Kinh Cựu Ước năm 2022
Ngày 5–11 tháng Chín. Ê Sai 1–12: “Đức Chúa Trời Là Sự Cứu Rỗi Tôi”


“Ngày 5–11 tháng Chín. Ê Sai 1–12: ‘Đức Chúa Trời Là Sự Cứu Rỗi Tôi,’” Hãy Đến Mà Theo Ta—Dành Cho Trường Chủ Nhật: Kinh Cựu Ước năm 2022 (năm 2021)

“Ngày 5–11 tháng Chín. Ê Sai 1–12,” Hãy Đến Mà Theo Ta—Dành Cho Trường Chủ Nhật: năm 2022

Hình Ảnh
vị tiên tri thời xưa đang viết

The Prophet Isaiah Foretells Christ’s Birth (Tiên Tri Ê Sai Tiên Đoán về Sự Giáng Sinh của Đấng Ky Tô), tranh do Harry Anderson họa

Ngày 5–11 tháng Chín

Ê Sai 1–12

“Đức Chúa Trời Là Sự Cứu Rỗi Tôi”

Cân nhắc cách thức để khuyến khích học viên chia sẻ những ấn tượng và hiểu biết mà họ nhận được trong khi họ học tập riêng cá nhân và chung với gia đình.

Ghi Lại Những Ấn Tượng Của Anh Chị Em

Hình Ảnh
hình biểu tượng chia sẻ

Mời Chia Sẻ

Đại cương của tuần này trong tài liệu Hãy Đến Mà Theo Ta—Dành Cho Cá Nhân và Gia Đình đưa ra ý tưởng để hiểu những bản ghi chép của Ê Sai. Anh chị em có thể mời học viên chia sẻ cách mà một trong những ý tưởng này, hoặc một điều gì đó, đã giúp họ học hỏi từ Ê Sai 1–12.

Hình Ảnh
hình biểu tượng giảng dạy

Giảng Dạy Giáo Lý

Ê Sai 1–12

Lời của Ê Sai đều sẽ được ứng nghiệm.

  • Nói về Ê Sai, Đấng Cứu Rỗi đã dạy rằng “tất cả những điều người nói đều đã xảy ra và sẽ xảy ra đúng như lời người nói” (3 Nê Phi 23:3). Anh chị em có thể bắt đầu một cuộc thảo luận về Ê Sai bằng cách chia sẻ câu thánh thư này và lời phát biểu trong “Những Nguồn Tài Liệu Bổ Sung.” Rồi anh chị em có thể viết lên trên bảng Thời kỳ của Ê Sai, Giáo vụ trần thế của Đấng Cứu Rỗi,Những ngày sau. Học viên có thể tìm kiếm các đoạn trong Ê Sai 1–12 mà có thể áp dụng cho một hoặc nhiều cụm từ hơn trên bảng (ví dụ, Ê Sai 2:1–5; 7:1–7; 7:10–14; 9:2–7; 10:20; 11:10; 12:1). Tại sao việc những lời tiên tri này sẵn có cho chúng ta ngày nay là một phước lành?

Ê Sai 1; 3; 5

“Đừng làm dữ nữa.”

  • Anh chị em có thể yêu cầu học viên chia sẻ những gì họ học được từ việc học tập riêng cá nhân và chung với gia đình của họ trong Ê Sai 1, 3, 5 về tình trạng thuộc linh của Vương Quốc Giu Đa trong thời kỳ của Ê Sai. Có lẽ họ có thể xem lại các chương này và lập một bản liệt kê những câu thánh thư và tình trạng mà các câu đó miêu tả. Chúng ta tìm thấy những sứ điệp nào về niềm hy vọng trong các chương này? (Nếu cần, anh chị em có thể cho học viên tham khảo Ê Sai 1:16–20, 25–27; 3:10.) Nếu Giu Đa thời xưa có một sứ điệp dành cho chúng ta, thì đó có thể là gì?

  • Học viên có thể giả vờ họ đang sống ở Giê Ru Sa Lem khi Ê Sai đưa ra lời tiên tri. Anh chị em có thể phỏng vấn một vài người, hỏi họ xem Ê Sai đã nói gì và họ cảm thấy như thế nào về điều đó. Ví dụ, anh chị em có thể yêu cầu học viên kể về những lời của Ê Sai được tìm thấy trong Ê Sai 1:16–20; 3:16–26; 5:20–23. Ê Sai đã nói điều gì mà soi dẫn chúng ta để hối cải?

Ê Sai 2; 4; 11–12

Thượng Đế sẽ làm một công việc vĩ đại trong những ngày sau.

