Lớp Giáo Lý
Bài Học 2—Sự Phục Hồi Phúc Âm Trọn Vẹn của Chúa Giê Su Ky Tô: Bản Tuyên Ngôn Kỷ Niệm Hai Trăm Năm cùng Thế Giới


“Bài Học 2—Sự Phục Hồi Phúc Âm Trọn Vẹn của Chúa Giê Su Ky Tô: Bản Tuyên Ngôn Kỷ Niệm Hai Trăm Năm cùng Thế Giới”, Hướng Dẫn Dạy Giáo Lý và Giao Ước dành cho Giảng Viên Lớp Giáo Lý (năm 2025)

“Sự Phục Hồi Phúc Âm Trọn Vẹn của Chúa Giê Su Ky Tô”, Hướng Dẫn Dạy Giáo Lý và Giao Ước dành cho Giảng Viên Lớp Giáo Lý

Bài Học 2: Bản Tuyên Ngôn về Sự Phục Hồi

“Sự Phục Hồi Phúc Âm Trọn Vẹn của Chúa Giê Su Ky Tô: Bản Tuyên Ngôn Kỷ Niệm Hai Trăm Năm cùng Thế Giới”

Hình Ảnh
Chủ Tịch Russell M. Nelson

Vào ngày 5 tháng Tư năm 2020, Chủ Tịch Russell M. Nelson đã đọc “những lời tuyên bố trang trọng và thiêng liêng” (“Hãy Nghe Lời Người”, Liahona, tháng Năm năm 2020, trang 90) để kỷ niệm 200 năm Khải Tượng Thứ Nhất. Tuyên bố này đã được ghi lại trong “Sự Phục Hồi Phúc Âm Trọn Vẹn của Chúa Giê Su Ky Tô: Bản Tuyên Ngôn Kỷ Niệm Hai Trăm Năm cùng Thế Giới” (ChurchofJesusChrist.org). Bài học này có thể giúp học viên cảm nhận được lẽ thật và tầm quan trọng của Sự Phục Hồi Phúc Âm liên tục của Chúa Giê Su Ky Tô.

Những Sinh Hoạt Học Tập Có Thể Thực Hiện

Tưởng nhớ những người hoặc sự kiện vĩ đại

Để tưởng nhớ một người hoặc một sự kiện nào đó có nghĩa là thể hiện lòng biết ơn, tôn vinh và kính trọng. Điều này thường được thực hiện qua việc tạo ra một điều gì đó để giúp chúng ta nhớ tới người đó hoặc sự kiện đó.

Cân nhắc thảo luận về các sự kiện và những người được tưởng nhớ. Anh chị em có thể trưng ra một số hình ảnh các tượng đài trong khu vực của mình để tưởng nhớ các sự kiện hoặc những người mà học viên của anh chị em có thể quen thuộc. Anh chị em có thể mời học viên chia sẻ về những tượng đài mà các em biết hoặc đã viếng thăm.

Để giúp học viên kết nối ở mức độ cá nhân, anh chị em cũng có thể mời các em suy nghĩ về các sự kiện lớn đã xảy ra trong gia đình trực hệ hoặc họ hàng của các em. Yêu cầu các em chia sẻ ý kiến về những điều các em có thể làm nếu được yêu cầu xây dựng một cái gì đó để tưởng nhớ một trong những sự kiện này.

Hãy nhắc lại rằng sau cái chết của Các Sứ Đồ của Chúa Giê Su Ky Tô, đã có một thời kỳ được gọi là Sự Đại Bội Giáo. Đây là thời gian khi mà phúc âm và thẩm quyền chức tư tế của Chúa Giê Su Ky Tô không còn trên thế gian. Vào mùa xuân năm 1820, Cha Thiên Thượng và Chúa Giê Su Ky Tô đã khởi xướng Sự Phục Hồi phúc âm cho thế gian khi hai Ngài hiện đến cùng Joseph Smith.

Năm 2020, để kỷ niệm 200 năm Khải Tượng Thứ Nhất của Joseph Smith, Đệ Nhất Chủ Tịch Đoàn và Nhóm Túc Số Mười Hai Vị Sứ Đồ đã viết một bản tuyên ngôn. Nó được gọi là “Sự Phục Hồi Phúc Âm Trọn Vẹn của Chúa Giê Su Ky Tô: Bản Tuyên Ngôn Kỷ Niệm Hai Trăm Năm cùng Thế Giới.” Chủ Tịch Russell M. Nelson đã nói như sau về bản tuyên ngôn này:

