Sai về Chúa Giê Su Ky Tô (xin xem 2 Nê Phi 11:2). Anh chị em có thể yêu cầu họ chia sẻ bất kỳ câu thánh thư nào họ tìm thấy trong khi họ đọc trong tuần này mà đã dạy họ về Đấng Cứu Rỗi. Hoặc anh chị em có thể mời học viên chia sẻ điều họ học được về Chúa Giê Su Ky Tô trong Ê Sai 24:21–23; 25:6–8; 26:19; 28:16 hoặc các câu khác mà anh chị em tìm thấy trong phần học tập của mình. Tại sao các lẽ thật này có giá trị đối với chúng ta?

    Hình Ảnh
    Chúa Giê Su mặc áo choàng đỏ

    He Comes Again to Rule and Reign (Ngài Tái Lâm để Cai Trị và Trị Vì), tranh do Mary R. Sauer họa

Ê Sai 24:1–5; 28:1–8; 29:7–10; 30:8–14

Sự bội giáo có nghĩa là rời bỏ Chúa và các vị tiên tri của Ngài.

  • Đại cương của tuần này trong tài liệu Hãy Đến Mà Theo Ta—Dành Cho Cá Nhân và Gia Đình gợi ý suy ngẫm về một số ẩn dụ mà Ê Sai đã sử dụng để miêu tả hậu quả của việc rời bỏ Chúa và chối bỏ các vị tiên tri của Ngài. Mời học viên chia sẻ điều họ học được. Hoặc anh chị em có thể mời mỗi học viên xem lại một trong các đoạn thánh thư sau đây: Ê Sai 24:1–5; 28:7–8; 29:7–10; 30:8–14. Dựa trên những điều họ đọc, họ có thể hoàn thành câu sau: “Nếu chúng ta rời bỏ Chúa, chúng ta sẽ giống như…” Chúng ta có thể làm gì để tiếp tục trung thành với Chúa và tránh sự bội giáo? (Xin xem “Những Nguồn Tài Liệu Bổ Sung” để có thêm gợi ý.) Chúa ban phước cho những người tiếp tục trung thành với Ngài như thế nào?

  • Để bắt đầu một cuộc thảo luận về những thái độ và hành vi mà có thể dẫn chúng ta đến sự bội giáo, anh chị em có thể mời học viên tìm kiếm Ê Sai 24:1–5; 28:1–8; 29:7–10; 30:8–14. Yêu cầu họ tìm kiếm những điều mà dân chúng trong thời Ê Sai đã nghĩ và làm. Làm một tờ giấy dán lên bảng có ghi Cảnh Báo: Những thái độ và hành vi sau đây có thể dẫn đến sự bội giáo. Học viên có thể liệt kê lên trên bảng điều họ tìm được trong các câu thánh thư này. Cho họ cơ hội để chia sẻ cách họ bảo vệ bản thân hoặc gia đình mình khỏi sự bội giáo.

Ê Sai 29:13–24; 30:18–26; 35

Chúa có thể phục hồi mọi sự vật mà đã bị mất hoặc đổ vỡ.

  • Đây là câu hỏi anh chị em có thể viết lên trên bảng mà có thể giúp học viên suy ngẫm Ê Sai 29: Những lời ghi chép của Ê Sai liên quan đến Sự Phục Hồi của phúc âm trong thời kỳ của chúng ta như thế nào? Khuyến khích họ nghĩ về câu hỏi này khi họ yên lặng đọc Ê Sai 29:13–24. Nếu cần giúp đỡ, họ cũng có thể xem lại các đoạn thánh thư như những đoạn này: 2 Nê Phi 27:6–26; Joseph Smith—Lịch Sử 1:17–19, 63–65. Sau khi họ nói về câu hỏi trên bảng, họ có thể thảo luận lý do tại sao “lạ lùng” và “kỳ diệu” (Ê Sai 29:14) là những từ hay để miêu tả Sự Phục Hồi của phúc âm. Chúng ta học được điều gì về Sự Phục Hồi từ “Sự Phục Hồi Phúc Âm Trọn Vẹn của Chúa Giê Su Ky Tô: Bản Tuyên Ngôn Kỷ Niệm Hai Trăm Năm cùng Thế Giới”? (ChurchofJesusChrist.org).

  • Chương 3035 của sách Ê Sai gồm có một vài đoạn mà có thể soi dẫn cho đức tin lớn lao hơn nơi quyền năng của Chúa để ban phước cho những người tìm đến Ngài. Để giúp học viên khám phá ra các đoạn này, anh chị em có thể mời họ học Ê Sai 30:18–26 hoặc Ê Sai 35. Yêu cầu họ chia sẻ những từ hoặc cụm từ mà họ thấy có thể giúp một người nào đó tìm đến Chúa để được cứu chuộc.

Hình Ảnh
hình biểu tượng những nguồn tài liệu bổ sung

Những Nguồn Tài Liệu Bổ Sung

Tiếp tục trung thành với Chúa và Giáo Hội của Ngài.

Chủ Tịch M. Russell Ballard đã đưa ra lời khuyên bảo sau đây để giúp chúng ta tiếp tục trung thành với Chúa và Giáo Hội của Ngài:

“Chúng ta cần phải trải qua một sự cải đạo liên tục bằng cách gia tăng đức tin của mình nơi Chúa Giê Su Ky Tô và lòng trung tín của mình đối với phúc âm của Ngài trong suốt cuộc đời—không phải chỉ một lần, mà phải là thường xuyên [xin xem An Ma 5:26].…

“…Những lời của Chúa được tìm thấy trong thánh thư và những lời dạy của các vị sứ đồ và các vị tiên tri. [Chúng] mang đến cho chúng ta lời khuyên dạy và hướng dẫn, mà nếu chúng ta tuân theo, sẽ đóng vai trò như áo phao và sẽ giúp chúng ta biết cách bám chặt bằng cả hai tay.…

Ngoài việc phát triển thói quen đọc thánh thư riêng, chúng ta còn cần phải giống như các con trai của Mô Si A và ‘hết lòng cầu nguyện và nhịn ăn’ nữa [An Ma 17:3]” (“Hãy Ở Trong Thuyền và Bám Chặt!Liahona, tháng Mười Một năm 2014, trang 90–91).

Cải Thiện Việc Giảng Dạy Của Chúng Ta

Bày tỏ sự tin tưởng vào khả năng của các học viên. Một số người trong lớp của anh chị em có thể cảm thấy không tin tưởng vào khả năng học hỏi phúc âm của mình. Hãy bảo đảm với học viên rằng khi họ cố gắng học hỏi, Đức Thánh Linh sẽ dạy họ. (Xin xem Giảng Dạy theo Cách của Đấng Cứu Rỗi, trang 29–30.)

In