  • Để giúp học viên suy ngẫm về những lời tiên tri của Ê Sai về những ngày sau đang được ứng nghiệm như thế nào, anh chị em có thể chọn một vài câu trong Ê Sai 2; 4; 11–12 (như là Ê Sai 2:2–3; 4:5–6). Sau đó yêu cầu học viên tìm các động từ thì tương lai trong các câu này (như “sẽ xảy ra” hoặc “sẽ đi”). Mời học viên thay thế một số động từ này với các động từ thì hiện tại (như “đang xảy ra” hoặc “đang đi”). Những lời tiên tri này đang được làm ứng nghiệm như thế nào trong cuộc sống của chúng ta? Tại sao lại là điều quan trọng để biết về những lời tiên tri này?

  • Anh chị em có thể nêu ra rằng khi Mô Rô Ni đến thăm viếng Joseph Smith vào năm 1823, ông đã trích dẫn Ê Sai 11 và nói rằng nó sắp được ứng nghiệm (xin xem Joseph Smith—Lịch Sử 1:40; xin xem thêm Giáo Lý và Giao Ước 113:1–6). Học viên có thể đọc một vài câu trong Ê Sai 11 (như các câu 6–12) và tóm lược bằng lời riêng của họ điều mà Ê Sai đã tiên đoán. Vai trò của chúng ta trong việc làm ứng nghiệm những điều tiên tri này là gì?

Hình Ảnh
người phụ nữ đang bồng đứa trẻ

“Vì có một con trẻ được sinh ra cho chúng ta, một con trai được ban cho chúng ta” (Ê Sai 9:6).

Ê Sai 7–9

Ê Sai tiên tri về Chúa Giê Su Ky Tô.

  • Anh chị em có thể hỏi học viên xem họ học được điều gì về Chúa Giê Su Ky Tô từ các đoạn như Ê Sai 7:14; 8:13–14; 9:2, 6–7. Ví dụ, tại sao Em Ma Nu Ên là một danh hiệu tốt cho Đấng Cứu Rỗi? (xin xem Ma Thi Ơ 1:23). Chúa Giê Su Ky Tô đã là một “Đấng Khuyên Bảo” hoặc “Hoàng Tử Bình An” cho chúng ta như thế nào? Học viên cũng có thể chia sẻ các đoạn khác mà họ tìm được trong Ê Sai 1–12 mà nhắc họ nhớ về Chúa Giê Su Ky Tô. Những đoạn này dạy chúng ta điều gì về Ngài?

  • Trước khi lớp học bắt đầu, anh chị em có thể mời học viên mang một tấm ảnh Đấng Ky Tô mà họ cảm thấy tiêu biểu cho một trong những lời miêu tả về Đấng Cứu Rỗi trong Ê Sai 7–9. Trong buổi học, hãy cho họ thời gian để cho cả lớp xem tấm ảnh mà họ mang đến lớp và giải thích tấm ảnh đó liên quan như thế nào với những lời của Ê Sai.

Hình Ảnh
hình biểu tượng những nguồn tài liệu bổ sung

Những Nguồn Tài Liệu Bổ Sung

Những lời tiên tri của Ê Sai có thể có nhiều lần ứng nghiệm.

Chủ Tịch Dallin H. Oaks đã dạy: “Sách Ê Sai chứa đựng nhiều lời tiên tri mà dường như có được nhiều lần ứng nghiệm. Một lần dường như liên quan đến dân chúng trong thời kỳ Ê Sai hoặc hoàn cảnh của thế hệ mai sau. Một ý nghĩa khác, thường mang tính tượng trưng, dường như đề cập đến những sự kiện trong thời trung thế, khi Giê Ru Sa Lem bị phá hủy và dân chúng ở đó bị phân tán sau sự đóng đinh của Vị Nam Tử của Thượng Đế. Ý nghĩa hoặc lần ứng nghiệm khác của cùng một lời tiên tri dường như vẫn còn liên quan đến những sự kiện về Ngày Tái Lâm của Đấng Cứu Rỗi. Việc nhiều lời tiên tri này có thể có nhiều ý nghĩa nhấn mạnh đến tầm quan trọng của việc chúng ta tìm kiếm điều mặc khải từ Đức Thánh Linh để giúp chúng ta hiểu những ý nghĩa này” (“Scripture Reading and Revelation,” Ensign, tháng Một năm 1995, trang 8).

Cải Thiện Việc Giảng Dạy của Chúng Ta

Hãy mời Thánh Linh đến. “Âm nhạc thiêng liêng, thánh thư, những lời của các vị tiên tri ngày sau, những sự bày tỏ tình yêu thương và chứng ngôn, và những giây phút suy nghĩ tĩnh lặng đều có thể mời sự hiện diện của Thánh Linh đến” (Giảng Dạy theo Cách của Đấng Cứu Rỗi, trang 10).

In