Hình Ảnh
Chủ Tịch Russell M. Nelson

Chúng tôi tự hỏi có nên dựng lên một tượng đài không. Nhưng khi cân nhắc ảnh hưởng lịch sử và quốc tế độc đáo của Khải Tượng Thứ Nhất đó, chúng tôi đã cảm thấy có ấn tượng để tạo ra một tượng đài không phải bằng đá hoa cương hay đá thường mà là bằng những lời—những lời của bản tuyên ngôn long trọng và thiêng liêng—được viết ra, chẳng phải khắc trên “bảng đá” mà là trên “bảng thịt” trong lòng chúng ta. (Russell M. Nelson, “Hãy Nghe Lời Người”, Liahona, tháng Năm năm 2020, trang 90)

Cân nhắc mời học viên suy nghĩ về những điều các em biết về Khải Tượng Thứ Nhất của Joseph Smith và tại sao nó xứng đáng để tưởng nhớ đối với cá nhân các em. Một vài học viên nào mà sẵn sàng thì có thể chia sẻ câu trả lời của các em với lớp.

Nghiên cứu bản tuyên ngôn về Sự Phục Hồi

Hãy chỉ cho học viên nơi có thể tìm thấy bản tuyên ngôn về Sự Phục Hồi trong nhật ký học tập của các em hoặc trong ứng dụng Thư Viện Phúc Âm. Anh chị em cũng có thể cung cấp một bản sao của bản tuyên ngôn. Trong bài học, mời học viên đánh dấu các phần của Sự Phục Hồi mà các em cảm thấy đáng giá để tưởng nhớ.

Một cách để nhận thấy những phước lành mà Thượng Đế đã ban cho các em là lập một bản liệt kê. Các em có thể liệt kê các từ hoặc cụm từ mô tả những điều đã được phục hồi. Sau đó, hãy suy nghĩ về những phước lành mà các em hiện yêu thích, hoặc sẽ thích trong tương lai, nhờ vào những gì Thượng Đế đã phục hồi.

Cho phép học viên nghiên cứu bản tuyên ngôn trong vài phút. Yêu cầu các em lập một bản liệt kê lên trên bảng các từ hoặc cụm từ mà các em cho là có ý nghĩa. Chọn một số từ hoặc cụm từ và yêu cầu học viên giải thích lý do tại sao các em thấy những từ đó có ý nghĩa.

  • Những từ hoặc cụm từ nào giúp các em nhận ra những điều Thượng Đế đã phục hồi?

  • Điều gì trong những phước lành được phục hồi này có ý nghĩa nhất đối với các em? Tại sao?

Hãy dành một chút thời gian để suy ngẫm về những phước lành được phục hồi này giúp các em hiểu điều gì về Cha Thiên Thượng và Chúa Giê Su Ky Tô.

  • Tuyên ngôn này giúp các em xác định một số lẽ thật nào về hai Ngài?

Học viên sẽ nhận ra nhiều lẽ thật khác nhau. Hãy để các em chia sẻ. Dưới đây là hai lẽ thật anh chị em có thể nhấn mạnh: Cha Thiên Thượng và Chúa Giê Su Ky Tô bắt đầu phục hồi phúc âm trọn vẹn qua Tiên Tri Joseph Smith, và Sự Phục Hồi phúc âm của Chúa Giê Su Ky Tô tiếp tục trong thời đại chúng ta.

Tưởng nhớ các phước lành của Sự Phục Hồi

Hãy chọn một yếu tố của Sự Phục hồi mà các em đặc biệt biết ơn. Hãy suy nghĩ về những điều các em có thể làm để tưởng nhớ phước lành này từ Thượng Đế hoặc chia sẻ nó với người khác. Hãy nhớ rằng tưởng nhớ có nghĩa là thể hiện lòng biết ơn, tôn vinh và tôn trọng.

Cho học viên thời gian trong lớp để chọn và làm theo một cách để tưởng nhớ một phước lành của Sự Phục Hồi. Để giúp học viên, anh chị em có thể viết một vài lựa chọn như sau lên trên bảng. Học viên cũng có thể nghĩ ra cách riêng của mình.

  • Bắt đầu học thuộc lòng một phần của bản tuyên ngôn về Sự Phục Hồi.

  • Viết một suy nghĩ thuộc linh ngắn về một khía cạnh của Sự Phục Hồi để chia sẻ với gia đình của các em.

  • Tạo một bài đăng trên mạng xã hội để chia sẻ lòng biết ơn của các em về một phước lành của Sự Phục Hồi.

  • Viết chứng ngôn của các em về Sự Phục Hồi phúc âm của Chúa Giê Su Ky Tô. Các em có thể chia sẻ chứng ngôn của mình trong một buổi họp sắp tới ở nhà thờ.

Cân nhắc dành đủ thời gian vào cuối giờ học để cho phép học viên chia sẻ với một người bạn cùng cặp những điều các em đã làm hoặc đang làm. Anh chị em cũng có thể mời một vài học viên chia sẻ với cả lớp.

In